skip to Main Content

Tham dự lễ hội chùa Bổ Đà Bắc Giang

Bổ Đà là một trong những ngôi chùa có phong cảnh hữu tình đẹp bậc nhất Bắc Giang, con đường lên với chùa Bổ Đà du khách sẽ cảm nhận được sự thoát tục về với cõi phật yên bình. Không chỉ là điểm du lịch Bắc Giang, chùa Bổ Đà còn là nơi để người dân khắp nơi về hành lễ, kính cẩn thắp nén hương thơm lên bàn thờ phật.

Con đường vào chùa Bổ Đà
Con đường vào chùa Bổ Đà

Chùa Bổ Đà ở xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang – danh lam cổ tự nổi tiếng của vùng Kinh Bắc xưa, đây cũng là nơi tu luyện và đào tạo tăng đồ của Thiền phái Lâm Tế và bảo lưu giá trị kiến trúc truyền thống độc đáo của người Việt. Chùa Bổ Đà tọa lạc trên vùng đất linh thiêng thuộc dãy Bổ Đà gắn liền với truyền thuyết người tiều phu đốn củi và Phật Bà Quan Âm Bồ Tát ứng hiện cứu đời. Chùa Bổ Đà tương truyền có từ thời Lý, được tu bổ, tôn tạo và mở rộng vào thời vua Lê Dụ Tông (1720-1729), gồm các đơn nguyên kiến trúc chính: Chùa Tứ Ân, am Tam Đức, chùa Cao, vườn Tháp, ao Miếu và khu vườn chùa.

Vườn tháp ở chùa Bổ Đà
Vườn tháp ở chùa Bổ Đà

Hiện nay, chùa Bổ Đà còn là nơi bảo lưu hơn 40 pho tượng Phật trong đó phần lớn là tượng Phật cổ thời Lê (thế kỷ XVIII), Nguyễn (thế kỷ XIX) như bộ tượng Tam Thế Phật, tượng A Di Đà, tượng Thích Ca Niệm Sen, tòa Cửu Long, tượng Tam Châu…Chùa Bổ Đà là nơi tu hành của các tăng ni và đào tạo các tăng đồ theo Thiền phái Lâm Tế trong hơn 300 năm. Đặc biệt, tại chùa Bổ Đà đang bảo lưu 1.935 mộc bản kinh Phật và 18 bộ sách kinh chính.
Lễ hội chùa Bổ Đà (còn gọi là Hội Chùa Bổ) được tổ chức từ ngày 16, 17, 18 tháng hai âm lịch hàng năm tại khu vực núi và chùa Bổ Đà thuộc xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên. Trong lễ hội thường diễn ra các hoạt động sau: giới thiệu về chùa Bổ Đà, lịch sử hình thành và xây dựng chùa Bổ Đà, các quy ước và điều lệ của nhà chùa.

Hát quan họ tại lễ hội chùa Bổ Đà
Hát quan họ tại lễ hội chùa Bổ Đà

Trong ba ngày lễ hội chùa Bổ Đà, ngoài các trò vui thường thấy ở vúng đồng bằng trung du Bắc Bộ, khách hành hương còn được thăm một vùng danh thắng với những truyền thuyết về một trung tâm Phật giáo lớn ở Bắc Giang. Mỗi người sẽ cảm nhận thấy vẻ đẹp non nước sơn thuỷ hữu tình đầy chất thơ của một vùng kinh Bắc.
Thời gian diễn ra lễ hội là vào 3 ngày 16, 17, 18 tháng hai âm lịch trong tiết xuân ấm áp. Thời tiết mưa xuân đầu năm khiến nơi đây nhiều đi mờ trong mưa bụi nhưng ở vùng núi Bổ Đà tất cả các di tích đều mở cửa đền, cửa đình, cửa chùa để đón khách thập phương đến hội. Khắp nơi trong hai thôn Lát Thượng, Lát Hạ, trên núi, dưới làng đều tấp nập người về trẩy hội. Nào là bóng cờ bay phấp phới, nào là tiếng trống, tiếng phách nhộn nhịp khắp một vùng quê.

Lễ đón nhận di tích cấp quốc gia tại chùa Bổ Dà
Lễ đón nhận di tích cấp quốc gia tại chùa Bổ Dà

Chỉ vẻn vẹn trong 3 ngày hội, người dân thập phương ở vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ được ngắm toàn cảnh vùng danh thắng với những truyền thuyết về một trung tâm Phật giáo lớn ở Bắc Giang. Mỗi một hành khách sẽ cảm nhận được vẻ đẹp vùng núi với nét cổ kính nhưng vẫn đầy nét thanh tịnh trong chuyến tu tập tại chùa.
Cứ đến ngày trẩy hội là nhân dân trên khắp tỉnh thành cả nước đều quần là, áo lượt đến chùa để cùng tham gia vào các hoạt động tại chùa. Theo kinh nghiệm du lịch Bắc Giang, nếu yêu thích quan họ các bạn hãy tham dự lễ hội Bổ Đà. Nổi tiếng nhất vẫn là các làn điệu quan họ, gặp gỡ giao duyên trong những trang phục truyền thống bắt mắt. Lời hát cất lên mượt mà, đằm thắm, thấm đượm tình đồng quê, non nước. Ngoài ra, ngày 8 tháng 4 Phật đản làm lễ dâng hương ở chùa, ngày 15 tháng 7 lễ tán hạ.

Tag:phuong tien giao thong, khach san bac giang, diem du lịch bac giang, dac san bac giang

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

09 3844 3855