skip to Main Content

Cá bống sông Lô hấp dẫn vô cùng

Trên dòng sông Lô chảy qua địa phân tỉnh Tuyên Quang có một loài cá đặc sản, chỉ cần nghe tên ai cũng thích, đó là cá bống. Dường như người miền xuôi luôn thích thú với món cá bống kho tộ, kho tiêu, còn người Tuyên Quang có nhiều cách biến tấu để món cá bống được nâng thành món đặc sản.

Cá bống con to bằng ngón tay, mình tròn thịt dai và chắc
Cá bống con to bằng ngón tay, mình tròn thịt dai và chắc

Do đặc điểm sông Lô có dộ dốc lớn, chính vì vậy cá bống ở đây thịt chắc, dai, mình tròn mẩy và khỏe khoắn vô cùng, chúng giống như những chú lực sỹ của vùng sông nước. Cá bống sông Lô là món ăn khoái khẩu, cá không chỉ ăn ngon miệng mà còn có thành phần dinh dưỡng phong phú. Trước đây, trên dòng sông Lô cá bống rất nhiều, tuy nhiên hiện nay, với số lượng đánh bắt lớn, loài cá này đang dần dần trở nên khan hiếm và đắt đỏ hơn bao giờ hết.

Món cá bống kho tộ ăn với cơm ăn ngon vô cùng
Món cá bống kho tộ ăn với cơm ăn ngon vô cùng

Như đã nói trên, để chế biến món cá bống thơm ngon, có nhiều cách khác nhau từ gỏi đến kho, chiên giòn, nướng hay nấu canh. Nếu ăn với cơm, nhất vào ngày mưa, vị đậm dà của gia vị, cái dai dai thơm thơm của cá ăn bao nhiêu cũng không thấy no. Con cá nhỏ vừa bằng ngón tay nhưng có “ma lực” rất lớn. Nếu có bạn bè nhâm nhi chén rượu, món vá bống chiên giòn rụm chấm nước mắm hay chấm tương cũng đủ cho cuộc vui thêm trọn vẹn. Ấy thế mới nói, cá bống đi vào thơ ca cũng đậm đà, thơm ngon đến lạ:

Chú bống cát không nhỉnh hơn đầu đũa
Mấy ngàn năm tiến hóa cũng thế thôi!
Bạn gửi chút vị quê về thành phố
Cả một vùng sông nước… dậy bên môi.

Hương vị của món cá khiến nhiều người đem lòng say mê. Được ca ngợi là món đặc sản phải thưởng thức khi du lịch Tuyên Quang, tôi cùng các bạn đã có một trận chiến đấu với nhiều món ăn từ cá bống. Nhất là món gỏi cá bống cuốn với lá rừng. Vị mát từ thịt, vị thơm bùi của xương băm, vị dai giòn của bẹ chuối rừng, vị cay cay, chua chua của ớt, của chanh và vị thơm nồng của rượu còn làm tôi nhớ mãi. Đó là món gỏi cá bỗng hay còn gọi là nộm cá bỗng của đồng bào Tày, xã Lâm Thượng dù tôi mới chỉ thưởng thức có một lần.
Gắp một lát cá bỗng trắng phau, lăn qua chút bột mịn vàng làm từ xương cá, thêm vài hạt lạc rang đem gói cùng rau rừng, chấm với nước gia vị sanh sánh có đủ vị chua, cay, ngọt, bùi, bạn sẽ cảm nhận được hương vị mát của thịt cá, vị bùi thơm từ xương băm, vị dai giòn từ bẹ chuối non, hòa quyện cùng hương vị chua, cay của chanh, ớt và rau rừng thấm sâu nơi đầu lưỡi rất khó quên.

Gỏi cá bống ăn với rau rừng là một biến tấu mới đặc sản cá bống sông Lô
Gỏi cá bống ăn với rau rừng là một biến tấu mới đặc sản cá bống sông Lô

Cá bỗng để chế biến món gỏi phải là cá nuôi được 1,5-2 năm, trọng lượng đạt 2,5 – 3kg, thịt chắc. Thịt cá lọc ra ngâm trong nước được chế từ quả tai chua. Đặc biệt, món gỏi cá bỗng được chế biến theo cách của đồng bào địa phương rất ngon mà không cần tới thính gạo. Phần xương cá băm nhỏ, rang vàng, tán mịn rồi trộn đều với lạc rang giã rối, ăn cùng những lát cá thái mỏng kèm theo gia vị, rau thơm và các loại lá rừng như sung, sấu, vón vén… Để có được một bát nước chấm gỏi cá hấp dẫn, ngoài những gia vị quen thuộc như muối rang, hành củ nướng chín, tỏi, ớt, tiêu, chanh thì hạt dổi hay hạt xẻn là một trong những gia vị không thể thiếu khi thưởng thức món đặc sản này.
Không thể phủ nhận sự đặc biệt của cá bống sông Lô, theo kinh nghiệm du lịch Tuyên Quang, ai cũng muốn mua cho mình một ít về chế biến cho cả gia đình thưởng thức, chắc hẳn bữa cơm đó trở nên ngon và đầm ấm vô cùng.

Tags: phuong tien giao thong, diem du lich tuyen quang, khach san tuyen quang,dac san tuyen Quang

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

09 3844 3855