Tổng quan về huyện Yên Phong
1. Vị trí địa lý huyện Yên Phong
Yên Phong nằm ở phía tây Bắc tỉnh Bắc Ninh. phía đông huyện giáp với thành phố Bắc Ninh. phía đông Nam huyện giáp với thị xã Từ Sơn. phía bắc huyện là sông Cầu, Qua bên kia sông là các huyện Hiệp Hòa và Việt Yên của tỉnh Bắc Giang. phía tây, huyện giáp với các huyện Sóc Sơn và Đông Anh của Hà Nội. Quốc lộ 18 đi qua huyện, còn được gọi là đường cao tốc Bắc Ninh – Nội Bài, giao với quốc lộ 1 ở Võ Cường của thành phố Bắc Ninh ngay gần Yên Phong.
- >>Đặc sản Bắc Ninh- Món ngon hồn quê đồng bằng bắc bộ
- >>Phương tiện giao thông cần biết khi đi du lịch Bắc Ninh
- >>Khách sạn ở Bắc Ninh giá rẻ
2. Lịch sử hình thành huyện Yên Phong
Năm 1076: Nhà Lý cho xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt ở bờ Nam sông Như Nguyệt, tức sông Cầu ngày nay, trên địa bàn các xã Tam Giang, Đông Tiến, Yên Trung, Dũng Liệt, Tam Đa, Vạn An, Hòa Long. Nay vẫn còn nhiều di tích của phòng tuyến này được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia.
Từ năm 1225 lúc khai cơ triều Trần đến nay năm 2016 trải qua 791 năm, trừ 06 năm mang tên huyện Yên Phú (thuộc thời Hồng Thuận 1509-1515), còn 785 năm huyện mang tên Yên Phong, cái tên bền vững, thủy chung như lòng người dân sống trên vùng đất từ thủa khai danh lập huyện đến nay. Từ xa xưa Yên Phong đã nổi tiếng là đất văn vật, nơi sản sinh ra nhiều bậc kỳ tài và cũng đã là địa phương có nhiều địa danh gắn với chiến công chống giặc ngoại xâm hiển hách của dân tộc Việt Nam.
Sau năm 1954, huyện Yên Phong có 18 xã: Đông Phong, Đông Tiến, Dũng Liệt, Hàm Sơn, Hòa Long, Hòa Tiến, Khúc Xuyên, Long Châu, Phong Khê, Phú Lâm, Tam Đa, Tam Giang, Thụy Hòa, Trung Nghĩa, Tương Giang, Vạn An, Yên Phụ, Yên Trung.
Năm 1963, chuyển 2 xã Phú Lâm, Tương Giang về huyện Tiên Sơn quản lý (nay xã Phú Lâm thuộc Tiên Du và Tương Giang thuộc Từ Sơn); cùng năm này 2 xã Văn Môn và Đông Thọ chuyển trở lại từ huyện Từ Sơn (nay là thị xã Từ Sơn) về huyện Yên Phong quản lý.
Ngày 9-1-1998, thành lập thị trấn Chờ – thị trấn huyện lị của huyện Yên Phong – trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Hàm Sơn.
Ngày 9-4-2007, các xã Hòa Long, Vạn An, Khúc Xuyên, Phong Khê của huyện Yên Phong sáp nhập vào thành phố Bắc Ninh[2]. Huyện Yên Phong còn lại 1 thị trấn Chờ và 13 xã: Đông Phong, Đông Thọ, Đông Tiến, Dũng Liệt, Hòa Tiến, Long Châu, Tam Đa, Tam Giang, Thụy Hòa, Trung Nghĩa, Văn Môn, Yên Phụ, Yên Trung, giữ ổn định cho đến nay.
3. Danh lam thắng cảnh huyện Yên Phong
Di tích lịch sử
Huyện Yên Phong có hàng trăm di tích lịch sử từ cấp quốc gia đến cấp tỉnh. Đặc trưng của vùng làng quê Bắc Bộ này nhà đình, chà,hệ thống nhà thờ họ…Tiêu biểu như:
- Cụm di tích lịch sử văn hóa đình-chùa Trác Bút
- Cụm di tích lịch sử văn hóa đình-chùa Vọng Nguyệt
- núi Đồn (cánh đồng Dinh); đền Núi, điếm Trung Quân – Cầu Gạo; (xã Yên Phụ)
- Vinh Phúc Tự (Chùa), Quan Độ
- Đền Đô (Đền Đại Tư Mã), Quan Độ – Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia.
- Đền Nghiêm Kế, Quan Độ – Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia.
- Đình Lạc Nhuế, Thụy Hòa
….
Lễ hội ở Yên Phong
Cùng với hệ thống đình chùa, lễ hội ở Yên Phong rất phong phú. Tiêu biểu là lễ hội làng Diềm, lễ hội làng Vọng Nguyệt, đình Châm Khê…
Dân ca Quan Họ
Yên Phong cùng với Việt Yên (Bắc Giang) là 2 huyện có nhiều làng quan họ nhất ở vùng văn hóa Kinh Bắc. Hiện nay, vùng Kinh Bắc có 67 làng quan họ (Bắc Ninh 44 làng, Bắc Giang 23 làng) thì Yên Phong có tới 16 làng quan họ cổ (Việt Yên có 19 làng, Từ Sơn có 3 làng, Tiên Du có 11 làng, thành phố Bắc Ninh có 14 làng, Yên Dũng có 2 làng, Hiệp Hòa có 2 làng).
4. Đặc sản huyện Yên Phong
Nổi tiếng với miền quê đậm đà bản sắc văn hóa, huyện Yên Phong có những món ăn làm say đắm lòng người. Những món ăn ấy là sự kết tinh của văn hóa vùng miền, thể hiện sự đa dạng trong cuộc sống dân dã. Là một huyện thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, huyện Gia Bình có nhiều món ăn đặc sắc của tỉnh Bắc Ninh như chom trời, bánh phi thê, tương, bún, bánh khúc, banh tẻ, cỗ chay… Ngoài ra còn rất nhiều mon ngon hấp dẫn chờ đợi du khách thưởng thức.
Trong những món trên bánh khúc làng Diềm, bánh tẻ làng Chờ, cháo cá, chim trời là sản phẩm đặc sản đặc trưng truyền thống của huyện Yên Phong. Theo kinh nghiệm du lịch Bắc Ninh, những món ăn trên đây thể hiện rõ nhất văn hóa và đặc trưng ẩm thực Bắc Ninh.
5. Phương tiện giao thông huyện Yên Phong
Huyện Yên Phong ngày nay đang là huyện có nhiều dự án đầu tư xây dựng, bởi vậy, giao thông ở đây rất đa dạng và thuận tiện. Huyện có Quốc lộ 1A, quốc lộ 18, tỉnh lộ 286 , tỉnh lộ 275 chạy qua thuận tiện phát triển kinh tế xã hội. Đây cũng là con đường huyết mạch đến các huyện khách trong tỉnh. Du lịch về huyện Yên Phong, du khách có thẻ đi xe máy, xe buýt, taxi, xe khách hay các phương tiện cá nhân khác nếu thấy tiện.
6. Các đơn vị hành chính huyện Yên Phong
Huyện Yên Phong có công nghiệp phát triển nên các dịch vụ cơ sở hạ tầng, có dịch vụ, khoa học kỹ thuật khá phát triển ở tỉnh Bắc Ninh. Các dịch vụ giáo dục, y tế, tiêu dùng, vận chuyển đáp ứng mọi nhu cầu của người dân và du khách, mức sống của người dân so với các tỉnh khác tương đối cao. Nhiều ngân hàng lớn trong nước và quốc tế có chi nhánh ở đây để phục vụ nhu câu trao đổi của các công ty lớn trong khu công nghiệp.
7. Cảm nghĩ về huyện Yên Phong
Huyện Yên Phong là một huyện đang dần chuyển sang công nghiệp nhưng vẫn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống. Từ những mái đình cổ kính, những ngôi nhà Bắc Bộ xưa. Đến đây, du khách sẽ cảm nhận sự bình yên, mộc mạc và chân thành của người dân Kinh Bắc, được lắng đọng trong những làn điệu quan họ và thưởng thức những món ngon khó quên. Du lịch Bắc Ninh, đừng quên ghé qua Yên Phong thưởng ngoạn cảnh đẹp non nước tham quan mái đình cong cong, con đường làng yên bình và những lễ hội đặc sắc.
Tags: phuong tien giao thong, diem du lich bac ninh, khach san bac ninh, dac san bac ninh