Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, Hải Phòng
Theo truyền thuyết và thần tích thì lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn là lễ hội cầu thịnh vượng và hạnh phúc cho người dân địa phương xuất hiện từ thế kỷ thứ 18. Qua các truyền thuyết và thần tích ở Đồ Sơn thì những vị tổ đầu tiên lập nghiệp đã chọn nghề đánh cá kiếm sống và là nghề chính của mọi người. Trong cuộc đấu tranh sinh tồn thủa sơ khai, thiên nhiên khắc nghiệt, cuộc sống còn bao khó khăn,con người tự tìm một đấng quyền uy linh thiêng làm chỗ dựa. Người dân Đồ Sơn vẫn truyền nhau sự tích lễ hội chọi trâu như sau:Một đêm rằm tháng 8, dân miền biển Đồ Sơn đang đánh cá thì nhìn thấy một tiên ông đang say sưa ngắm hai chú trâu chọi nhau trên những con sóng bạc. Người dân thấy thế liền tổ chức lễ hội cúng bái, và tin tưởng đây là điềm may mắn của cả làng.
Từ đó, Hội chọi trâu trở thành nguồn cội trong đời sống tâm linh người Đồ Sơn. Thời điểm chính mở hội là ở bước chuyển từ vụ cá nam sang vụ cá bắc, là lúc ngư nhàn ít mưa bão. Đông đảo người dân khắp cả nước về du lịch Hải Phòng và tham dự lễ hội chọi trâu.
Dù ai buôn đấu bán đâu
Mồng Chín tháng Tám chọi trâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Mồng Chín tháng Tám thì về chọi trâu.
Đã bao đời nay, cứ đến ngày lễ hội Chọi trâu,người dân Đồ Sơn thường truyền tụng câu ca dao này để nhớ về lễ hội mang đậm bản sắc cư dân vùng biển Hải Phòng. Những người con Hải phòng dù có ở đâu cũng cố gắng mua những tấm vé máy bay giá rẻ đi Hải Phòng về cho kịp lễ hội. Có xe đưa đón sân bay Cát Bi về thẳng lễ hội nếu như về sát ngày. Đó không những là nét đẹp mà còn như một niềm tự hào của người dân.
Qua đó có thể thấy rằng lễ hội chọi trâu có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Đồ Sơn từ xưa tới nay. Ngoài nhu cầu vui chơi, tìm hiểu, qua lễ hội người ta tưởng nhớ đến công ơn của các vị thần đã phù hộ cho xóm làng bình yên, duy trì kỷ cương làng xã, để cầu nguyện cho “nhân khang, vật thịnh”.
Chọi trâu không chỉ đơn thuần “hai con trâu chọi lao vào nhau” mà nó đã trở thành tục lệ, tín ngưỡng độc đáo ở vùng. trở thành một nghi thức văn hóa cộng đồng đặc sắc.
Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn là lễ hội truyền thống của người dân Đồ Sơn – TP Hải Phòng,lễ hội được tổ chức chính thức vào 9/8 âm lịch hàng năm tuy nhiên trước đó còn có hai cuộc đấu loại vào trung tuần tháng 5 và 8/6 âm lịch. Đây không chỉ là một ngày hội gắn lớn gắn với tục thờ cúng thuỷ thần và tục hiến sinh mà còn thể hiện tinh thần thượng võ của người dân miền biển, Hải Phòng.
Việc chuẩn bị cho lễ hội này thật là công phu, từ chọn mua, nuôi và luyện trâu để đến ngày hội đó chiến thắng mang lại vinh quang cho làng mình. Trâu đi dự hội phải có độ tuổi 4 đến 5 năm trở lên. đó là cả một sự công phu kiên trì và kỳ công. Người chọn trâu, luyện trâu phải là người có kinh nghiệm dày dặn nhất làng, chăm nuôi từ cả năm trước. Mua trâu chọi phải săn lùng cả năm trước. Người dân Đồ Sơn truyền nhau câu miêu tả những chú trâu ấy như sau:” ức rộng, háng to, cổ cò, đuôi trai, đít nhọn, sừng cánh cung, trường đùi…”.
Luyện trâu khá công phu và vất vả.Trâu phải tập chạy, lội bùn, leo núi, thích nghi với những biến đổi thời tiết nhằm nâng sức chịu đựng, dẻo dai. Tùy từng trường hợp, trâu có thể vót sừng nhọn hoặc múi khế. Tập cho trâu bạo dạn trước đông người và âm thanh huyên náo, màu sắc rực rỡ trong hội. Đánh thức khả năng tự vệ và tấn công bằng các động tác “nhử” hoặc “ghé” trâu giữa hai bên cổng sắt.
Trước đây mỗi làng đều có một cái đình, là nơi hội họp, thông báo, vui chơi , tổ chức các lễ hội ở làng.Lễ hội chọi trâu cũng có hai phần, phần lễ và phần hội đan xen. Từ ngày mùng một đầu tháng, các vị cao niên trong làng sẽ ra làm lễ tế thần Điểm Tước ở đình Tổng. Lúc này, các làng có trâu chọi đều phải ra làm lễ. Sau đó là lễ rước nước gắn liền với tục tế Thuỷ Thần của bà con miền biển Hải Phòng. Mỗi đình làng có một lọ nước thần ,mỗi năm thay một lần được từng làng ( phường ) mang về đình riêng. Tại đình làng, các chủ trâu cho trâu ra làm lễ Thành Hoàng cũng như ra mắt dũng sĩ của làng mình. Sau khi làm lễ thần, trâu chọi đã chính thức được gọi là “Ông trâu”, là biểu tượng của tâm linh, là niềm tin, và là ước vọng của người dân nơi đây. Sáng ngày chính hội, 9/8 âm lịch, dân cư trong phường đều kéo nhau ra đình. Từ đây, lễ rước các “Ông trâu” ra sới đấu với kiệu bát cống, long đình bát biểu, cờ thần bay phấp phới, rộn rã trong tiếng nhạc bát âm. Người dân và du khách tụ tập về đây đông đúc, cổ vũ cho các ông trâu hoàn thành sứ mệnh với khí thế chiến thắng ngút trời.
Ngoài phần lễ, phần hội diễn ra với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc dân tộc. Điệu múa khai hội được 24 thanh niên trai tráng của làng chia thành hai hàng trình diễn vừa uyển chuyển, vừa mạnh mẽ, nhịp nhàng với màu sắc biến hóa linh hoạt và huyền ảo trong những âm thanh của trống, thanh la. Tiếng trống phải to, người đánh trống phải có sức dẻo dai, đồng thời phải biết cách đánh trống sao cho những tiếng “tùng, tùng, cắc, cắc-cắc, tùng, tùng” quyện vào nhau lúc khoan thai, lúc dồn dập cao trào như khích lệ các “ông trâu” phải làm cho ra nhẽ cái sự thắng thua.Màn múa cờ với những lá cờ giơ lên quật xuống dứt khoát,mạnh mẽ, có lúc đan chéo vào nhau như hai đội quân đang giao chiến, thể hiện tinh thần thượng võ và dũng cảm của con người chống chọi với biển khơi đầy nguy hiểm.
Đúng 8 giờ sáng, tiếng trống, tiếng chiêng khai hội, dịch loa rộn ràng giục dã gọi các “ông trâu” vào trận vang lên. Từ hai cổng bắc – nam của sới đấu, từng đôi trâu to khỏe, vạm vỡ như các lực sĩ được dắt ra đứng dưới chân cột cờ Ngũ Phụng chào khán giả chuẩn bị tinh thần sẵn sàng chiến đấu. Hiệu lệnh phát ra thì hai trâu từ hai phía di chuyển lại gần nhau hơn, mặt đối mặt cách nhau chừng 20 m. Hiệu lệnh tiếp theo người dắt trâu đột nhiên rút dây mũi, hai trâu liền lao vào nhau bắt đầu trận so tài quyết liệt. Trận đấu dữ dội với nhiều tình huống gay cấn đốn tim bao người tham gia lễ hội. Có miếng vồ, miếng dập, luồn sừng bẻ người, lật ngược đối thủ. Miếng gảy, dùng sừng nhọn sắc của mình đánh vào bất kỳ chỗ nào tiếp giáp. Hiểm hóc là đòn quỳ, hai chân trước gập xuống, mặt mài sát đất, day sừng hất đầu đâm vào phần cổ đối thủ, hầu và chọc mắt. Những lối đánh này người luyện không thể dạy, nó là bản năng và nảy sinh khi trâu “kháp sới”. Có đôi trâu đánh quyết liệt trận đấu kéo dài 40 phút đồng hồ với những đòn đánh hiểm khiến khán giả nín thở . Sự dũng mãnh, ngoan cường của trâu chọi là biểu tượng mà người dân Đồ Sơn gửi gắm ý nguyện và khí phách tinh thần thượng võ của mình.
Theo quan niệm cổ xưa, nếu trâu làng nào thắng trận trong lễ hội, năm ấy cả làng sẽ gặp nhiều may mắn, mưa thuận gió hoà, mọi người bình yên trong suốt hành trình đi biển và cả làng được ca ngợi, tôn vinh. Cả làng cùng nhua vui đùa, hò hét, những nét vui tươi, rạng rỡ ấy thể hiện trên khuôn mặt của bao người .Và đặc biệt hơn nữa là cho dù thắng hay thua, sau khi kết thúc lễ hội, các trâu đều được mổ thịt tế lễ trời đất, cầu cho một năm thuận hòa, mùa màng tươi tốt, trời yên biển lặng, cá đầy khoang. Người ta cũng tin rằng, nếu được ăn thịt trâu chọi trong dịp lễ hội, .Khi đã phân thắng bại, cảnh “Thu trâu” cũng diễn ra vô cùng hấp dẫn và phải bắt bằng được con thắng để thi đấu xếp loại, phân ngôi nhất nhì …
Lễ hội chọi trâu là lễ hội mang đậm nét văn hoá tâm linh của người dân miền biển, góp phần tạo nên phong cách rất riêng cho người Đồ Sơn Hải Phòng nói riêng và vùng duyên hải bắc bộ nói chung. với lễ hội chọi trâu, làm tăng thêm không khí vui tươi của những ngày hè, mang lại may mắn cho người dân trong một năm.