skip to Main Content

Chùa Phật Tích – cổ tự ngàn năm

Nếu nói về hệ thống đền chùa, Bắc Ninh là một trong những tỉnh nhiều bậc nhất nước ta, trong đó chùa Phật Tích tiêu biểu cho chùa chiền Bắc Bộ. Du lịch Bắc Ninh, tham quan quan tìm hiểu nét đọc đáo ngôi chùa cổ này.
Cách Hà Nội 20 km về phía Đông, chùa Phật tích tọa lạc tại thôn Phật Tích, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Chùa còn có tên là “Vạn Phúc Tự”, nằm ngay dưới chân núi Phật Tích (còn gọi là Lạn Kha, Non Tiên…) đoạn cuối của dãy núi Nguyệt Hằng thuộc thôn Phật Tích, huyện Tiên Du. Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư và các di vật cổ tìm thấy ở khu vực chùa thì Vạn Phúc Tự được xây dựng vào năm Đinh Dậu niên hiệu Long Thụy Thái Bình thứ IV đời vua Lý Thánh Tông ( 1057). Chùa dựa lưng vào núi, quay về hướng Tây Nam, nhìn ra dòng sông Đuống lấp lánh ánh bạc.

Cảnh quan chùa Phật Tích hài hòa với tự nhiên
Cảnh quan chùa Phật Tích hài hòa với tự nhiên

Chùa Phật Tích nằm trên một địa bàn diễn ra sự gặp gỡ, giao thoa, họi nhập giữa Phật giáo Ấn Độ và tín ngưỡng dân gian Việt cổ từ đầu Công Nguyên. Trên cơ sở đó hình thành trung tâm Phật giáo đầu tiên của đất nước, trung tâm Dâu- Luy Lâu.
Đến thời Lý, Phật giáo đã phát triển đến đỉnh cao trong lịch sử Phật giáo ở nước ta. Bắc Ninh và Phật Tích nói riêng, đều nằm tren quê hương nhà Lý, được vua Lý cho xây dựng nhiều chùa, tháp, phần nhiều các đại danh lam. Phật Tích do đó cũng được xây dựng với quy mô to lớn. Khách với một số chùa được xây dựng cùng thời, chùa Phật Tích được quan tâm đặc biệt của vương triều nhà Lý cũng như triều đại nhà Trần, các triều đại kế tiếp.
Theo văn bia ” Vạn Phuacs đại thièn tự bi” dựng năm 1686 thì vào năm Long Thụy Thái Bình thứ 4 ( 1057) tức vua Lý Thánh Tông cấy lên cây tháp quý ngàn trượng, lại tạo pho tượng mình vàng cao 6 thước, cấp hơn trăm thửa ruộng, xây chùa hẳn trăm gian. Trên đỉnh núi mở một tòa nhà đá, bên trong điện tự nhiên sáng như ngọc lưu ly. Điện đấy đã rộng, lại to lớn lại sáng sủa. Trên bậc thầm đằng trước có một bầy thú 10 con, phía sau là ao rồng, góc cao vẽ hình chim phượng và sao Đẩu lấp lánh, lầu rộng và cao, cảm tưởng như tay rồng với tận trời cao,…
Theo “Đại Việt sử ký toàn thơ” năm Tân Hợi niên hiệu Thần Võ năm thứ 3 (1071) vua Lý Thánh Tông về thăm chùa Phật Tích và đã viết tặng nhà chùa chữ “Phật” dài 6 thước(2,4m) rồi cho thợ khách vào đá để ở núi Tiên Du. Ngày nay chứ “Phật” ngàn vàng không còn nữa.

Những bậc đá lên chùa Phật Tích
Những bậc đá lên chùa Phật Tích

Đến thế kỷ XIV dưới triều đại nhà Trần, Phật Tích vẫn là một ngôi chùa lớn, một đại danh lam thắng cảnh. Thời kỳ này Nho học đã được quan tâm do vậy các vua Trần đã cho xây dựng chùa Vạn Phúc, một thư viện lớn do danh nhân Trần Nhân Tông làm viện trưởng.
Đến đời Lê – Trịnh (1623 – 1657) Đệ nhất cung tần của Thanh Đô vương Trịnh Tráng là Trần Thi Ngọc Am đã cho tu sửa lại chùa với quy mô kiến trúc điêu khắc đẹp đẽ, nằm hài hoà với cảnh sắc thiên nhiên.
Chùa được xây dựng ở sườn núi phía nam, toạ lạc trên khu đất cao, bao gồm ba bậc nền thềm có kè bằng đá tảng dựng đứng như bức tường dài 58m, cao từ 3 – 5m, ở khoảng giữa tường là lối đi bằng đá rộng 5m có 80 bậc. Trước khi lên bậc cấp dẫn đến tầng nền thứ nhất ta bắt gặp một cái giếng đá tròn, nước rất trong. Tương truyền dưới đáy giếng có đầu rồng đá phun nước, giếng được che mát bởi cây đa cổ thụ. Hai đầu của con đường nhỏ dẫn lên chùa là hai ao hình chữ nhật.
Gác chuông (tam quan) chùa Phật Tích dài 13m, rộng 11m dẫn khách lên chùa. Tầng nền thứ nhất của chùa là vườn chùa – nơi trước kia trồng hoa mẫu đơn để đầu xuân mở hội xem hoa. Theo tương truyền, nơi đây xảy ra câu truyện Từ Thức gặp tiên: “…Từ Thức đi xem hội hoa mẫu đơn, gặp Giáng Tiên bị bắt trói vì tội hái trộm hoa. Từ Thức bèn cởi áo xin tha cho tiên nữ. Sau Từ Thức từ quan đi du ngoạn các danh lam thắng cảnh, đến động núi ở cửa biển Thần Phù gặp lại Giáng Tiên…” Do tích này, trước đây chùa Phật Tích mở hội Hoa Mẫu Đơn hàng năm vào ngày mồng bốn tháng giêng để nhân dân xem hoa và các văn nhân thi sĩ bình thơ. Bậc nền thứ hai chùa Phật Tích Bắc Ninh là nơi có các kiến trúc cổ ngày nay không còn được thấy. Khi đào xuống nền ngôi chùa này, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều di vật điêu khắc thời nhà Lý và nền móng của một ngôi tháp gạch hình vuông, mỗi cạnh dài 8,5 m. Nền thứ ba cao nhất, có Long Trì (Ao Rồng) là một cái ao hình chữ nhật, đã cạn nước.
Sau sân nền có 32 tháp xây bằng gạch và đá là nơi cất giữ xá lị của các nhà sư từng trụ trì ở đây, phần lớn được dựng vào thế kỷ 17.
Bên phải những toà nhà này là miếu Tiên chúa thờ Trần Ngọc Am.
Ngoài quy mô về không gian của chùa Phật Tích, du khách còn tìm thấy ở đây các công trình điêu khắc cổ đặc sắc về nghệ thuật tạo hình của dân tộc Việt, đó là tượng Phật A Di Đà bằng đá, chân tảng đá, tượng 10 con vật bằng đá có niên đại thời Lý. Có thể khẳng định những tác phẩm tượng thú có quy mô lớn và lâu đời nhất của nước ta chính là hàng tượng thú trước sân chùa Phật Tích.

Phật ngọc nổi bật ở chùa Phật Tích
Phật ngọc nổi bật ở chùa Phật Tích

Ngoài các tác phẩm điêu khắc nghệ thuật bằng đá thời Lý nói trên, theo kinh nghiệm du lịch Bắc Ninh, chùa Phật Tích còn được biết đến qua một pho tượng không kém phần đặc sắc bởi hình thức thể hiện của pho tượng này, đó chính là pho tượng Chuyết Chuyết công sư tổ được bó cốt (xương) còn gọi là “Nhục thân Bồ tát”. Đó chính là “Chân dung kết tủa của Thiền sư Lý Thiên Tộ pháp danh Hải Trừng” hiệu Viên Văn, sinh năm 1590 ở quận Thanh Chương tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc), ông là học trò của vua Minh Thế Tông phong chi là Khuông Quốc Đại sư. Sau khi Thiền sư viên tịch, các tín đồ đã dùng dây để dựng khung xương theo thế ngồi thiền rồi tạo tượng phủ ngoài xương bằng chất bôi mà chủ yếu là sơn ta, vải, mạt cưa. Do thời gian và sự bảo quản không tốt nên pho tương bị hư hại. Sau này pho tượng được phục hồi nguyên trạng với chiều cao 67,3em, nặng 10kg. Có thể nói, pho tượng Thiền sư Chuyết Chuyết Lý Thiền Tổ là một trong ba pho tượng táng quý hiếm trên đất nước ta về nghệ thuật ướp xác, bó cốt, điêu khắc chân dung nhân vật lịch sử của người Việt.

Những tòa tháp ở chùa Phật Tích
Những tòa tháp ở chùa Phật Tích

Chùa Phật Tích tồn tại, trải qua biết bao biến động của lịch sử, của thời gian. Đến năm 1948 chùa bị phá hoại hoàn toàn, chỉ còn lại những công trình kiên trúc điêu khắc đá và một số các di tích khác như tượng người, chim, vườn tháp, ao rồng, bia Vạn Phúc đại thiền từ bi, pho tượng Thiền sư Chuyết Chuyết.
Khi hòa bình lập lại (1954) đến nay, chùa Phật Tích được khôi phục dần. Năm 1959, Bộ Văn hóa cho tái tạo lại 3 gian chùa nhỏ làm nơi đặt pho tượng A-di-đà bằng đá quý giá. Tháng 4 năm 1962, nhà nước công nhận chùa Phật Tích là di tích lịch sử-văn hoá.
Tượng Phật A di đà phục chế theo nguyên mẫu trong chùa, đặt tại Viện Bảo tàng Lịch sử.
Cho tới nay, chùa Phật Tích có 7 gian tiền đường để dùng vào việc đón tiếp khách, 5 gian bảo thờ Phật, đức A di đà cùng các vị Tam thế Phật, 8 gian nhà tổ và 7 gian nhà thờ thánh Mẫu. Chùa Phật Tích Bắc Ninh có kiến trúc của thời Lý, thể hiện qua ba bậc nền bạt vào sườn núi. Các nền hình chữ nhật dài khoảng 60 m, rộng khoảng 33 m, mặt ngoài bố trí các tảng đá hình khối hộp chữ nhật, là điểm hành hương Phật giáo nổi tiếng được nhiều người ghé thăm.

Tòa tháp ở chùa Phật Tích
Tòa tháp ở chùa Phật Tích

Nhiều tác phẩm điêu khắc thời nhà Lý còn được giữ tại chùa Phật Tích Bắc Ninh cho đến nay. Ngay ở bậc thềm thứ hai, có 10 tượng thú bằng đá cao 10 m, gồm sư tử, voi, tê giác, trâu, ngựa, mỗi loại hai con, nằm trên bệ hoa sen tạc liền bằng những khối đá lớn.
Giữa chùa là pho tượng Phật bằng đá xanh ngồi thiền định trên tòa sen, cao 1,85 m. Trên bệ và trong những cánh sen, có những hình rồng và hoa lá đặc trưng cho thời Lý. Ở chùa còn có những di vật thời Lý khác như đá ốp tường, đấu kê,…trên đó chạm khắc các hình Kim Cương, Hộ Pháp, các nhạc công, vũ nữ v.v…
Chùa Phật Tích ngày nay cũng đã mở lại hội “Khán hoa” (xem hoa) được tổ chức vào ngày mồng 4 tháng Giêng. Tất cả sự cố gắng trên nhằm bảo vệ, giữ gìn những di sản văn hoá dân tộc, cũng là tạo sự thuận lợi cho khách thập phương tới lễ Phật, văn cảnh chùa. Lễ hội mở ra để tưởng nhớ công lao các vị tiền bối đã khai sinh và tu tạo chùa. Trong những ngày xuân tưng bừng ấy, khách thập phương về đây lễ Phật, hái hoa mẫu đơn, thưởng ngoạn cảnh đẹp vùng Kinh Bắc hoặc tham dự các trò chơi ngày hội như đấu vật, chơi cờ, đánh đu, hát quan họ…

Tags: phuong tien giao thong, diem du lich bac ninh, khach san bac ninh, dac san bac ninh

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

09 3844 3855