Tổng quan về huyện Yên Thế
Bạn còn nhớ cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám thủ lĩnh tối cao đã cùng nghĩa quân đánh đuổi thực dân Pháo.Khi thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kì. Yên Thế trở thành mục tiêu bình định của chúng. Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân Yên Thế đã đứng lên đấu tranh. Du lịch Bắc Giang, về huyện Yên Thế để cùng tìm hiểu cuộc khởi nghĩa Yên Thế đi ào lịch sử dân tộc.
- >> Phương tiện giao thông Bắc Giang cần biết khi di du lịch
- >>Các điểm du lịch hấp dẫn du khách nhất ở Bắc Giang
- >>Khách sạn Bắc Giang giá rẻ , chất lượng phục vụ tốt
- >>Đặc sản Bắc Giang cuốn hút bao người trở về
1. Vị trí địa lý huyện Yên Thế
Yên Thế có địa hình đồi núi trung du, thuộc vùng Đông Bắc (Việt Nam), nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Bắc Giang, giáp giới với hai tỉnh Thái Nguyên và Lạng Sơn. Địa hình thấp dần theo hướng Đông Nam, phía Bắc là vùng núi thấp dưới chân dãy núi Bắc Sơn, mà dãy núi này hay được biết đến hơn với cái tên cánh cung Bắc Sơn chạy từ Lạng Sơn sang Thái Nguyên (một trong năm dãy núi hình vòng cung tạo nên nét đặc trưng của địa hình vùng Đông Bắc). Phía Đông Nam huyện Yên Thế giáp huyện Lạng Giang. phía Nam và Tây Nam giáp huyện Tân Yên, đều của tỉnh Bắc Giang. Phía Tây và phía Bắc Yên Thế giáp các huyện của tỉnh Thái Nguyên. Toàn bộ phía Đông Yên Thế giáp với huyện Hữu Lũng của tỉnh Lạng Sơn.
2. Lịch sử hình thành huyện Yên Thế
Yên Thế là nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa chống lại thực dân Pháp ngót 30 năm (1884- 1913) do người anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám lãnh đạo. Hiện nay trên đất Yên Thế còn lưu lại được nhiều di tích quý báu của Khu di tích khởi nghĩa Yên Thế:
+ Đồn Phồn Xương: Đây là trung tâm của cuộc khởi nghĩa, nơi đây đã xây dựng nhà lưu niệm cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế. Hàng năm vào các ngày 15,16,17 tháng 3 dương lịch đã diễn ra lễ kỷ niệm cuộc khởi nghĩa, đón hàng vạn khách thập phương trong cả nước về dự hội.
+ Các di tích lịch sử – văn hoá khác: Đồn Hố Chuối, Đồn Hom, Chùa Lèo, Đình Dĩnh Thép, chùa Thông, là những di tích lịch sử ghi lại những chiến công lừng lẫy của nghĩa quân Yên Thế trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp ngót 30 năm.
Sau năm 1975, huyện Yên Thế có thị trấn Bố Hạ, thị trấn nông trường Yên Thế và 16 xã: An Thượng, Bố Hạ, Canh Nậu, Đồng Hưu, Đồng Kỳ, Đồng Lạc, Đông Sơn, Đồng Vương, Hương Vĩ, Phồn Xương, Tam Hiệp, Tam Tiến, Tân Hiệp, Tân Sỏi, Tiến Thắng, Xuân Lương.
Ngày 29-8-1994, thành lập thị trấn Cầu Gồ và xã Hồng Kỳ.
Ngày 11-5-1999, thành lập xã Đồng Tiến trên cơ sở 3.700 ha diện tích tự nhiên và 3.116 nhân khẩu của xã Đồng Vương.
Ngày 6-11-2008, giải thể thị trấn nông trường Yên Thế để thành lập xã Đồng Tâm.
Toàn huyện có khoảng 10 vạn dân với 08 dân tộc cùng nhau chung sống gồm: Kinh, Tày, Nùng, Mường, Dao, Cao lan, Hoa, Sán Dìu.
3. Danh lam thắng cảnh huyện Yên Thế
Trên địa bàn huyện Yên Thế hiện có 120 di tích, trong đó: 43 di tích lịch sử được xếp hạng (9 di tích lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt, 07 di tích cấp quốc gia, 27 di tích cấp tỉnh). Hàng năm các di tích đã được quan tâm trùng tu, tôn tạo và bảo vệ. Khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám trung bình mỗi năm thu hút hàng vạn lượt khách đến tham quan, nghiên cứu. Nhiều nhà nghỉ, khách sạn đạt tiêu chuẩn cơ sở lưu trú du lịch và hệ thống nhà hàng có thể phục vụ hàng trăm lượt khách trong ngày ở TT Bố Hạ và TT Cầu Gồ. Ngoài ra còn có một số công trình văn hoá dân gian thu hút khách thập phương đến viếng lễ, vãn cảnh như Đền Huyết Hồ (Nguyệt Hồ) xã Hương Vĩ, Đền Suối Cấy xã Đồng Kỳ, Đền Trắng xã Đông Sơn.
Theo kinh nghiệm du lịch Bắc Giang, khi về huyện Yên Dũng, du khách sẽ tham quan các điểm đến sau:
Du lịch Văn Hóa
– Quần thể khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám bao gồm: Khu trung tâm (Đại bản doanh), Đồn Hố Chuối (Phồn Xương), Đình Dĩnh Thép (Tân Hiệp), Đồn Hom (Tam Hiệp), chùa Thông (Đồng Lạc), Chùa Lèo (Phồn Xương).
– Di tích Kỳ Đồng (xã Hồng Kỳ).
Du lịch tín ngưỡng, tâm linh, lễ hội: gồm
– Đền Nguyệt Hồ (xã Hương Vĩ).
– Đền Cô (Đền Cầu Khoai – xã Tam Hiệp).
– Đền Trắng, Đền Thượng (xã Đông Sơn).
– Lễ hội Yên Thế, lễ hội Đền Cầu Khoai, lễ hội Đình Dĩnh Thép, lễ hội Đình Bố Hạ, Hương vĩ, Đông Sơn, lễ hội Chùa Lèo (xã Phồn Xương).
Du lịch sinh thái- làng nghề, khu vui chơi, giải trí
– Các điểm du lịch sinh thái: hồ Cầu Rễ, hồ Đá Ong (Tiến Thắng), hồ Suối Cấy (Đồng Kỳ), hồ Ngạc Hai (Xuân Lương), hồ Quỳnh (Canh Nậu, Tam Tiến), đập dâng Sông Sỏi (Tam Hiệp), thác Ngà (Xuân Lương).
– Các làng nghề: Chế biến chè (Xuân Lương), nuôi ong lấy mật (Hồng Kỳ), chế biến chè lam, bánh khảo (Tam Tiến).
– Các điểm vui chơi, giải trí: Xã Phồn Xương, khu Trung tâm di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám (mở rộng), khu vui chơi giải trí Bố Hạ.
4. Đặc sản huyện Yên Thế
Không chỉ nổi bật bởi giá trị văn hóa truyền thống Yên Thế còn có các đặc sản nổi tiếng trong cả nước như vải, nhãn, trám, chè. Các lâm lộc, sản vật quí của núi rừng như nấm hương, mộc nhĩ, măng đắng, hạt dẻ, mật ong được lấy từ những cánh hoa rừng, các cây thuốc quý hiếm….Ngoài ra Yên Thế còn có đặc sản ẩm thực phong phú như bánh khảo, chè lam, bánh dầy, xôi vò, rượu nếp nương… Đây là lợi thế quan trọng mà không phải địa phương nào cũng có được để phát triển du lịch.
Đặc biệt, Yên Thế có giống gà đồi chính hiệu mới là thứ đáng để nhớ. Bởi “Yên Thế đệ nhất gà đồi. Thịt thơm lại chắc, ăn rồi thì mê”. Món gà đồi ngon nhất chỉ nên luộc chín tới, thịt gà còn chắc, giòn để chấm với muối trộn lá chanh, nước luộc ngọt lịm dùng để ăn kèm với cơm.
5. Phương tiện giao thông huyện Yên Thế
Trên địa bàn huyện Yên Thế có các trục đường chính gồm: Tuyến Quốc lộ 17 (từ Nhã Nam – Yên Thế – đi Tam Kha – Xuân Lương); tuyến đường tỉnh lộ 242 (từ thị trấn Bố Hạ – Đèo Cà đi Hữu Lũng – Lạng sơn); tuyến đường tỉnh lộ 292 (từ thị trấn Cầu Gồ đi Bố Hạ – Kép; tuyến đường tỉnh lộ 294 (từ ngã ba Tân Sỏi – Yên Thế đi Nhã Nam huyện Tân Yên – Cầu Ca huyện Phú Bình). Tuyến đường huyện 268 Mỏ Trạng – Bố Hạ đi Thiện Kỵ – Lạng Sơn. Các tuyến đường tỉnh lộ nối liền hệ thống đường trục xã tạo thành mạng lưới đường bộ phân bố hợp lý thuận lợi cho giao thông trong và ngoài huyện. Vị trí địa lý đã tạo cho huyện có nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Huyện Yên Thế Đường bộ có tỉnh lộ 292, chạy theo hướng Đông Nam-Tây Bắc, từ thị trấn Kép của huyện Lạng Giang, cắt ngang địa bàn huyện, lần lượt qua các thị trấn Bố Hạ và Cầu Gồ, sang huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên, đường thủy có sông Thương thuận lợi cho việc đi lại
Du khách đi du lịch Bắc Giang về Yên Thế, du khách có thể sử dụng phương tiện xe khách, xe ô tô đường dài hay xe máy đều thuận tiện. Từ Hà Nội, các bạn sẽ đến bến xe , mua vé đi Bắc Giang. Trong nội tỉnh có Taxi, xe buýt, xe ôm.
6. Đơn vị hành chính Yên Thế
Huyện Yên Dũng là một trong những huyện có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế và du lịch. Nơi đây đầy đủ cơ sở hạ tầng, phương tiện vật chất kỹ thuật đồng bộ. Tại các huyện, nhiều dịch vụ mới, đa dạng hơn,đáp ứng như cầu của người dân và du khách. Nhất là dịch vụ ngân hàng, trường học, bệnh viện, điện nước được đảm bảo tối đa. Với chất lượng phục vụ ngày càng tốt, huyện Lục Nam là điểm đến không thể thiếu đối với du khách gần xa.
Hiện nay, huyện có 2 thị trấn: Cầu Gồ (huyện lỵ), Bố Hạ và 19 xã.
7. Cảm nghĩ về huyện Yên Thế
Yên Thế là huyện miền núi có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, núi non trữ tình,bản sắc dân tộc phong phú cùng những món ngon đặc sản thể hiện văn hóa vùng miền tạo nên một Yên Thế vừa hiện đại vừa truyền thống góp phần làm giàu và đẹp quê hương xứ Vải. Yên Thế ngày nay là điểm đến không thể thiếu trong chuỗi các điểm du lịch miền Bắc.
Tags: phuong tien giao thong, khach san bac giang, diem du lich bac giang, dac san bac giang