skip to Main Content

10 Đặc sản Vĩnh Phúc ngon khiến du khách nhớ thương

Vĩnh Phúc không chỉ nổi tiếng bởi những cảnh quan đẹp mà nơi đây còn có những món ngon hấp dẫn, độc đáo mà ai ăn rồi cũng như cũng thương.Đặc sản Vĩnh Phúc không cầu kỳ, mà là những món ăn dân dã từ bao đời.

Không cao lương mĩ vị cho ai đem về mỗi dịp đi qua
Mà bánh đúc bánh đa sâu chuỗi ngày vất vả
Một miền quê dân dã với những con người hiền như đụn rạ đụn rơm
Như củ khoai lùi như củ sắn thơm

>Những điểm du lịch Vĩnh Phúc “sốt đứ đừ” giới trẻ

>Phương tiện giao thông Vĩnh Phúc cần biết khi đi du lịch

>Khách sạn Vĩnh Phúc cần thiết cho những chuyến du lịch

1.Cá thính Lập Thạch

Món ăn trôn rất đơn giản, không cầu kỳ nhưng để lại hieuj ứng rất mạnh đối với thực khách.Nguyên liệu làm món cá thính chua đơn giản nhưng công đoạn hết sức công phu và cầu kỳ.Đầu tiên, cá được làm sach ruột,để ráo nước, xếp cá vào vại theo thứ tự một lớp cá, một lớp muối theo tỉ lệ 10kg cá/1,5 kg muối.Lớp trên cùng phủ một lớp muối dày và dùng na tre đậy thật kín.Để vại cá muối trong nhà khoảng 4-7 ngày, thì gỡ cá khỏi muối, dùng tay ép cho cá chảy hết nước và mang đi phơi nắng cho se lại.

Cá tính trông đơn giản nhưng được chế biến cầu kỳ, công phu,ngon nhất vẫn là món cá thính chua nướng
Cá tính trông đơn giản nhưng được chế biến cầu kỳ, công phu,ngon nhất vẫn là món cá thính chua nướng

Dùng tay nhồi bột thính ( bột thính được làm ngô và đõ tương xay thành bột) khắp mình cá từ trong ra ngoài thật đều, rồi xếp vào vại sành đã rửa sach.Đậy vại bằng nen tren thật kỹ rồi úp ngược cá vào trong bát nước sôi để nguội.Khoảng 2 tuần sau sẽ có món cá thính chua có mùi thơm nức của thính gọa.Vị chua chua của thính lên men và đặc biệt thịt cá có màu hồng ngầu chín.Cá thính có thể chế biến thánh nhiều món khác nhau nhưng ngon nhất là nướng trên than hóa, miếng thịt cá nóng hỏi, thơm phức khiến nồi cơm Thạch Sanh cũng phải hết.

2.Tép dầu đầm Vạc

Cỗ chin lợn mười trâu
cũng không bằng tép dầu đầm vạc

Đầm Vạc nằm giữa trung tâm thành phố Vĩnh Yên, nơi đây nhiều cá tôm cùng cò vạc, bồ nông.Tép dầu đầm vạc nức tiếng gần xa,thơm ngon hết mực.Con tép dầu chỉ bằng cái lá tre, con dài nhất cùng từ 5 -7 cm, chiều ngang chừng 1 cm.Tép dầu là loại có không cần đầu tư nuôi thả cầu kỳ,khi truwownfngr thành bụng đầy ắp trứng.Từ tháng 8 đến hết tháng 10 , khi sương nhiều như khói xanh lờ mờ lan tỏa trên mặt hồ, tép dầu làm một cuộc hành trình quanh hồ để nhân giống thì người ta bắt đầu đi bắt chúng.Nhưng tép dầu ản sinh rất mạnh nên không thể tuyệt chủng được.

Đầm Vạc nơi nổi tiếng có loài tép dầu ngon nức vùng Vĩnh Phúc
Đầm Vạc nơi nổi tiếng có loài tép dầu ngon nức vùng Vĩnh Phúc

Tép dầu ngon nhất là khi có trứng,cách chế biến rất đơn giản.Thường có 2 cách kho và nấu canh.Trước khi kho hay nấu deuf phải bóp bụng cho ra hết ruột rồi lấy nước muối pha loãng hòa vào nước ấm rửa sạch sẽ.Tép dầu thường nấu canh với dưa cải chua , dưa rau cỏ chua đồng CỐC hoặc mẻ,Đem kho cứng tì ngon hơn.Tép dầu có thể kho với các loại rau quả tùy khả năng và sở thích mỗi người như dưa cải, trám đen, dọc khoai sọ tươi hay phơi khô, nhất thiết phải kho bằng tương, dưới nồi kho phải lót lá gưng tươi hoặc dăm ba lát gừng, tất cả đun nhỏ lửa đến cạn khô.Tép ăn ngon, béo bùi và hương thơm rất đậm.Nhiều người khoái món tép dầu này, ăn một lần nhớ mãi.

3.Dứa Tam Dương -Vĩnh Phúc

Dứa Tam Dương lá giống dứa ta nên ăn ngọt đậm và thơm vô cùng.Dứa mật nhiều nước, ngọt, dứa mỡ gà ruột màu vabgf nhạt, vị chua và dứa hướng đạo quả nhỏ, ruột giòn, vị ngọt mà dốt dốt chua ăn ngon nhất.
Dứa Tam Dương có 2 kiểu ăn: hoặc gọt hết cả mắt và thịt dứa bên ngoài ,chỉ còn ít ruột bên trong ăn không rát lưỡi hoặc đạp dập dứa vào gốc cây hay thớt gỗ , vừa đạp vừa xoay cho ruột dứa nát ra nước mật, sau đó dùng dao nhọn khoét một lỗ, ghé miệng vào uống.Vào các vườn dứa, khách được ăn thoải mái, ăn chán thì thôi, nhưng thường không ai ăn được nhiều vì dứa rất ngọt.

Dứa Tam Dương ngọt , ngoài ăn tươi còn dùng làm mứt
Dứa Tam Dương ngọt , ngoài ăn tươi còn dùng làm mứt

Ngoài ăn trực tiếp, dứa Tam Dương còn được dừng làm mứt tết, ăn ngon , đạm đà mà vẫn giữ được huwong vị.Miếng mứt dứa ăn dai dai, càng nhai càng ngọt, ăn tồi muốn ăn mãi.

4.Bánh nẳng, bánh gạo rang

Vùng Lập Thạch xưa có câu :“bánh nẳng chợ Tràng, bánh Gạo rang Tiên Lữ” để chỉ món bánh ngon nức tiếng xứ này.
Bánh nẳng được làm từ bột nếp cái hoa vàng, gạo đãi sạch, ngôm trong nước Nẳng một đêm,Để có nước Nẳng, người ta phải lấy cành xoan tươi , cành bưởi tươi trã vừn, lá dáng, lá si và không thể thiếu lá tầm gửi cây dọc.Các loại lá trên đem dốt lấy tron, hòa vào chậu nước lất nước trong.Nước nẳng có màu đỏ cờ.Ngâm gạo qua một đêm, vớt gạo ra để ráo nước rồi gói bằng lá chuối chít đã luộc rửa sạch.Luộc bánh trong dăm ba tiếng đồng hồ rồi vớt ra bóc lấy hạt gạo nhừ trong suốt sính vào nhua vàng như sáp ong là được.Ăn bánh Nẳng ngon nhất là vùng chợ Tràng.

Bánh nẳng được làm rất kỳ công nhưng bù lại thơm ngon vô cùng
Bánh nẳng được làm rất kỳ công nhưng bù lại thơm ngon vô cùng

Bánh gạo rang cũng được là từ nếp cái hoa vàng.Gạo ngâm trpng quả vàng dành ruột cỏ bấc đèn, cây dáy và tron thân cây vừng đốt ra,Ngâm trong ba ngày, vớt gạo để khô vcho vào chõ xôi đồ lên.Xoi chín đem ra trộn đều với õ lơn, rải ra nia rồi dùng nhẵm bôi mỡ đập đi đập lại trong vài giờ cho hạt xôi dẹt ra.Sau đó lại phơi khô, đem vào trong bóng râm để nguội rồi lại trộn mỡ đổ vào chảo rang cho nổ bung.Đun sôi mật, nhũng đũa kéo lên thấy mật đỏ rồi mới đổ gạo rang vào đun, quấy đều rồi đổ ra, dàn mỏng trong mâm hoặc thớt vãn nhẵm.Dùng đoạn cây tròn nhẵm lăn đi lăn lại cho bánh được nén chặt.Dùng thước và dao sắc cắt thành từng cái bánh to, nhỏ theo ý muốn rồi đem gói trong giấy bóng kính.Ngày xư vào tiệc làng, dân Tiên Lữ đều làm bánh gọa rang để cúng thần và biếu khách.Đây là món ăn đặc sản vùng quê này.

5.Chè kho Tứ Yên- Vĩnh Phúc

Làng Tứ Yên huyện Sông Lô có đầm Miếng được sử sách ghi là hồ Điển Triệt, nơi mà thế kỷ thứ VI Lý Bí đắp thành cống giặc nhà Lương, nhân dân thường tế lương khô, trong đó có món chè cho quân lính của Lý Nam Đế.
Sau này nhân dân phụng thờ Lý Nam Đế và hằng năm ngày 24.27 tháng 5(aal lịch) cũng cỗ đều có món chè kho để tưởng nhớ sự kiện lịch sử.

Món chè kho gắn liền với lịch sử chống quân Lương của Lý Nam Đế
Món chè kho gắn liền với lịch sử chống quân Lương của Lý Nam Đế

Chè kho nấu bằng đõ xanh, gạo nếp, mật và nước gừng pha.Đõ xanh chọn hạt mẩy, nhặt bỏ hạt lép, hạt nhọn, ngân đãi bỏ vỏ cho vào nồi đun sôi ,khi hạt mền bóp vỡ mới đổ gạo nếp cái hoa vàng đã được đãi sạch nấu lẫn đậu xanh.Khi hạt gạo đã mềm, đổ mật giọt vào cùng ít nước gừng.Hai người con trai to khỏe mỗi người một chiếc đũa bếp to quấy đều liên tich để khỏi bị cháy dưới đáy nồi.Khi chè chín đặc như món xôi vò đổ chè vào các bát loa to.Khi chè nguội cắt hành từng miếng lấy ra xếp vào đĩa bày cỗ cúng, rồi chia phần cho dân làng.

6.Rượu chít Tam Đảo

Ở vườn quốc gía Tam Đảo có nhiều vạt từng nguyên chủng, rừng chít cùng là một đặc điểm rất riêng vùng này.Con sâu chít nằm trong thân cây là một vị thuốc bổ thận tráng dương, món ăn quý hiếm được ví như ” đông trùng hạ thảo” trong thuốc bắ của Trung Quốc.
Vào dịp cuối năm, bà con các dân tộc Sán Dìu, Cao Lan … thưởng vào rừng lấy lá chít về gói bánh đồng thời ảm bắt sâu chít về ngâm rượu gọi là rượu chít. Trong bụi chít, tìm ngọn cây nào bị héo úa là bóc ra sẽ bắt được con sâu đang nằm gọn giữa thân cây.

Rượu sâu chít rất tốt cho sức khỏe, ó tác dụng bổ thận tráng dương
Rượu sâu chít rất tốt cho sức khỏe, ó tác dụng bổ thận tráng dương

Con sâu chít trắng ngà, dài chừng vài tấc tay giống như con tằm nhỏ.Sâu chít đem về thả ngay trong bầu rượu ngâm một tháng sau sẽ chuyển sang màu hơi trắng ngà.Rượu này rất phù hợp với những người đàn ông bị “bất lực”.Những ai cẩn thận hơn thì trước khi thả sâu chít vào rượu ngâm trong nước muối pha loãng, rửa sạch, để ráo nước,Dùng gaon nếp thơm cho vào chảo tang vàng rồi rắc lần lượt sâu chít vào, tiếp tục đảo cùng gạo nếp cho đến khi sau chít chín vàng như gạo rang thì mang ra ngâm rượu hoặc để dành dùng dần.
Rượu này có màu vàng bắt mắt và rất thơm ngon.Con sâu chít Ở Tam Đảo vừa là vị thuốc vừa là thực phẩm quý hiếm và rất bổ dường đối với cả những người mới ốm dậy. Trẻ nhỏ và người già suy dinh đường nếu thường xuyên được bồi dưỡng bằng sâu chít hấp cách thuỷ cùng lòng đỏ trứng gà sẽ rất nhanh lại sức.

7.Cháo se bánh hòn Hương Canh

Cháo se, bánh hòn là đặc sản chỉ có ở làng Hương Canh, huyện Bình Xuyên.
Để làm cháo và bánh gạo phải chọn loại ngon, vo nước thật sạch rồi xay bột và lọc ngay, không ngâm nước lâu hoặc pha thêm hàn the. Bột được chia làm 2 phần: một phần đem thổi xôi chín, một phần để sống, nhào với nhau rồi cho vào cối đá lèn cật lực, đến lúc không dính tay mới đem se cháo hoặc nặn bánh. Nước nhào bột là nước mưa hứng giữa trời, đựng trong chum lưu niên, có nắp đậy, trong vắt. Bột se nấu cháo không nhọn hai đầu mà phải tròn đều, dài như sợi bún. Nấu Cháo se phải chọn loại thịt sao cho khi ăn phải vừa ngọt, vừa béo và không ngấy.

Bánh hòn Hương Canh
Bánh hòn Hương Canh

Nhân bánh hòn chủ yếu là hành băm nhỏ với mỡ, thêm chút mộc nhĩ. Hành phải kén hành hoa, thứ nhỏ dảnh. Mỡ không phải là mỡ phần béo ngậy mà là mỡ cơm sôi, có lẫn thịt mới ngon. Thông thường khi ăn thì chiếc bánh cắn đôi, nhúng vào bát cháo cho nước cháo ngấm vào mảnh bánh, ăn mới ngon. Nếu thích chấm thì pha nước chấm cũng phải là: Có mắm mà không được mặn, có dấm mà không được gắt, có đường mà không được lợ, có tỏi mà không được hôi, nhiều ớt mà không được cay. Ăn thứ bánh có bột nhuyễn mà không nhão, dẻo mà lại dai, không cứng, không thô ráp, ăn với thứ nước chấm này, người thưởng thức nhớ đời.

8.Rượu dừa tiên tửu Ngọc Hoa (Yên Lạc)

Đây là loại thức uống khá lạ.Rượu dừa được chế biến như sau: sau khi sơ chế phần vỏ, quả dừa được tiêm vào hồn hợp gồm nếp cái và men theo một tỉ lệ nhất định hàn kín lại , đem ủ cho đến khi đủ hương cay nồng. đặc trưng của rượu và vị thơm ngọt của nước dừa.

Đặc trưng của rượu bầu dừa tiên tửu Ngọc Hoa là khi ngửi có mùi thơm át đặc trưng của hương dừa, khi uống có vị ngọt nhẹ, đặc biệt không gây cảm giác háo nước, đau đầu.
Đặc trưng của rượu bầu dừa tiên tửu Ngọc Hoa là khi ngửi có mùi thơm át đặc trưng của hương dừa, khi uống có vị ngọt nhẹ, đặc biệt không gây cảm giác háo nước, đau đầu.

Đặc trưng của rượu bầu dừa tiên tửu Ngọc Hoa là khi ngửi có mùi thơm át đặc trưng của hương dừa, khi uống có vị ngọt nhẹ, đặc biệt không gây cảm giác háo nước, đau đầu.

9.Bánh trùng mật mía Vĩnh Tường

Bánh trùng mật mái quyến rũ mọi người bởi vị ngọt đậm của mật mí, mùi thơm nhẹ của gừng hòa vào cùng lớp bánh trắng dẻo bên trong, lẫn hương thơm của vừng.
Bánh làm khá đơn giản, gạo nếp đãi sách, đem ngâm qua đêm và xay mịn, để ráo nước.Bánh được ắt lại hình như quả trám.Mật mía mua về, đem pha với nước, đun sôi rồi thả bánh vào.Khi mật sôi trở lại, bánh trong là đã chín.Múc bánh ra đĩa, phủ lớp mật vừa đun lên, rắc thêm chút vừng rang thơm.Nhìn đĩa bánh hấp dẫn, ăn gọt dai, thơm thích thú.

Bánh trùng mật mía ngon, ngọt và thơm
Bánh trùng mật mía ngon, ngọt và thơm

10.Thịt bò tái Kiến đốt

Món ăn ngon mà nghe tên thấy rất lạ.Món ăn này được chế biến từ những miếng bò tươi treo lên gần tôt kiến để chúng đốt vào miếng thịt.Vị ngon đặc biệt của miếng thịt đến từ chính những thứ nọc kiến đã đốt.
Nếu kì công người ta sẽ để nhiều loài kiến đốt,vì đó mà miếng thịt bò sẽ có những hương vị khác nhau của mỗi loại kiến như Kiến vống đỏ có mùi thơm chua, kiến vống đen có mùi thơm hắc, kiến bồ nọt có vị cay ngọt, kiến ngạt có vị thơm mùi cà cuống. Sau đó,miếng thịt được rửa sạch đem nướng trên than hoa,ăn kèm với chuối xanh và rau ngổ.

Thịt bò còn tươi được đưa gần tổ kiến cho chúng đót.Thịt bò ngon do nọc kiến
Thịt bò còn tươi được đưa gần tổ kiến cho chúng đót.Thịt bò ngon do nọc kiến

Ngoài những món ăn trên, Vĩnh Phúc còn nhiều món ăn hấp dẫn khác như bánh Ngõa Lũng Ngoại,bánh gio làng Tây Đình,bánh gại, xôi đen,…tất cả tạo nên sự đặc trưng, đa dạng cho vùng đất này.

Tags:phuong tien giao thong, diem du lich vinh phuc,khach san vinh phuc, dac san vinh phuc

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

09 3844 3855