skip to Main Content

Rộn ràng lễ hội làng Đồng Kỷ

Đồng Kỵ là một làng cổ có từ lâu đời với các chòm xóm nằm bên bờ sông Ngũ, thuộc xã Đồng Quang, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh . Trải qua quá trình tồn tại và phát triển, nơi đây đã sáng tạo ra những di sản văn hóa độc đáo và phong tục tập quán tốt đẹp mang đậm bản sắc của vùng quê đồng bằng châu thổ sông Hồng, thông qua các lễ hội chức vào mỗi dịp xuân về. Hội làng Đồng Kỷ được chức vào ngày mồng 4 tháng 1 âm lịch hàng năm, là lễ hội du lịch Bắc Ninh thu hút đông đảo du khách về tham dự.

Lễ hội rước pháo ở làng Đồng Kỵ
Lễ hội rước pháo ở làng Đồng Kỵ

Tuy chỉ là một lễ hội ở quy mô nhỏ nhưng Hội làng Đồng Kỹ vẫn nổi tiếng khắp cả nước bởi duy trì được nét truyền thống đặc sắc.
Trước kia lễ hội kéo dài hàng tuần nhưng nhiều năm trở lại đây lễ hội tập trung nhất vào mồng 4 tháng Giêng Âm lịch. Vào sáng sớm, các bậc cao niên đất Đồng Kỵ có mặt tại nhà văn hóa để chuẩn bị cho lễ hội truyền thống diễn ra mỗi năm một lần vào mùng 4 Tết. Trong hậu cung, bốn vị quan đám đã ngồi ngay ngắn chờ đến giờ làm lễ. Họ là 4 người đàn ông tuổi 51 đại diện cho 4 giáp trong làng, yêu cầu phải là người đức độ, gia đình nề nếp, con cái thành đạt.

Lễ hội diễn ra với sự tham gia của nhiều du khách tham quan
Lễ hội diễn ra với sự tham gia của nhiều du khách tham quan

Hội rước pháo làng Đồng Kỵ là hoạt động tiêu biểu nhất mà người dân làng nghề giàu có nhất vùng Bắc Ninh còn lưu giữ được đến ngày nay, là nghi thức truyền thống được nhiều người dân mong đợi nhất trong suốt 3 ngày hội (mùng 4, 5, 6 tháng Giêng Âm lịch). Hội thi làm pháo và đốt pháo trước đây là tưởng nhớ, tái hiện lại âm vang ngày Thánh Thiên Cương – vị tướng sau này được dân tôn thờ làm thành hoàng làng ra lệnh xuất quân đánh giặc.
Lễ hội thực chất bắt đầu từ ngày mồng 3. Từ sớm ngày mồng 3 tháng Giêng, lễ rước thỉnh Đức Thánh Thiên Cương lên Đền Trung đã được thực hiện trang trọng .

Quan đám được lựa chọn trong làng thương người có gia đình tốt đẹp, yên ấm, danh vọng, 51 tuổi
Quan đám được lựa chọn trong làng thương người có gia đình tốt đẹp, yên ấm, danh vọng, 51 tuổi

Mọi công việc cho Lễ rước pháo được chuẩn bị từ sớm ngày mồng 4 nhưng phải đến đúng 9 giờ sáng, hai quả pháo trong lễ rước gọi là pháo nhất và pháo nhị được làm tượng trưng bằng gỗ và sơn son thếp vàng, dài 6m với đường kính hơn 60 cm. Thân pháo được chạm trổ hình Long – Lân – Quy – Phụng với mong muốn năm mới mưa thuận gió hòa. Để chuẩn bị cho lễ hội rước pháo, người dân Đồng Kỵ đã chuẩn bị trước đó gần 2 tháng với mong muốn tái hiện những nét đẹp văn hóa truyền thống, mang lại sự tươi vui phấn khởi của người dân Đồng Kỵ trong dịp Tết đến xuân về, mừng một năm làm ăn phát đạt, thịnh vượng. Ban tổ chức lễ hội còn chú trọng duy trì nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc, thu hút du khách thập phương tham dự.
Mỗi quả pháo được trang trí với một đầu hình ngôi sao và một đầu hình trống đồng, nặng gần 1.000 kg. Mỗi quả pháo được gần 100 thanh niên trong làng thay nhau khiêng từ Nhà văn hóa truyền thống đến sân đình của làng để làm lễ cùng với đoàn tế hàng trăm người trong sự chứng kiến và háo hức của hàng nghìn khách thập phương. Trước mỗi quả đại pháo luôn có một nhóm chù tùy, họ là những trai tráng mạnh khỏe trong làng vừa có nhiệm vụ kéo pháo vừa có nhiệm vụ hoạt náo với những tràng pháo tay và tiếng tung hồ dòn giã.

Lễ hôi quy tụ rất nhiều người dân tham gia
Lễ hôi quy tụ rất nhiều người dân tham gia

Pháo về tới đình cũng là lúc các ông đám vào trong hậu cung làm lễ tế. Thủ tục lễ tế diễn ra khá lâu, bầu không khí quanh đình tạm thời lắng xuống, rồi vỡ òa khi các quan đám được kiệu ra khỏi đình, báo hiệu lễ tế đã hoàn tất. Lúc này các quan vào vai phụ nữ, được hàng trăm trai đinh tràn đầy sức mạnh kiểu lên cao để thể hiện các điệu múa. Điệu múa giả nữ của quan đám khá đơn giản nhưng đầy mê hoặc. Hai cánh tay quan đám lúc xoay vòng, lúc vung lên trong khi biểu cảm khuân mặt khiến người xem cảm thấy vừa vui tươi, vừa phấn khích hào khí. Màn ra mắt nhân dân của 4 quan đám cũng là phần cuối cùng của lễ hội. Theo truyền thuyết, các ông đám sau đó sẽ dẫn quân đi đánh giặc ngoại xâm

Các quan vào vai giả nữ được mọi người tung hô
Các quan vào vai giả nữ được mọi người tung hô

Trong hội Đồng Kỵ tưng bừng nhất là tục rước pháo nhưng các hoạt động văn hoá thể thao xung quanh khu vực diễn ra hội làng cũng không kém phần sôi nổi như đấu vật dân tộc, chọi gà, hát quan họ, thi đấu cờ tướng…Đây cũng là dịp để đội Tuồng làng thoả sức biểu diễn phục vụ bà con.

Hát quan họ trong lễ hội làng Đồng Kỵ
Hát quan họ trong lễ hội làng Đồng Kỵ

Theo kinh nghiệm du lịch Bắc Ninh,  ngoài các trò chơi dân gian còn có các vở Tuồng được diễn ngay trong sân đình, tối nào sân khấu làng cũng đỏ đèn, có khi buổi chiều tiếng trống Tuồng lại vang vang giục giã mọi người đến xem. Đặc biệt, cả Quan họ và các tích Tuồng cổ đều do người làng thể hiện. Giải Vật cổ truyền thu hút hàng chục đô vật từ 7 tỉnh về tranh tài; các môn Cầu lông, bóng chuyền, Cờ tướng, Chọi gà… thể hiện nét văn hoá lành mạnh trong lễ hội làng Đồng Kỵ

Tags: phuong tien giao thong, diem du lich bac ninh, khach san bac ninh, dac san bac ninh

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

09 3844 3855