skip to Main Content

Đặc sản ẩm thực Hậu Giang khiên du khách thích thú

Mỗi một vùng quê đầu để lại ấn tượng đối với du khách không chỉ cảnh đẹp mà còn văn hóa vùng miền đóc, đặc sản ẩm thực cũng là một trong những cánh để trái tim đến với trái tim. Du lịch Hậu Giang, miền quê lúa gạo sông nước có nhiều món ngon khiến du khách ăn một lần nhớ mãi. Theo kinh nghiệm du lịch Hậu Giang, sau đây là những món ăn không thể bỏ qua khi đến với vùng đất này.

Những khách sạn, nhà nghỉ giá rẻ ở Hậu Giang
Phương tiện giao thông tại Hậu Giang
Những điểm du lịch hấp dẫn ở Hậu Giang

1. Chả cá thác lác Hậu Giang

Chả cá thác lác có mặt hầu như ở khắp các tỉnh thành của Việt Nam nhưng chỉ có chả cá thác lác ở Hậu Giang là trở thành thương hiệu. Cũng là những con cá thác lác như những vùng đất khác nhưng khi vào tay người Hậu Giang, chúng được chế biến và nêm nếm trở thành một món ăn vô cùng hấp dẫn. Nhìn những miếng chả cá vàng ươm bốc mùi thơm nghi ngút, không ai có thể kiềm lòng được.

Chả cá thác lác, đặc sản Hậu Giang
Chả cá thác lác, đặc sản Hậu Giang

2. Bún gỏi già- đặc sản Hậu Giang

Ngay từ từ tên gọi, món bún gỏi già đã tạo một sự tò mò cho nhiều du khách đi du lịch miền Tây. Trên thực tế, món bún này là “chị em” với bún mắm nhưng có cách chế biến và hương vị đặc trưng riêng. Bún gỏi già thường được nấu chung với me tạo nên hương vị chua chua, ngọt ngọt, ăn hoài không ngán. Một tô bún gỏi già đúng chất thường có tép, sườn non, thịt ba chỉ và một số loại rau ăn kèm như hẹ, rau muống và bông chuối bào.

Bún gỏi dà Hậu Giang
Bún gỏi dà Hậu Giang

3. Cháo lòng Cái Tắc- món ngon đặc sản Hậu Giang

Những ai đã từng xuống Hậu Giang và thưởng thức cháo lòng Cái Tắc chắc chắn không thể nào quên được hương vị của nó. Không giống với nhiều nơi khác, cháo lòng Cái Tắc được nấu khá lỏng có lẽ do người miền Tây có thói quen cho thêm bánh củ cải hoặc bún khi ăn. Vừa bưng ra tới bàn, tô cháo đầy gây ấn tượng với thực khách bởi những miếng tim, gan, lưỡi, phèo, cật, thịt rất nhiều mà miếng nào cũng được xắt “rất hào phóng”. Bên cạnh hương vị thơm ngon, cháo lòng Cái Tắc còn được lòng người ăn ở nước chấm. Đó là loại nước mắm nhỉ, thêm chút ớt tươi hoặc ớt ngâm dấm rồi vắt vào ít nước cốt chanh.

Hấp dẫn cháo lòng tắc, đặc sản Hậu Giang
Hấp dẫn cháo lòng tắc, đặc sản Hậu Giang

4. Bánh xèo bông điên điển

Nhắc đến bông điên điển là nhắc đến dòng kênh Xà No nước xanh chảy ngang qua lòng thành phố này, nơi bắt nguồn từ tiếng Khmer là Sok Snor có nghĩa là xóm cây điên điển. Đây là loại cây có hoa vàng nở rộ vào mùa lũ, thường được dùng làm dưa, nấu canh, làm nhân bánh cho vị ngọt đặc biệt.
Sau khi hái bông điển điển về, bạn đem rửa sạch rồi để ráo nước trước khi chế biến. Củ sắn gọt sạch, cắt sợi nhuyễn, vắt bỏ nước cho khô. Bột làm bánh xèo được chọn là bột gạo.

Hấp dẫn bánh xèo bông điên Điển
Hấp dẫn bánh xèo bông điên Điển

Người dân miền Tây thường hay vắt nước cốt dừa khô để trộn chung với bột. Bột pha nước sao cho khi nhúng chiếc đũa vào là có thể nhấc lên bột nhỏ chậm từng giọt là đạt yêu cầu. Muốn bột ngon, người ta còn quấy thêm một trứng vịt vào cùng, rồi đào nghệ ngoài vườn giã nhuyễn vắt lấy nước cho vào bột tạo màu vàng tươi vô cùng đặc trưng. Người ta cũng cắt nhuyễn hành lá thả vào, nêm muối, bột ngọt để tăng thêm vị đậm đà của bánh. Thịt heo cắt nhỏ bỏ xào chín, nêm vừa miệng rồi mới xúc ra bát. Tiếp đó, bắt chảo lên bếp để chiên bánh, thoa đều mỡ rồi múc từng chén bột đổ nhanh tay vào sao cho nghe thấy tiếng xèo xèo vui tai, và đó cũng là lí do dân gian vẫn gọi bánh chiên này là bánh xèo.

5. Sỏi mầm

Sỏi mầm là món ăn riêng có của vùng Hậu Giang. Nếu chỉ nghe tên, nhiều người vẫn nghĩ mình sẽ được một món ăn mô phỏng hình dáng viên sỏi, chỉ đến khi thực sự nhìn thấy những viên sỏi tròn xoe đặt trong chiếc lá rộng mang ra bày trong bàn ăn, nhiều người mới thực sự cảm thấy bất ngờ vì món mình sắp thưởng thức.

Món sỏi mầm độc, lạ ở Hậu Giang
Món sỏi mầm độc, lạ ở Hậu Giang

Thực tế, món sỏi mầm chắc chắn có… sỏi, nhưng sỏi không dùng để ăn mà dùng để làm chín thức ăn. 3 – 4 viên sỏi được nung thật nóng, bày biện khéo léo trong lòng đĩa, xung quanh là các roại rau sống, ớt tươi, bắp cải thái nhỏ, rau thơm đẹp mắt. Thứ được làm chín trên mặt sỏi là thịt heo rừng được ướp sẵn tiêu, tỏi, hành ngò.Thịt của những con heo được bà con dân tộc nuôi thả trên đồi, núi, chúng tự tìm thức ăn trong môi trường tự nhiên, siêng vận động và dù được nuôi thời gian dài nhưng trọng lượng chỉ độ từ 5- 15kg. Vì chỉ những con heo như thế mới cho ra được những miếng thịt thơm ngon, ít mỡ, làm vừa lòng người thưởng thức.

6. Khóm (dứa) Cầu Đúc

Du lịch Hậu Giang mà không mua một ít khóm Cầu Đúc về làm quà cho bạn bè thì quả là một thiếu sót lớn. Xuất hiện trên mảnh đất Hậu Giang từ năm 1930, khóm Cầu Đúc nhanh chóng được lòng thực khách khắp nơi bởi hình dáng thanh nhã, thịt vàng sậm hấp dẫn, ít nước và rất giòn ngọt. Được biết, loại khóm này thuộc giống Queen (Nữ hoàng) và cái tên Cầu Đúc xuất phát từ lúc địa phương có cây cầu đúc xi măng.

Khóm Cầu Đúc nổi tiếng Hậu Giang
Khóm Cầu Đúc nổi tiếng Hậu Giang

7. Ốc len xào dừa

Ốc len hay còn gọi là Linh Hoa, là loài ốc biển tự nhiên chỉ sống ở các cánh rừng ngập mặn và các bãi bồi ven biển. Ốc len trưởng thành không quá to, chỉ bằng ngón tay trỏ, thân xù xì có màu nâu lẫn chút vân trắng. Du lịch đến Hậu Giang, du khách có thể tìm thấy món ốc len xào dừa ở khắp mọi nơi, đặc biệt là những hàng quán trên bờ biển.

Món ngon Hậu Giang - ốc len xào dừa
Món ngon Hậu Giang – ốc len xào dừa

8. Cá ngát

Một món ăn nổi tiếng khác mà du khách phải ghi ngay và sổ tay kinh nghiệm du lịch Hậu Giang để tìm thưởng thức chính là cá ngát. Cá ngát là một trong những món ăn thường trực trong bữa cơm của người miền Tây. Loại cá này thường được các bà nội trợ chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như nướng bẹ chuối, nấu canh chua, hấp, kho tộ hoặc làm món khô ăn với củ kiệu… Tuy nhiên, do sống ở những nơi nước sâu, thậm chí khoét hang khoảng 2-3 mét để trú ngụ nên loài cá này rất khó bắt được. Nếu có dịp du lịch đến Hậu Giang du khách đừng quên thưởng thức hương vị món ăn được chế biến từ loại cá đặc biệt này nhé.

Canh chua cá ngát
Canh chua cá ngát

9. Đọt choại

Choại là một loại rau thuộc họ dương xỉ, thân mảnh, đọt uốn cong trông rất lạ mắt. Du khách có thể tìm thấy loài cây này ở khu vực dọc theo quốc lộ 61, từ thành phố Vị Thanh đến ngã ba Cái Tắc và huyện Long Mỹ. Đọt choại giòn mềm, ăn sống, làm gỏi, luộc chấm với nước thịt kho, cá kho hay xào với tép đều ngon. Với nét dân dã, bình dị nhưng không kém phần hấp dẫn, đọt choại luôn làm hài lòng bất kỳ du khách nào du lịch xuống Hậu Giang.

Đọt choại Xào
Đọt choại Xào

10. Bưởi Năm roi Phú Hữu

Bưởi Năm roi là một giống bưởi nổi tiếng ở Việt Nam, được trồng nhiều tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Khác với các loại bưởi thông thường, bưởi năm roi trái to, núm xổm cao, cuống lớn, da sần màu hơi vàng và thường tập trung ở thân cây. Những múi bưởi năm roi đầy đặn, không hạt, màu vàng mỡ gà, tép ráo có vị ngọt thoảng chua thanh mà lại không đắng, không the. Theo một số người trồng bưởi tại địa phương, bưởi năm roi phải được ăn cùng với muối tiêu sọ hoặc muối ớt cay thì mới có thể cảm nhận hết vị thơm ngon của loại trái cây này.

Bưởi năm roi Hậu Giang
Bưởi năm roi Hậu Giang

Ngoài những món ăn trên, đặc sản Hậu Giang còn có quýt đường Long trị, chào lòng Cái Tắc, sỏi mầm, dưa chua bông điển điển, …

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

09 3844 3855