skip to Main Content

10 đặc sản Hà Giang làm dân phượt mê say quên lối về

Thắng cố, bánh tam giác mạch, rượu ngô, mèm mém, rêu nướng,…kể la liệt vẫn không kể hết khi đến với Hà Giang.Đến dây, ta chuếnh choáng hơi men, ngồi lắc lư cùng món ăn của đồng bào dân tộc, hấp dẫn vô cùng, có người còn quên cả lối ề vì lỡ yêu những đặc sản Hà Giang.

>>Khách sạn ở Hà Giang hấp dẫn du khách khi về tham quan vùng đất hoa Tam giác mạch

>>Phương tiện giao thông Hà Giang cần biết khi đi du lịch

>>Điểm du lịch Hà Giang cuốn hút du khách gần xa

1.Thắng cố

Món ăn không lạ lùng gì đối với người miền núi.Nói một cách dễ hiểu, đây là món ăn làm từ nội tạng động vật nấu lên.Mới nhìn qua nó không hấp dẫn nhưng khi thưởng thức nó tuyệt vời vô cùng.Bát thắng cố ngun ngút khói, bốc hơi, ăn thử miếng nội tạng,vị đậm đà, béo ngậy cộng với chút bùi bùi độc đáo khác lạ,bát thắng cố dậy mùi thơm từ các vị gia vị khiến thực khách say mê.Nhất là khi được uống rượu ngô, ăn kèm thắng cố, cái hương thơm và mùi vị khiến ai cũng lâng lâng , chao đảo.

Thắng cố, thơm ngon làm chao đảo du khách
Thắng cố, thơm ngon làm chao đảo du khách

Độc đáo nhất trong phiên chợ chính là nồi thắng cố sôi bùng bục, thơm ngon, người dân quây quần bên cái bàn từ sáng đến trưa khiến khung cảnh thêm phần hấp dẫn.Du khách thưởng thức thắng cố sẽ được những người bán hàng vui tính mời uống rượu ngô miễn phí.Món ăn có mùi vị đặc trưng của núi rừng. Mùi thơm của quả mắc khén, hạt dổi và củ sả, ớt, tiêu quyện với vị béo ngậy của thịt làm ấm lại không gian giữa tiết trời se lạnh. Đàn ông Mông đi chợ Đồng Văn – Hà Giang đều mong được ăn một bát thắng cố, uống vài bát rượu ngô với bạn bè.Đông bào dân tộc Mông quan niệm, đi chợ mà say chứng tỏ người đó nhiều phúc lộc vì được nhiều bạn bè mời.Thế nên mới có cảnh những ông chồng say nằm tí bỉ bên góc chợ mặc người qua kẻ lại.

2.Mèn Mén

Cái tên mèn mén gây tò mò cho nhiều khách du lịch lần đầu thưởng thức, nhưng đây chính là bột ngô được đồ chín là thức ăn. Món mèn mén được thưởng thức khi nóng là ngon nhất, vị ngọt bùi của ngô lạ miệng vô cùng.Ngô ở vùng Hà Giang được trồng rất nhiều, không những thế ngô ở đây trồng trên núi đá nên rất ngon và thơm.Theo kinh nghiệm của người dân địa phương, mèn mén được làm từ giống ngô tẻ địa phương là ngon nhất, các giống ngô lia không thể làm được món này.

Mèn mén được làm từ ngô tẻ bản địa là ngon nhất
Mèn mén được làm từ ngô tẻ bản địa là ngon nhất

Mèn mén khi ăn sẽ được dùng môi gõ đánh lên, rồi xúc ra bát,Ở mỗi tỉnh lại có một cách thưởng thức khác nhau nhưng ở Hà Giang, mèn mén ăn với canh bí, rau cải nương.Để có món mèn mén, người làm phải đồ ngô hai lần trên chõ gỗ, rất công phu, được dùng trong các bữa ăn hằng ngày, tuy nhiên bay giờ chỉ sử dụng trong các lễ hội.Mùi thơm lan tỏa, đọng lại nơi đầu lưỡi là món ăn truyền thống của đồng bào.Người Mông quan niệm, con gái phải biết thêu thùa,biết thương chồng thương con,chăm lo cho bố mẹ chồng và đặc biết phải biết làm mèn mén.

3.Bánh tam giác mạch

Nổi tiếng là vùng lãnh địa của hoa tam giác mạch,không chỉ là cảnh đẹp tô điểm cho núi đồi Hà Giang, nơi đây còn có món đặc sản bánh hoa tam giác mạch.Đưa một miếng bánh hoa tam giác mạch đang nóng hổi vào miệng, nhấm nháp từng chút một, bạn sẽ thấy mùi hăng nhẹ , ngậy bùi đặc trưng của loài bánh chỉ có ở Hà Giang.

Bánh tam giác mạch có vị hăng hăng, bùi bùi, ăn khi còn nóng là ngon nhất
Bánh tam giác mạch có vị hăng hăng, bùi bùi, ăn khi còn nóng là ngon nhất

Thời điểm tháng 10 tháng 11, khi mà hoa tam giác mạch đẹp nhất,những người dân thu hoạch để chế biến thành món bánh thơm ngon,và thứ rượu hương vị rất đượm.Hạt của cây tam giác mạch giàu chất dinh dưỡng không kém hạt gạo hay ngô với nhiều khoáng chất như sắt, kẽm, inositol, selen, tốt cho sức khỏe.Khi đến màu thu hoạch, những chiếc bánh tam giác mạch được làm ra từ đôi bàn tay của người Mông khiến nhiều du khách thích thú.Đối bàn tay trở trên bếp than sao cho bánh không bị cháy.Khi chín đưa lên miệng ăn khi còn nóng hổi, vừa ngắm đất trời vừa thưởng thức bánh là lý tưởng nhất.

4.Chè san tuyết cổ thụ

Chè san tuyết là thân cây cổ thụ, thân to,lá chè mọc từng chùm trên cành.Không giống như loiaj chè khác,chè ở đây muốn hái phải leo lên cây bởi chè san tuyết cây to, có gốc lên tới 300 năm tuổi.Chè san tuyết thích hợp với khí hậu mát mẻ, sinh trưởng và phát triển tốt.Đặc biệt đến vùng cao nguyên đá Đồng Văn, Lũng Phìn, Phìn Hồ- Hoàng Su Phì, Tham Vè, Bó Đướt- Vị Xuyên các bạn sẽ bắt gặp nhiều đồi chè Shan Tuyết xanh mát và xuất hiện cả những cây chè cổ thụ. Đến những địa danh nêu trên, du khách sẽ được thưởng thức chè Shan Tuyết thơm ngon nhất và sẽ được uống thử trà ngay tại nơi bạn mua.

Chè san tuyết là cây cổ thụ, có gốc gần 300 năm, chè san tuyết ngon nhất vùng phía bắc
Chè san tuyết là cây cổ thụ, có gốc gần 300 năm, chè san tuyết ngon nhất vùng phía bắc

Chè thu hoạch 4 vụ trong Năm, và ngon nhất là chè thu hoạch vào tháng 4.Sau khi hái chè xong, người dân mang về sấy khô và đóng gói bán.Nước chè san tuyết trong, màu vàng nhẹ, uống vào ngọt và thơm nơi đầu lưỡi.Đến vùng chè san tuyết, du khách còn được chỉ cách để pha trà so cho thơm, ngon và thưởng thức trà cũng là một nghệ thuật.Thích nhất là ngồi trong một không gian tuyệt vời ở hà Giang,uống trà san tuyết hàn huyên với trì kỷ.Không những thế, trà san tuyết còn là bài thuốc phòng tránh một số bệnh nan y, tốt cho sức khỏe, tăng tính đề kháng.

5.Rượu ngô Hà Giang

Rượu ngô là đặc sản của vùng cao nguyên đá Hà Giang.Rượu ngô có được hương thơm ngon, dịu ngọt, đậm đà là do thứ men của người miền núi làm nên nó. Loại men đặc trưng làm từ lá cây rừng mọc tự nhiên trên núi đá cao.Rượu ngô thường được bán trong các phiên chợ, là thức uống phổ biến của đồng bào khi ăn cùng với món thắng cố trứ danh.Nó chính là gia vị cho cuộc nói chuyện trở nên hấp dẫn và lôi cuốn hơn.Bởi vậy, ta mới hiểu vì sao, đồng bào họ đi chợ từ sáng tới tối mà không muốn về.

Rượu ngô thơm ngon, là thức uống được bà con vùng cao ưa chuộng
Rượu ngô thơm ngon, là thức uống được bà con vùng cao ưa chuộng

Thời tiết khắc nghiệt, nhất là mùa mưa lạnh, ngồi ăn tô cháo ấu tầu, thưởng thức rượu ngô thì tuyệt vời biết bao nhiêu.Cái cảm giác ấm nóng trong rượu làm cho họ quên đi những khó khăn trong cuộc sống.Rượi ngô uống bằng bát chứ không uống bằng ly như nơi khác, phụ nữ, đàn ông đều uống được như nhau.Họ cùng nâng chén, cạn ly, say quên đường về nếu vui vẻ.

6.Lợn cắp nách

Từ lâu, Hà Giang nổi tiếng với món đặc sản lợn cắp nách.Với đặc điểm thịt chắc, nhiều nạc, ăn thơm nên những món ăn từ lợn cắp nách rất được ưa chuộng.Những món ăn này nói lên một nét đẹp đọc đáo trong chăn nuôi của đồng bào.

Lợn cắp nách thả rông, tự tìm thức ăn nên thịt ít mỡ, nhiều nạc mà thơm, chế biến được nhiều món ăn hấp dẫn
Lợn cắp nách thả rông, tự tìm thức ăn nên thịt ít mỡ, nhiều nạc mà thơm, chế biến được nhiều món ăn hấp dẫn

Lên hà Giang vào phiên chợ, ta dễ dang bắt gặp những con lợn được ôm trên tay hay dắt dưới đừng,con lớn nhất cũng chỉ 20 kg.Đây là giống lợn thả rông, mặc nắng mua, không lều trại.Những con lợn tự kiến ăn, tự lớn nhừ những cây rau dại củ dại trong rừng.Thỉnh thoảng chúng mới được cho ăn thêm sắn, ngô khoai…Chính cách chăn nuôi lên lợn nạc, ít mỡ và thơm vô cùng, nó co thể dùng để quy, nướng, hấp,…lòng dồi háp cách thủy chấm lá nhội với ớt khiến du khách đê mê.

7.Cháo ấu tầu

Cháo ấu tầu là món ăn chỉ có ở Hà Giang, nó có một bí quyết riêng đẻ nấu sao cho ngon nhất.Gạo nương của đồng bào dân tộc, vo sạch, để ráo, ấu tầu ngâm kỹ trong nước vo gạo một đêm, ruwae sạch, hầm tới khi mềm, bở.Củ ấu tầu khi chín mềm sẽ tọa thành một thứ hỗn hợp sền sệt và cho giò heo vào minh cùng.Món ăn này làm khá lâu và tốn nhiều thời gian vô cùng.Riêng công đoạn làm sạch ấu tầu cùng phải ký lưỡng.

Cháo ấu trầu có vị thơm bùi của ấu trầu, ngọt của gạo và béo của chân giò hầm
Cháo ấu trầu có vị thơm bùi của ấu trầu, ngọt của gạo và béo của chân giò hầm

Trời lạnh ở hà Giang, được ăn món cháo ấu tầu này là ngon nhất.Bát cháo to ụ,có thịt mạc băn và lá tía tô thơm thơm, lại cho thêm chút bột canh, măng chua vào nữa, tô cháo trở nên ngon đến lạ.Vị thơm của nếp,bùi của ấu tầu bvaf béo của chân giò, trứng , vị chua của măng tổng hòa lại ngon miệng vô cùng.Lai thêm ly rượu ngô nữa ấm áp vô cùng.Món cháo ấu tầu rất bổ dưỡng, giúp xương khớp khỏe, chắc xoa tan mệt mỏi và tọa giấc ngủ ngon.

8.Thằng dền

Thắng dền là món ăn chơi mùa đông, nên phải khi gió lạnh tràn về thì người ta bắt đầu làm bánh.Thắng dền thoạt nhìn trông giống bánh trôi tàu ở Hà Nội, bánh cổng phù Lạng Sơn, nhưng lại có cách chế biến và hương vị khác biệt khiến du khách ăn thử một lầm sẽ ấm áp khó quên.

Thắng dền có món ăn gần giống với bánh bột lọc người Kinh
Thắng dền có món ăn gần giống với bánh bột lọc người Kinh

Làm thắng dền không khó nhưng trải qu nhiều công đoạn.Thứ gạo làm bắng gạo nếp Yên Minh (Loại gọa ngon nhất tỉnh Hà Giang), hạt to, tròn đều và dẻo thơm.Gạo được vò sạch rồi ngôm nước qua đêm, hôm sau mang đi xay bột nước đổ vào một chiếc túi, đợi đến khi túi bột nhỏ hết nước, bột đặc, mịn mới đem làm bánh.Mỗi viên bánh được nặn hình tròn, to bằng đầu ngón tay, có nhân đỗ hoặc không nhân.Sau đó cho vào nồi nước dùng luộc.Đến khi chín, bánh nổi lên được vớt ngay ra bát, chan nước dùng xâm xấp mặt bánh, rắc thêm chút vừng và lạc rang thơm khiến mon ăn thêm hấp dẫn.
Đặc iệt, nước dùng chan thắng dền làm từ đường hoa ai, dừa và gưng.Tuy nhiên, mỗi người làm bánh lại có bí quyết pha chế riêng để đảm bảo độ cay, ngọt vừa phải của món bánh.Thắng dền thơm ngon hay không chính là ở bát nước dùng phải hài hòa giữa vị ngọt của đường, béo ngậy của dừa và vị se cay của gừng tươi.Khách ăn thường bỏ một hai viên thắng dền vào miệng, nhởn nhơ cho từng hương vị tan ra nơi đầu lưỡi, ngon đến khó cưỡng lại.

9.Rêu nướng

Rêu nướng không chỉ là món ăn được đồng bào dân tộc Tày yêu thích mà còn có khả năng chữa bệnh, giúp lưu thông khí huyết, gải đôc, giải nhiệt, ổn định huyết áp và tăng cường sức đề kháng.

Rêu nướng không chỉ ăn ngon mà còn có tác dụng chữa bệnh
Rêu nướng không chỉ ăn ngon mà còn có tác dụng chữa bệnh

Rêu nướng mọc ở khu vực những con suối nên chúng rất sạch, màu của cúng thường xanh đậm hoặc nhạt, tùy theo vùng nước sâu hay nông.Có những cây rêu dài bằng cả sải tay người lớn.Thoe kinh nghiệm của người Tày, khi đi tìm rêu nên chọn những bão rêu lớn, bởi rêu ở đó nhiều mà ngon.Rêu tươi đem về vò đập thật kỹ cho sạch nhớt phù sa, sau đó có thể chế biến thành nhiều món như: rêu xào, nộm reeureeu nấu xương…nhưng ngon nhất vẫn là rêu nướng.Rêu được nướng tói khi chín thơm là ăn được.Món này chấm với gia vị của người Tày, ăn ngon mê say.

10.Thịt trâu gác bếp

Mỗi vùng dân tộc đều có món đặc sản là thịt trâu gác bếp, trong đó có vùng đất Hà Giang.Món ăn này có mặt trong bữa cơm thường ngày của người dân địa phương, nhất là người Thái.Từ những thớ thịt bắp thơm ngon của chú trâu, bò thả rông trên núi đã tạo nên một nền ẩm thực,đặc sản tuyệt vời.Để miếng thịt trâu thêm ngon,người ta sẽ lọc thớ thịt thành từng thớ dài, ướp gia vị,đặc biệt là mắc khén.Sau khi tấm ướp xong , người ta sẽ xiên thịt vào que, rồi giàn trên nóc bép, dùng cuiur cây rừng hun thịt, Suốt 2 tháng trời như vậy, miếng thịt sẽ khô lại và ám khói đen, gia vị đã ngấm vào trong từng thớ thịt.Khi ăn , bạn chỉ cần xé nhỏ miếng thịt ra, nhân nhi bên chén rượu ngày se lạnh là ngon nhất.Cái cảm giác nhai miếng thịt ngọt ngọt, thơm thơm, kèm thoe vị cay trên đầu lưỡi, quyện cùng mùi khói thơm của củi, càm giác không gì ngon bằng.

Thịt trâu gác bếp người Thái ăn có vị ngọt,thơm và chút cay cay
Thịt trâu gác bếp người Thái ăn có vị ngọt,thơm và chút cay cay

Ngoài những món ăn trên, Hà Giang còn nhiều đặc sản hấp dẫn hơn nữa, đó là mật ong rừng bạc hà,xôi ngũ sắc, phở chua,bánh cuốn đồng Vinh,cơm lam Bắc Mê, cam sành Bắc Quang…. hấp dẫn du khách vô cùng.những món ăn là sản phẩm của nền văn hóa bản địa được đúc rút kinh nghiệm hàng trăm năm.

Tags: phuong tien giao thong ha giang, diem du lich ha giang, khach san ha giang, dac san ha giang

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

09 3844 3855