Xôi ngũ sắc người Tày Tuyên Quang
Du lịch Tuyên Quang vào dịp tết đến xuân về, bạn sẽ có dịp được thưởng thức rất nhiều món ngon, nhưng một trong món ăn truyền thống, dùng để thờ cúng tổ tiên được nhiều du khách thích thú chính là xôi ngũ sắc. Người Tày quan niệm xôi ngũ sắc gồm các màu đỏ tươi, đỏ thẫm, vàng, nâu và tím tượng trưng cho ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Màu xôi khi làm xong càng đẹp thì năm ấy gia đình càng làm ăn phát đạt, thịnh vượng.
- 10 món đặc sản Tuyên Quang làm say lòng du khách
- Hấp dẫn món thịt lợn đen Nà Hang
- Ngọt sánh com sành Hàm Yên
Người Tày chiếm số lượng khá lớn, phân bố rộng trên khắp cả nước và sống chủ yếu ở vùng núi cao. Họ có truyền thống văn hóa lâu đời, có chữ viết riêng và điều kiện kinh tế khá hơn các dân tộc khác. Những nét đặc sắc về văn óa của người Tày không những được thể hiện qua các hội làng, những điệu ca hát đối đáp, hát ví, hát then mà còn trong cả những nét văn hóa ẩm thức, và xôi ngũ sắc là một sản phẩm đặc trưng của họ.
Điểm đặc biệt của món xôi ngũ sắc người Tày này là màu sắc đẹp mắt. Những hạt xôi thơm dẻo được đồ bằng gạo nếp cái hoa vàng nổi tiếng. Điểm đặc biệt của món xôi này là màu sắc độc đáo. Màu xôi đẹp tự nhiên và hấp dẫn, 5 màu chính của xôi là trắng, đỏ, xanh, tím, vàng. Trắng là màu nguyên của gạo, các màu còn lại được tạo nên bằng cách ngâm gạo với nước của các loại lá và củ cây rừng. Những loại lá và củ cây này đều dễ tìm trong rừng, hoặc trong vườn nhà.
Đối với xôi màu đỏ, màu tím, bà con lấy lá cây “bẩu khẩu đăm đeng” (lá cây đỉ đen) đem giã nhỏ, hòa với nước đun sôi rồi lấy nước đó ngâm gạo. Sau 5 đến 6 tiếng vớt gạo ra cho vào chõ đồ chín, cơm xôi sẽ có màu đỏ hoặc tím rất đẹp.
Tiếp đến, xôi màu vang chính là nhờ nghệ. Người Tày lấy 2-3 củ nghệ tươi mài trên cành cọ cho nhỏ mịn rồi trọn đều với gại đã ngâm kỹ, đồ chín. Cơm nếp nghệ không chỉ đẹp mà còn là món ăn dùng cho phụ nữ mới sinh rất tốt, ăn cơm nghệ sẽ mau khỏe và tránh được hậu sản.
Ngoài ra, một nguyên liệu không thể thiếu là một loài hoa rừng có mùi thơm rất đặc biệt dùng để đồ xôi. Loài hoa này chỉ nở một lần vào tháng 2 âm lịch, do vậy bà con dân tộc Tày thường hái về phơi khô rồi cất dùng quanh năm. Gạo nếp vo sạch, ngâm nước từ tối hôm trước để gạo nở đến độ vừa phải cho dễ thấm màu. Để nhuộm xôi vàng, lấy lá củ hản mẩu hòa vào nước ấm pha thêm một chút muối, để nguội rồi cho gạo nếp vào ngâm. Thời gian ngâm nước màu chỉ độ một giờ, khi xôi chín sẽ ngả màu vàng rất đẹp và thơm. Xôi đỏ thì dùng lá co khảu đeng luộc kỹ, lọc lấy nước để nguội, cho vào ngâm gạo nếp như xôi vàng. Xôi tím cũng dùng lá co khảu đeng nhưng đem giã với tro bếp. Trước khi giã đem lá đốt qua lửa cho héo. Lượng tro cũng cho vừa phải nhưng nhất thiết phải là tro than củi, còn các loại tro khác thì không được vì không có lượng muối chứa trong tro, chất màu không ngấm sâu, xôi sẽ bạc màu. Xôi màu nâu thì phức tạp hơn. Trước hết phải ngâm gạo nếp màu đỏ, sau đó lại đem ngâm nước lá co khảu cắm giã tro (nước lá xôi màu tím), một giờ sau vớt ra sẽ thành màu nâu. Cuối cùng là xôi màu đỏ thẫm. Xôi màu này khó làm nhất nên chỉ có người nhiều kinh nghiệm mới làm được. Loại xôi này phải dùng gạo nếp đã nhuộm đỏ sau đó ngâm với nước lá co khảu cắm hai lần với một tỷ lệ rất ít, nhạt mới thành màu đỏ thẫm. Nói thì dễ như vậy nhưng cách pha chế sao cho vừa, cách cho hoa vào lúc nào để tạo mùi thơm và chọn bao nhiêu lá co khảu để cho ra các màu, đó là một nghệ thuật chỉ người Tày mới biết làm. Sau khi ngâm gạo nếp thành các màu vừa ý, người Tày mới cho vào chõ để đồ. Chiếc chõ đồ xôi này cũng rất đặc biệt, cao và làm bằng gỗ. Khi đồ, người ta cho gạo vào trong chõ, tưới thêm một chút nước, đậy nắp rồi đặt vào chảo nước sôi. Khi nào có mùi thơm bốc ra từ chõ là xôi đã chín.
Ngày lễ, Tết, bà con dân tộc Tày thường chế biến món xôi năm màu trang trí làm cho mâm cỗ thêm hấp dẫn. Để có món xôi màu dẻo thơm, bà con phải chọn loại gạo nếp thơm, hạt mẩy đều. Còn màu sắc của xôi phụ thuộc vào nguyên liệu tạo màu.
Xôi ngũ sắc người Tày được các mẹ, các chị bày thành đĩa xôi năm màu: trắng, xanh, vàng, đỏ, tím cẩm trông tựa như bông hoa năm cánh đang khoe sắc. Nó một mùi thơm đặc trưng của cây cỏ, không thể lẫn với bất cứ loại xôi nào khác. Hạt xôi bóng đẹp nhưng không ướt, khi nguội hạt xôi se lại nhưng vẫn mềm, dẻo và thơm. Theo kinh nghiệm du lịch Tuyên Quang, với người Tày, những ai ăn xôi ngũ sắc trong các ngày lễ, tết thì họ sẽ gặp nhiều điều may mắn, tốt lành.
Thưởng thức món xôi ngũ sắc người Tày, du khách không chỉ cảm nhận được hương vị thơm ngon mà còn được chiêm nghiệm những triết lý sâu xa về thuyết ngũ hành trong tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Tày. Đây cũng là dịp để người phũ nữ Tày thể hiện sự khéo léo và đảm đang. Xôi ăn không chỉ ngon mà còn bổ dưỡng cho sức khỏe.
Tags: phuong tien giao thong, diem du lich tuyen quang, khach san tuyen quang,dac san tuyen Quang