Lâng lâng nhớ món chè kho Mỹ Độ
Mỗi một vùng quê lại có những món ngon truyền thống, thể hiện văn hóa đặc trưng của vùng miền. Trong những món ngon khó quên đặc sản Bắc Giang phải thưởng thức không thể không kể đến món chè đỗ đãi ngọt ngào của làng Mỹ Độ – một ngôi làng nhỏ nằm ven bờ sông Thương, bên cạnh các đặc sản có tiếng như: mỳ Chũ, bánh đa Kế, vải thiều Lục Ngạn…
- Đặc sản Bắc Giang- níu chân người đi xa
- Rượu làng Vân, nghề rượu truyền thống
- Thơm ngon gà đồi Yên Thế
Chè kho Mỹ Độ với vẻ ngoài mang màu vàng sậm bắt mắt vô cùng. Thỉnh thoảng trên màu vàng ấy lại xuất hiện những hạt vừng lấm tấm lại khiến món ăn nhìn bớt đơn điệu và thơm ngon hơn. Chè đỗ đãi đạt yêu cầu phải ráo, có độ dai, mềm nhất định. Đưa miếng chè lên miệng, chè tan nơi đầu lưỡi nhanh chóng lan toả cái vị ngọt thanh nhưng vẫn đậm đà độc đáo. Có thể thưởng thức món chè này như người Mỹ Độ vẫn thường làm: xắt từng lát nhỏ rồi dùng đũa, rĩa hoặc tăm cắm và đặt vào miệng. Tuy nhiên theo kinh nghiệm du lịch Bắc Giang, sẽ đặc biệt thú vị nếu như ta ăn chè đỗ đãi với xôi vò – loại xôi có thêm đỗ xanh chín giã nhỏ, nắm thành từng nắm rồi dùng dao thái tơi. Hai thứ đó được ăn lẫn cùng với nhau vừa ngon mát, lại vừa mang tính chất tráng miệng. Chính bởi điều này nên trên bất cứ mâm cỗ cưới hoặc ngày Tết nào của người dân nơi đây cũng đều có 2 đĩa: chè đỗ đãi và xôi vò.
Thế nhưng ngoài xôi vò, người Mỹ Độ vẫn còn một thói quen khác là ăn chè đỗ đãi cùng với uống trà sen – một thứ đặc sản khác của vùng đất này vào buổi sớm. Ngoài tác dụng lót dạ, cái vị ngòn ngọt, bùi bùi của chè hòa lẫn với hương thơm thoang thoảng của sen còn làm cho đầu óc, tinh thần ta thoải mái hơn. Đó cũng là cái thú, cái nét rất riêng trong việc thưởng thức chè đỗ đãi.
Chè kho Mỹ Độ mang vị beo béo thoang thoảng của mỡ, cùng vị ngọt thanh của đường, vị thơm của vừng, ngọt của đậu xanh quyện vào nhau rất vừa miệng làm ai cũng thích thú khi thưởng thức. Món chè đỗ đãi đã tồn tại gần 100 năm nay, khi những người nông dân làng Mỹ Độ trồng đậu xanh trên cánh đồng rộng lớn.
Khi xưa, chè đỗ đãi thường được sử dụng vào những dịp lễ tết hay khi làng có hội.Ngày nay chẽ đỗ đãi được sử dụng thường xuyên và trở thành một thứ hàng hóa đặc sản đối với người Bắc Giang. Trong nhiều mâm cỗ, chè đỗ đãi được đặt trang trọng như một món tráng miệng khoái khẩu. Chè đỗ đãi Mỹ Độ cũng đã trở món quà quê độc đáo để người Bắc Giang giới thiệu với bạn bè gần xa…
Nghệ nhân Phan Thị Thêm ở làng Mỹ Độ đã có gần 20 năm gắn bó với món chè này. Cô cho biết để làm được một mẻ chè ngon phải trải qua nhiều công đoạn.
Làm được 1 đĩa chè đỗ đãi ngon nhất thiết phải cẩn thận từ khâu chọn nguyên liệu tới quá trình làm. Các nguyên liệu chính của chè bao gồm đỗ xanh loại đẹp, đường kính cùng nguyên liệu phụ là mỡ, hương vani và vừng (dùng để rắc lên mặt đĩa chè). Đỗ để nấu chè phải là loại đỗ mới, hạt đều được xay vỡ rồi ngâm bằng nước ấm và đãi sạch vỏ. Để đãi được hàng chục kg đỗ sạch vỏ trong thời gian nhanh nhất cũng đòi hỏi sự khéo léo của người trong nghề.
Đỗ đãi vỏ, đổ vào nồi, cho nước trên đốt ngón tay thì bắt đầu nổi lửa. Khi nấu phải dùng củi, vì củi giúp giữ nhiệt lâu, lại có thể điều chỉnh ngọn lửa cho phù hợp. Công đoạn này phải canh lửa thật khéo, vì lửa to, nồi chè dễ bén mà lửa nhỏ, đỗ sượng không chín đều cũng coi như hỏng.
Khi đỗ sủi phải hớt hết bọt, ninh cạn, giảm lửa, vần nồi chè trên bếp bằng nhiệt than củi cho đỗ chín đều. Khi đỗ bắt đầu nhuyễn, là lúc cho đường vào. Cứ 1kg đỗ thì 1,3 kg đường, nếu thiếu đường, chè sẽ không sánh, dễ vữa khi đổ khuôn.
Sau khi cho đường vào, chè dễ bén nồi vì thế điều chỉnh ngọn lửa chỉ liu riu trên bếp. Lúc này, khâu quấy chè là rất quan trọng. Quấy liên tục, đều tay, càng quấy nhiều, chè càng nhuyễn, càng sánh. Đun nồi chè thông thường hết 5 tiếng thì riêng việc quấy chè đã mất gần 3 tiếng. Quấy chè đến khi chè trong nồi sóng sánh như mật thì cho vani vào và bắc nồi chè xuống bếp.
Để đĩa chè đẹp mắt, khâu múc chè cũng phải có kỹ thuật, phải múc khi nóng đổ đều tay quay tròn trên đĩa để chè thành khuôn, phẳng tròn. Để đĩa chè đẹp mắt, khâu múc chè cũng phải có kỹ thuật, phải múc khi nóng đổ đều tay quay tròn trên đĩa để chè thành khuôn, phẳng tròn. Lúc này rắc vừng đã rang chín vàng, sẩy sạch vỏ lên trên mặt đĩa chè. Toàn bộ quy trình chế biến này kéo dài từ 6 – 8 giờ đồng hồ tùy tay nghề của mỗi người.
Trở thành món ăn nổi tiếng, chè đỗ đãi Mỹ Độ ngày này đã trở món quà quê độc đáo để người Bắc Giang giới thiệu với bạn bè gần xa…Du lịch Bắc Giang, bạn đừng quên thưởng thức món ăn độc đáo này nhé.
Tag:phuong tien giao thong, khach san bac giang, diem du lịch bac giang, dac san bac giang