skip to Main Content

Đặc sản An Giang cuốn hút du khách gần xa

An Giang là một tỉnh giáp ranh vùng biên giới Campuchia. Vì thế, không chỉ có văn hóa đời sống đa dạng, pha lẫn giữa người Kinh, người Khmer, người Việt mà còn làm phong phú thêm nền văn hóa ẩm thực ở đây. Có thể nói, khi du khách đi du lịch An Giang ít nhiều cũng được nghe qua về các loại đặc sản, món ăn ngon nổi tiếng như bánh thốt nốt, mắm…Những món ăn gắn liền với vùng đất,tạo thành thương hiệu mà chỉ cần nhắc tới sẽ định hình được nó ở đâu ngay.

Trải qua một chuyến đi dài cùng vé máy bay giá rẻ đi Sài Gòn, xe đưa đón sân bay Tân Sơn Nhất sẽ cùng bạn khám phá ẩm thực đặc sắc mà quyến rũ xứ An Giang.

1. Gỏi sầu đâu

Sầu đâu hay còn gọi là cây xoan ăn gỏi, một loài cây mọc hoang, nhiều nhất ở Châu Đốc và vùng Bảy Núi- An Giang. Lá sầu đâu nhỏ, dài, mỏng, lúc còn non, đọt màu tím.Lad sầu đâu được chế biến thành nhiều món ăn,phổ biến nhất là sầu đâu chấm cá kho, thịt kho hoặc ăn kèm với mắm thái , mắm chưng, từng được coi là món ngon hiếm có trên đời.Chính vị mặn nồng của mắm hòa với vị đăng đắng, hậu ngọt của lá sầu đâu sẽ làm cho vị giác lâng lâng khó tả.Càng ăn càng thấy khoái khẩu.Nhưng thực đơn nổi tiếng An Giang xưa nay vẫn là món gỏi sầu. Từ gỏi tôm, gỏi thịt, gỏi cá cho đến gỏi khô, thứ nào cũng tuyệt hảo.


Vị đắng dịu của sầu đâu và vị mặn ngọt , dai dai của cá quyện vào nhau càng làm cho khẩu vị thăng hoa nhờ mùi đặc trưng lạ miệng,hoàn toàn không giống với bất cứ loại gỏi nào.

2. Mắm ruột

Là một tỉnh trên cạn là lúa, dưới nước là cá nên An Giang mới nổi tiếng về mắm và vô tình đã tạo nên một nghề thủ công khá đặc sắc, nghề làm mắm cá.
Phải công nhận mỗi món mắm là một công trình ” nữ công gia chánh” với kỹ tuật điêu luyện, hoàn chỉnh của các bà nội trợ.Thế nhưng món mắm mà họ hàng nhà mắm phải kính nể nhường ngôi “chiếu trên” trong cuộc đua tranh tứ hạng, đó là mắm ruột, tức thứ mắm được chế biến từ bộ ruột cá lóc hoặc cá bông.Người sành ăn mắm ruột chỉ cần liếc mắm trông qua là đã có thể xác định chất lượng sử dụng của miếng mắm. Bởi nếu là loại “bá cháy”, chùm trứng sẽ nổi màu nâu bóng, hiện lên trên miếng mắm mươn mướt của mỡ cá, của chất đường thốt nốt trông như cục chà là chính hiệu, chỉ cần đặt lên đầu lưỡi là đã thấy mát trời quê hương cái vị.Mắm này mà chấm với thịt quay, đĩa rau sống, ít bún thì ngon phải biết. Vị cay của mắm, kết hợp với vị ngon của thịt, rau, ăn vào chỉ có thể xuýt xoa,đê mê đến tận đầu lưỡi.

3. Xôi phồng chợ mới

Chợ mới được phù sa bồi đắp quanh năm nên cây nếp bản địa chất lượng cao, hạt tròn, đẹp. Nếp kết hợp với đậu trồng trên đất rẫy cho ra món xôi dẻo thơm. Xôi màu vàng ươn, ăn rất ngon.
Ăn xôi chiền phông chợ Mới có thể chấm với tương ớt, xì dầu hoặc ăn không vẫn cứ ngon.Đến chợ mới, cù lao Giêng có thể thưởng thức xôi chiên gà quay. Gà được nuôi thả vườn nen thịt dai, ngọt , được quay thủ công nên giữ được vị thơm của gà và mùi vị đặc trưng.

4. Tung lò mò

” Tung lò mò” chính là tên gọi khách của lạp xưởng bò.Đây là món ăn độc đáo cua người Chăm và hiện phổ biến rộng rãi ở Châu Đốc.
Khác với lpj xưởng lợn, lạp xưởng bò sau khi là xong chỉ cần phơi khô có thể đem chiên hoặc nướng.Hấp dẫn nhất là lạp xưởng nướng trên bếp than hồng. Khi nướng chín xong cắt thành viên có màu đỏ hồng, hương bay thơm phức.


“Tung lò mò” nướng chín đến đâu ăn luôn tới đó. Bạn sẽ thấy vị ngọt bùi của thị và mỡ bò, vị chua chua của cơm nguội lên men hòa cùng gia vị cay của ớt, lại ăn kèm với rau sống, rau cần tươi, vị chua của khế, vị chát của chuối sống. Lạp xưởng bò khi ăn phải chấm muối tiêu chanh hoặc tương ớt. Hấp dẫn hơn là ăn kèm với rau sống, ăn chung với bún hoặc bánh mỳ.

5. Bánh phồng Phú Mỹ

Làng nghề bánh phồng Phú Mỹ hình thành,tồn tại và phát triển gần 70 năm nay.Bánh nhỏ như cái địa nhưng nướng chín phồng to như cái quạt nan. Bánh vừa xốp, vừa mềm, cắn vào nghe giòn rụm trong lưỡi bởi vị béo của nếp, vị ngọt của đường, mùi thơm của sữa, mè, đậu nành, đậu phồng… tạo nên hương vj đặc trưng và không thể  thiếu trong bữa ăn ngày tết hay các dịp đám tiệc, cưới hỏi

6. Cốm dẹt An Giang

Loại nếp đỏ lá gai đem về đạp lấy hạt rồi đưa vào chảo rang. Khi nếp nổ lách tách cho vào cối giã. Người Khmer dùng cối bồng, người kinh dùng cối giã. Dân An Giang hay dùng bao bố để trên ván giã. Cứ một người giã mộ người trộn. Nếu dùng bao bố hai người giã, hai người cầm hai đầu bao, lúc lắc theo nhịp chày. Khi hạt cốm đều đepk, được sàng cho sạch trấu.


Người miền Nam, nhất là dân thành thị thích cốm dẹt trộn với ít nước dừa, trộn sợi rám- loại có thể cạy bằng đũa bếp.thêm ít đường . Khi cốm thấm đều, dẻo thêm, người Khmer chuộng đường thốt nốt. Nếu cốm mà thiếu đường thốt nốt hương vị cũng bị đổi khác rất nhiều.Cốm có thể dự trữ khá lâu nhưng có mà không ăn thì kho chịu lắm.

7. Bò bảy món núi Sam

Núi Sam thuộc thị xã Châu Đốc tỉnh An Giang, nơi có nhiều thắng cảnh nổi tiếng như Tây An Cổ Tự, chùa Chúa Xứ, lăng ông Thoại Ngọc Hầu…. và đặc sản nổi tiếng đó là bò bảy món.Bò bảy món núi Sam gồm những món mà người thợ nấu lành nghề nào cũng thông thạo – lòng bò luộc, bò đun bánh hỏi, cháo đầu bò, bò khía bánh mì, bò xào lá vàng, bò lúc lắc.


Bò bảy món Núi Sam không thua kém bò bảy món Sài Gòn nhưng khác với Sài Gòn là không được bày bán trong nhà hàng hoặc trong quán địa phương. Một vài cửa hàng chỉ bán một trong bảy món cũng đủ nổi tiếng và làm giàu rồi.Chẳng hạn như ở chợ Châu Đốc có quán cháo đầu bò không ai là không biết và đã biết rồi thì không bữa nào không tới ăn. Còn các món bò khác muốn thưởng thức một thế giới bò không phải tìm ăn lưu động hết quán này đến quán khác, thì xin mời về làng Vĩnh Tế, cũng thuộc vùng núi Sam, sẽ được thỏa mãn.Làng này có tập quán là vào dịp tiệc tùng cỗ bàn chiêu đãi đều nấu bò bảy món, nhất là lễ cưới thì bàn ăn không thể thiếu đặc sản này.

8. Bánh thốt nốt Châu Đốc

Đến Châu Đốc, An Giang, qua các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên…, đâu đâu bạn cũng bắt gặp cây thốt nốt. Có thể nói thốt nốt là đặc trưng của người Khmer Nam Bộ và là loại cây đa dụng của vùng Thất Sơn huyền bí.
Lá thốt nốt được dùng để lợp nhà, làm chất đốt, cây già làm cột nhà, làm bàn ghế… Riêng, trái thốt nốt để lại dư vị khó quên trong lòng du khách với những món ăn dân dã như: cơm (cùi) thốt nốt, nước thốt nốt tươi (hoặc lên men), đường tán, chè thốt nốt, bánh gói thốt nốt… Trong đó, món ăn gây ấn tượng cho du khách mỗi khi đến Châu Đốc trong mùa thu hoạch trái là bánh bò thốt nốt.


Cầm cái bánh bò thốt nốt màu vàng ươm còn nóng hổi đưa lên miệng nhai chậm rãi. Vị xôm xốp của bánh, ngọt béo của đường, của dừa, hòa lẫn mùi thơm thoảng đặc trưng của đường thốt nốt xông lên tận mũi, không lẫn vào đâu được.

9. Bò cạp 7 núi

Bò cạp hay còn gọi là “bù kẹp”, có màu đen nhánh, hai càng to kềnh, to cỡ con dế cơm. Thoạt nhìn bò cạp trông giống như con gián bò lổn ngổn. Về vùng Bảy Núi có thể thấy loại này được bán dọc hai bên đường. Để có được những con bò cạp thế này, những người chuyên săn lùng con vật này phải lên núi mới có. Họ trang bị một cây cuốc, một cây kẹp và một cái xô. Tìm thấy tảng đá nào khả nghi, họ chỉ cần lật tảng đá sang một bên, nhìn miệng hang thò kẹp vào.Sau khi “thu hoạch” xong, họ mang bò cạp về bỏ vào thau vài ngày cho “sạch bụng”. Để nguyên con vậy và rửa sạch, cho vào chảo mỡ hoặc dầu đang sôi. Khoảng vài phút sau, bò cạp chín, bốc mùi thơm lạ lùng. Bò cạp dùng kèm rau thơm, cà chua, dưa leo và vài cọng ngò, chấm với muối tiêu chanh. Cắn một miếng, giòn rụm và vị beo béo. Theo những người sành ăn món này, bụng của bò cạp mới là phần ngon nhất.


Món bò cạp này còn được chế biến theo các kiểu khác như bò cạp lăn bột chiên bơ. Một số người Khmer địa phương còn dùng bò cạp ngâm với rượu, uống để chữa các chứng đau lưng, nhức mỏi, đau khớp… Thực tế thì món bò cạp này thường chỉ dành cho những người sành ăn, dùng làm mồi nhậu cho các đấng mày râu. Và món ăn này “chống chỉ định” cho những cô nàng sợ côn trùng.

10. Bún cá Long Xuyên

Đây là món ngon đặc sản ở vùng Long Xuyên, An Giang.Nếu ở những vùng miền khác, người ta dùng các mỹ từ như ngon, tuyệt cú mèo, tuyệt đỉnh… thì ở vùng Long Xuyên, An Giang, để chỉ món ăn ngon họ chỉ dùng đơn giản một từ “êm”.


Điều nổi bật của món bún cá này đó là màu vàng của nghệ. Nghệ vàng ươm nhuộm cho màu trắng của cá thêm đậm đà cũng như cản bợt vị thanh của cá, làm cho màu nước lèo thêm sóng sánh, hấp dẫn. Tô bún cá An Giang thường lấy cá lóc đồng làm “điểm nhấn”, rau nhút bẻ cong hay những cọng rau muống bào xanh ươm và thêm 1 ít chuối thái sợi. Cá lóc được chọn lựa cá tươi ngon, luộc sơ, tróc da, gỡ xương rồi đem đi xào với nghệ.
Điểm đặc biệt của món bún cá Long Xuyên Châu Đốc là nước chấm không phải là muối ớt chanh mà là nêm trong tô bún một ít muối. Ngoài ra, có một số nơi còn “biến tấu” món bún cá nấu nước dừa, người ta hay gọi là bún kèn. Món bún này cách chế biến cũng tương tự như bún cá nhưng thay vì nước lèo được nấu bằng xương thì người ta sử dụng nước dừa và bột cà ri để nấu. Thêm vào đó 1 ít củ cải trắng và huyết heo cắt miếng.

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

09 3844 3855