skip to Main Content

Đặc sản Bắc Giang- Níu chân người đi xa

Có phải bạn thích đi du lịch? thích khám phá những nét văn hóa ẩm thực độc đáo của mọi miền đất nước?  Hãy về với Bắc Giang để thăm lại vùng đất có bề dày truyền thống văn hóa cùng những danh lam thắng cảnh nổi bật và một lần thưởng thức những đặc sản nổi tiếng xứ Bắc.Cùng chúng tôi khám phá đặc sản Bắc Giang trong hành trình khám phá miền bắc.

>>  Phương tiện giao thông Bắc Giang cần biết khi di du lịch

>>Các điểm du lịch hấp dẫn du khách nhất ở Bắc Giang

>>Khách sạn Bắc Giang giá rẻ , chất lượng phục vụ tốt

1.Vải thiều

Nổi tiếng từ ngàn đời, vải thiều Bắc Giang là đặc sản mà bất cứ ai cũng biết tới.Vải thiều trồng nhiều nhất ở Lục Ngạn- Bắc Giang.Quản vải thiều Lục Ngạn có đặc điểm khi chín có màu đỏ, vỏ mỏng, hạt nhỏ, cùi dày.Khi ăn có vị ngọt đạm, hương vị đặc trưng của vải thiều là điểm khiến bạn mê ly vùng đất Bắc Giang, ăn mãi không biết chán.Ngoài vải tươi, người dân nơi đây còn làm ra các sản phẩm vải sấy khô để giữ được hương vị vải mà không làm mất đi vị ngọt đặc trưng.

Vải thiều là đặc sản ở vùng Lục Ngạn- Bắc Giang
Vải thiều là đặc sản ở vùng Lục Ngạn- Bắc Giang

Mùa vải bắt đầu từ đợt hè, trong vòng một tháng, vùng Lục Ngạn tấp nập người mua, người bán.Những chùm vải đỏ như những ánh đèn tỏa sáng trên cây.

Bánh đúc Đồng Quan

Nếu ai có dịp thưởng thức món bánh đúc ở thôn Đồng Quan, xã Đồng Sơn, Bắc Giang chắc chắn không quên được món ăn dân dã , đậm đà hương vị quê hương mà không nhiều nơi có được.Bánh đúc Đồng Quan được nhiều người yêu thích bởi bánh dẻo, mát.

Bánh đúc Đồng Quan được yêu thích bởi vị dẻo và mát
Bánh đúc Đồng Quan được yêu thích bởi vị dẻo và mát

Để làm được bánh, người Đồng Quan chọn loại gạo tẻ ngon ngâm trong 3 ngày 3 đếm , mỗi ngày thay nước một lần.Vôi dùng làm bánh không phải vôi đã tôi ở thùng , ở bình mà đem vôi cục nướng lên, hòa vào trong nước rồi gạn lấy nước trong, đem gạo đã xay hòa vào với nước vôi trong để nấu bánh.Miếng bánh đúc trắng ngần, bóng mịn, lấm tấm mấy hạt lạc bùi bùi, giòn sần sật.Ăn bánh đúc phải chấm với tương bần, cái hương vị ngọt của gạo, cái nồng của vôi và vị béo của dừa , vị mặn của tương , tất cả hòa quyện thành hồn quê nồng đượm.Về đây, còn được nghe câu hát

“Bánh đúc mà đổ ra sàng
Thuận em em bán, thuận chàng chàng mua”

Gà đồi Yên Thế

Gà đồi Yên Thế là đặc sản nức tiếng ở xứ Bắc Giang.Thịt gà đồi thường chắc, ngọt và thơm chứ không nhào như gà được nuôi trong các trang trại công nghiệp.Món gà đồi ngon nhất là khi được luộc chín tới,thịt gà còn nóng chấm với muối chanh.Nước thịt luộc gà ngọt lịm làm canh ăn kèm với cơm được cả trẻ con và người lớn đều thích.Ở Bắc Giang đây còn lá món được nhiều khách hàng ưa chuộng.

Gà đồi Yên Thế thịt thơm, ngon
Gà đồi Yên Thế thịt thơm, ngon

Mỳ Chũ

Lục Ngạn không chỉ nổi tiếng cả nước là vùng trồng cây ăn quả tập trung với nhiều hoa thơm quả ngọt bốn mùa mà còn nổi tiếng khắp nơi với đặc sản mỳ gạo Nam Dương hay còn gọi là mỳ Chũ.

Mỳ Chũ có sợi dai, thơm được dùng làm phở, nấu lẩu
Mỳ Chũ có sợi dai, thơm được dùng làm phở, nấu lẩu

Mỳ Chũ là sản phẩm làng nghề Thủ Dương, đây là một làng nghề đã được hình thành từ rất lâu đời.Nguyên liệu để làm ra món mỳ chũ này là loại gạo nổi tiếng truyền thống – bao thai hồng, hơn nữa lại được trồng trên đất đồi Chũ.
Mỳ Chũ có vị thơm, ngon, sợi mỳ dai và ngọt bùi.Mỳ chũ có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như ăn lẩu, xào, nấu phở…Dù có chế biến thế nào thì mỳ Chũ vẫn giữ được hương vị riêng.Những sợi mỳ dẻo dai, đậm đà làm hài lòng bất kỳ thực khách khó tính nào .

Bánh nướng Thổ Hà

Nhắc đến làng cổ Thổ Hà, ta nghĩ ngay đến một ngôi làng gốm sứ nằm bên dòng sông Cầu, nơi đâu có ngề làm bánh đa đã bao đời.Bánh đa làng Thổ Hà được làm từ loại gạo tẻ ngon, vừng trắng đãi kỹ, không sạn, lạc loại già, mẩy, dừa già , cùi dày và đường kính.Về làng nghề vào mối ngày, du khách sẽ ngửi thấy hương thơm bay ra từ lò bánh, cái hương thơm ấy khiến ai cũng khó cưỡng nổi.Bánh sau khi tráng được trải đều trên “giàng” phơi cho được nắng.Nắng càng to thì bánh lên màu càng đẹp, càng mau khô.Mùi bánh nướng lửa than thơm phúc, đưa vào miệng giòn tan.Những mẻ bánh sau khi quạt xong đợi bánh nguội rồi cất vào túi bóng.Bánh căng tròn những miếng lạc vàng thơm điểm thêm dừa nạo có vị bùi .Những mùa nắng,đến làng Thổ Hà, bạnh như đứng trước một mê cung bánh với đủ loại phơi cất hay thành phẩm ăn được.

Bánh nướng Thổ Hà ăn có vị thơm, béo của dừa và vừng
Bánh nướng Thổ Hà ăn có vị thơm, béo của dừa và vừng

Chè kho Mỹ Độ

Chè kho là đặc sản nức tiếng gần xa của làng Mỹ ĐỘ, thành phố Bắc Giang.Món chè này là món ăn truyền thống trong những ngày răm, tết của người dân địa phương.Nguyên liệu chính là đỗ xanh, đường kính trắng thêm chút vừng rang, hương vani …tát cả hòa quyện vào nhau tạo thành một món ăn mà từ lâu đã trở thành niềm tự hào của người dân làng Mỹ Độ.Muốn nấu món chè ngon pải dựa theo công thức chuẩn, khi đó mọi hương vị mới dậy lên.Đến Mỹ Độ, được ăn bát chè kho với xôi vò thì không gì sánh bằng.Chè và xôi quyện lẫn vào với nhau vừa ngon, vừa mát lại mang tính chất tráng miệng.Chính bởi điều đó mà trên bât cứ mâm cỗ nào dù ngày cưới hỏi hay lễ tết đều có 2 đĩa xôi vò và chè kho.

Chè kho Mỹ Độ là món ngon dùng trong các lễ cúng tổ tiên
Chè kho Mỹ Độ là món ngon dùng trong các lễ cúng tổ tiên

Ngoài ra, người Bắc Giang vẫn còn có thói quen thưởng thức chè đỗ đãi với uống trà sen – một thứ đặc sản khác của vùng đất này vào buổi sớm.Nó như mang lại nguồn cảm hứng bất tận và sự sảng khoái cho một ngày dài.

Bánh vắt vai

Dây là món ăn độc đáo của người Cao Lan, nổi tiếng được làm từ giống gạo nếp cái hoa vàng, có vị thơm, ngon và ngọt bùi.Bánh hấp dẫn bằng chính cái tên lạ và hình thức của nó. Tên gọi này xuất phát từ việc bánh có thể vắt lên vai khi đi đường và thưởng thức bất kỳ thời điểm nào. Đây là loại bánh truyền thống của người Cao Lan nên ngay từ nhỏ, các thiếu nữ đã được bà, mẹ truyền dạy cách làm.Bánh khi làm xong dậy lên mùi thơm khó tả.Nhìn cái bánh được gói từ lá chuối dân dã, bình dị tỏa mùi thơm của ngảu cứu.

Bánh vắt vai của người Cao Lan được dùng để biếu cho họ hàng xa, nó có mùi thơm của đậu, vị dẻo của nếp và mùi ngai ngái của ngải cứu
Bánh vắt vai của người Cao Lan được dùng để biếu cho họ hàng xa, nó có mùi thơm của đậu, vị dẻo của nếp và mùi ngai ngái của ngải cứu

Trong những dịp lễ tết, người Cao Lan vắ bánh trên vai đi biếu họ hàng nội ngoại ở xa.Nếu một lầm đến với Bắc Giang hãy thử cho bằng được món bánh này bởi hương vị thục sự độc mà lạ.Bánh có vị bùi , thơm của nhân đậu xanh bên trong, thêm vị ngọt của đường, vị dẻo của nếp và chút hương ngai ngái của ngải cứu khiến món bánh trở nên đậm đà.Đến Lục Ngạn vào mùa tháng 3 âm lịch hay dịp gần Tết, bạn sẽ dễ dàng tìm mua bánh trong các chợ quê hoặc được người Cao Lan mời ăn trong mỗi dịp lễ hội.

Cua Da sông Thương

Về sông Thương ăn cua da thôi- đã đến mùa cua da rồi! câu nói đó đủ để biết món cua này ngon như tế nào.Cua da xuất hiện nhiều vào tháng 10 đến 11 hằng năm và trước khi trở thành đặc sản nó đã bị người dân hắt hủi.Ngày xưa, cua da được xem là đồ bỏ đi vì người ta nghĩ nó đọc nhưng ngày nay đó là món đặc sản của tỉnh Bắc Giang.Laoif cua này sống trong ghềnh đá, kích thước chừng bằng con ghẹ, về hình thức giống loài cua đồng nhưng chân dài, to gấp ba, bốn lần cua Đồng và mang một số đặc điểm khác biệt với cua đồng.Đố là hai càng có lớp lông như rêu bám vào, yếm cua cũng có lớp diềm rêu điệu đà.Chính cí lớp lông rêu này khiến nhiều người băn khoăn về tên gọi của loài cua “da” hay “ra”.

Cua sa sông Thương ngon, hấp dẫn, nhất là món cua hấp bia
Cua sa sông Thương ngon, hấp dẫn, nhất là món cua hấp bia

Nghe câu ” tháng chín cua ra, tháng ba cua vào” để nhớ đến mùa mà thưởng thức.Món cua này có thể chế biến thành nhiều món như: : Cua hấp bia, cua rang muối, cua chiên, cua giã nấu canh… Nhưng ăn cua Da ngon nhất và đơn giản nhất là đem hấp bia. Khi cua vẫn còn sống, đem rửa sạch bằng nước, xếp vào nồi, rắc thêm chút bột canh, bỏ thêm sả, gừng rồi cho thêm ít bia tưới đẫm cua rồi bắt đấu hấp, khi nào mùi thơm lan tỏa là đưa ra thưởng thức.Món ăn này mà uống kèm với bia thì nhân gian không còn gì so sánh được.

Xôi Ba màu

món xôi ba màu này là món ăn độc đáo mang sắc thái riêng của văn hóa ẩm thực người dân tộc nùng huyên Lục Ngạn.Để tọa ra món xôi này, đồng bào sử dụng những nguyên liệu có sẵn từ thiên nhiên chứ không sử dụng phẩm màu.

Xôi ba màu được làm từ nếp cái hoa vàng trộn với nước lá tự nhiên
Xôi ba màu được làm từ nếp cái hoa vàng trộn với nước lá tự nhiên

Món xôi ba màu được chế biến từ lá cây cẩm đỏ, cây sau sau trên rừng, nghệ và gạo nếp cái hoa vàng.Những loại lá này giã nhỏ, lấy nước rồi đem đun sôi, đỏ gạo vào ngâm.Sau đó ôi được đò lên, đủ ba màu.Những nguyên liệu làm màu này rất có lợi cho sức khỏe.Lá sau sau có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.Lá cẩm đỏ trị chấn thương gân, cơ, tránh rôm sảy.Lá nghệ chữa đau bụng và các bệnh về da.Hằng năm vào ngày 3/3 âm lịch, các gia đình người Nùng lại làm mâm xôi để cúng tôt tiên , chào đón tổ tiên về phù hộ cho con cháu.

Rượu làng Vân

Rượu Làng Vân là đặc sản, một thứ quà tặng mỗi khi ai đó có dịp lên vùng Kinh Bắc đều muốn mua về làm quà biếu bạn bè và những người thân trong gia đình.
Dưới các triều đại phong kiến, Rượu làng Vân là lễ vật dâng lên vua chúa để sử dụng trong những buổi tiệc ở chốn cung đình.”Vân hương mỹ tửu” là 4 từ hoa mỹ còn lưu truyền trong dân gian do vua Trần Hy Tông phong cho rượu làng Vân .

Rượu làng vân được vua Trần Hy Tông đặt cho cái tên: vân hương mỹ tửu"
Rượu làng vân được vua Trần Hy Tông đặt cho cái tên: vân hương mỹ tửu”

Rượu được chế biến công phu để cho ra giọt rượu thơm, ngon nhất.Nguyên liệu để nấu gạo là loại nếp cái hoa vàng thơm ngon.người Vân Hà luôn tự hòa về sảm phẩm rượu của mình.Họ cho rằng rượu thơm ngon hấp dẫn không chỉ bởi looaij gọa nếp cái hoa vàng mà còn pử thứ men gia truyền được là từ 35 vị thuốc bắc và dòng nước tinh khiết được lấy từ các giếng khơi trong làng.Công thức nấu rượu được truyền cho con trái và con dâu vì con gái đi lấy chồng sẽ mang theo công thức nấu rượu sang làng khác.bởi vậy mà trong dân gian còn truyền câu ca dao:

”Trời mưa cho ướt lá khoai
Đố ai lấy được con trai Thổ Hà
Trời mưa cho ướt lá cà
Đố ai lấy được đàn bà Vạn Vân”

Ngoài những món ngon trên, đến với xứ Kinh Bắc, du khách còn có nhiều món ngon khác như:xôi trứng kiến,nham cá Bắc Giang, bún Đa Mai,cam Bố Hạ, bánh đa Kế…hấp dẫn du khách gần xa.Hãy một lần về với vùng đất Bắc Giang giàu truyền thống văn hóa để cùng khám phá những món ngon hấp dẫn mà không phải nơi nào cũng có được.

Tags: phuong tien giao thong, khach san bac giang, diem du lich bac giang, dac san bac giang

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

09 3844 3855