Đặc sản Đắk Nông -những món quà tặng từ núi rừng Tây Nguyên
Tôi đã từng xách ba lô lên và đi đến mọi nẻo đường của đất nước, cái ấn tượng độc đáo của mỗi vùng đất luôn được khắc ghi trong những trang nhật ký, những tấm hình.Và cái tôi học được đó là mở mang tầm mắt, mở mang kiến thức về những chặng đường.Món ăn không chỉ vậy những luôn là linh hồn, nguồn động lực sau những chuyến trèo đèo lội suối.Đến với Đắk Nông , tôi như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh với những khung hình cuốn hút đến lạ.Đặc sản Đắk Nông lại khiến bất cứ ai xiêu lòng bởi sự chân chất, mộc mạc đậm chất núi rừng Tây Nguyên.
Những phương tiện giao thông cần biết khi di du lịch Đắk Nông
Khách sạn ở Đắk Nông giá rẻ nên tham khảo
Những điểm du lịch Đắk Nông không thể bỏ qua khi đi đến Tây Nguyên
Cà phê Đức Lập
Cà Phê là thế mạnh của vùng Tây Nguyên, đi đến đâu ta cũng bắt gặp những ngọn đồi ngút ngàn chạy dài trên những quả đồi.Tây Nguyên nổi tiếng với cà phê Buôn Mê Thuột, nhưng khi đến Đắk Nông, tôi thưởng thức một thứ cà phê nguyên chất thực sự- cà phê Đức Lập.Đây là tên cũ của huyện Đắk Mil, một địa phương có đất đai tổ nhưỡng phù hợp với cây cà phế.Hiện nay Đắk Mil có diện tích cà phê lớn nhất tỉnh hiện nay.Do thuận lợi về mặt tự nhiên, mặt khác, người dân địa phương đã có kinh nghiệm trong chăm sóc, thu hoạch và sơ chế nên chất lượng cà phê Đắk Mil có chất lượng cao.
Cà phê Đắk Mil với vị ngon, sánh,mùi thơm thoang thoảng lan tỏa cả một không gian.Khi uống vị đắng nguyên chất đọng lại ở cổ, nhưng rồi vị ngọt bùng lên trong miệng, ai sành cà phê chỉ thích cà phê đen, còn tôi, thích nhâm nhi ly cà phê ít sữa, vừa béo béo, ngọt ngọt, thơm thơm.
Khoai lang Tuy Đức
Khoai lang ngày nay được ưa chuộng trên thị trường.Dù là món ăn bình dân những có giá khá “cắt cổ” và nó có giá trị inh tế cao.Khoai lang Tuy Đức được nhiều người tiêu dùng biết đến bởi củ to,dàì và ăn thơm, ngon, ngọt.Đây là gống khoai lang Benzen có nguồn gốc từ Nhật Bản.Được vào tận vườn khoai,nhổ lên, và luộc lên, ăn khi có vị bùi, béo.Khoai Tuy Đức có hàm lượng tinh bột và dinh dưỡng cao, được người tiêu dùng ưa chuộng , nhiều doanh nghiệp thu mua để sản xuất ra các mặt hàng như bánh, kẹo, mứt…để xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Singapore, Malaysia…
Trái cây Đắk Nông
Từ lâu, trái cây Đắk Nông nổi tiếng gần xa với nhiều đặc sản thơm ngon.Nhất là vùng Đắk Mil.Hằng năm, cứ vào tháng 4 cho đến tháng 9 là người dân trong huyện lại bước vào mùa thu hoạch bơ và sầu riêng…
Đi trên những con đường,bơ, sầu riêng, xoài nhiều vô kể .Bơ trái sum suê trĩu cành,nó như một món quà được nhiều người mua về làm quà biếu và là niềm tự hòa của người dân nơi đây.Bơ Đắk Mil thơm ngon, ăn bùi luôn được yêu thích trên thị trường.Các giống sầu riêng, mít nghệ Đắk N’drot, xoài Đắk Gằn .Những loại trái cây này mang lại giá trị kinh tế cao,đem lại nguồn thu nhập lớn cho người dân.Ở các huyện khác , diện tích cây ăn quả ngày càng tăng và có sự đa dạng về chủng loại như bưởi, cam, xoài, nhãn, vú sữa, chôm chôm, mận, mít…Với vùng đất bazzan màu mỡ , những cây trồng này cho năng suất cao hơn những vùng đất khác.Hơn nữa,tỉnh Đắk Nông còn hướng tới xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, bước đầu là sầu riêng Đắk Mil cùng nhiều loại trái cây khác.
Trái cây Đắk Glong- đặc sản ổi Đắk Glong
Đắk Glong là địa phương có nhiều trang trại trồng cấy ăn trái như cam, quýt, bơ, thành long đỏ ruột, dưa , chuối…Thoe thống kê, toàn huyện có khoảng 1.000 ha an trái mang lại nguồn lợi lớn cho người dân.Những năm gần đây, nhiều người dân trong huyện Đắk Glong đã đưa giống ôi ứng dụng công nghệ cao vào trồng.Đây là giống ổi siêu sạch với nhiều khâu chăm sóc cây được tiến hành một cách chặt chẽ , đúng quy trình ,kỹ thuật, nhất là đảm bảo cách ly tốt nhất với á loại thuốc trừ sâu, bón lá..Khi trái ổ lớn bằng ngón chân cái, đã được bọc bằng xốp và bao ni lông để tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tránh thuốc trừ sâu, thuốc cỏ , côn trùng hại quả…Nhờ tích hợp thỏ nhưỡng, khí hậu vùng Đắk Glong nên ổi phát triển tốt, trái bóng đẹp, ngọt dịu và cho trái quanh năm.
Rượu cần
Rượu cần được ví như linh hồn của các buôn làng.Kể cả trai hay gái đều thích thú.Uống rượu cần thể hiện tính đoàn kết, yêu thương , là một trong những điểm khách biết so với các vùng miền khác của người Kinh.
Rượu cần có nhiều loại trong đó người dân chủ yếu dùng rượi thóc lúa.Rượu thóc lúa mới xay, rửa cho sạch, ngâm nước rồi trộn men ròi bỏ vào ché.Lấy lá chuối bịt kín lại năm, sáu hôm là dùng được.Rượu cơm là rượu làm bằng gọa nấu thành cơm ủ với men.Hoặc là trộn đều rồi bỏ vào ché.Có một cách khác nữa chính là bỏ một lớp cơm, một lớp men. Cơm rượu chỉ độ vài ba hôm là nở tràn ché.
Ngoài ra còn có rượu kê, bo bo, bắp, mì, v.v… thì cũng làm theo cách trên. Khi uống dùng cần làm bằng cây trúc hay triêng nhỏ mà dài. Cuốn cây triêng thường dài cả mét, chặt đem về phơi khô, rút lõi bỏ đi, dùng làm cần rượu thì tuyệt.Mọi người cùng nhau ngồi bên ché rượu cần, thay nhua uống mà không sợ mất vệ sinh.Du khách lên đây luôn muốn được thưởng thức rượu cần, vừa nghe những bản cồng chiêng, ngắm những cô gái, chàng trai nhảy múa bên bếp lửa là nghe già làng kể khan.Trải nghiệm đó khiến nhiều người không thể nào quên được.
Cơm lam
Là món nổi tiếng ở Tây Nguyên, cơm lam đòi hỏi sự tỉ mỉ đểm cơm vừa dẻo, ngon mà không bị cháy.Khi nấu, gạo sẽ được bỏ vào ống nứa non đã khô, cho gạo nếp đã được ngâm qua đêm trộn chút muối và nướng trên bếp củi.Khi chín sẽ dậy mùi thơm của gạo, quện lẫn mùi tre nữa làm say lòng bất kỳ du khách nào.Cơm lam khi thưởng thức, chỉ cần bóc vỏ nứa bên ngoài, cắt từng khúc dùng với muối vừng, thịt gà hoặc lợn rừng nướng.
Lẩu rau rừng
Gọi là lẩu rau rừng nhưng giống như món canh thì đúng hơn.Với hơn 10 loại lá rừng được chọn lọc cẩn thận,để không loại lá nào khắc khẩu với nhau.Nói là lẩu nhưng nó được nấu cùng tôm khô hoặc thịt các loại.Món Lẩu rau rừng này được chế biến bởi những người dân tộc bản địa đúc rút kinh nghiệm từ bao đời nay khi phải đối diện với cuộc sống khó khăn.Để có thắc ăn hằng ngày, họ đã vào rừng để hái những loại lá khác nhau về nấu canh.Trải qua thời gian,”lẩu” lá rừng đã trở thành món đặn sản của người dân tộc bản địa và rất co sứt hút đối với du khách.Món ăn này lạ miệng, ăn mãi không chán.Mỗi loại lá rừng đều chứa đựng nhiều chất dinh dưỡng, thơm ngon bổ dưỡng có tác dụng tốt cho sức khỏe.
Cà đắng
Cà đắng là cà mọc dại nhiều trên rừng, trên rẫy, hiện nay được nhiều người dân Tây Nguyên trồng trong vườn nhà, ra quả quanh năm.Cà này to hơn cà pháo của người Kinh, có gai, màu xanh sọc đốm trắng,đặc biệt là có vị đắng rất đặc trưng.Cà đắng có thể nấu với cá tươi, cá khô, tép khô hay thịt rừng..ngoài nấu chín, người Ê Đê còn ăn cà đắng sống bằng cách dã nát cà rồi cho thêm muối ,ớt, bột, ngọt, lá é, lá và củ nén.
Cá lăng sông Sê Rê Pốp
Sông Sê Rê Pốk chuayr qua địa phạn tỉnh Đắk Nông.Ai đã ăn lẩu cá lăng thì đều không ngớt lời ca ngợi vì độ thơm, ngon của nó.Loài cá này sống trên dòng sông nên có vị ngọt, béo và thơm ngon.Người ta thường chế biến thành món nướng,làm chả cá, cá lăng om chuối,cá lăng hấp, cá lăng xào tỏi nhưng hay nấu cháo…món nào cũng ngon nhưng thú vị nhất vẫn là lẩu cá lăng nấu canh chua, vừa giải nhiệt lại ổ dưỡng, được nhiều người lựa chọn trong dịp hè.
Canh thụt đọt mây
Đây là món ăn đạc sản của người M’nông, Mạ, phỏ biến ở vùng phía nam tỉnh Đắk Nông như Đắk Rlấp,Tuy Đức,, Đắk Glong, Đắk Song, thị xã Gia Nghĩa.Món ăn này thường có khách quý mới nấu và dùng trong các dịp lễ hội.Ngoài đọt mấy, nguyên liệu nấu canh thịt còn có rau nhíp, măng thịt hoặc cá suối, ít con mối và vài con dế chũi…
Tất cả các nguyên liệu đều cho vào ống lồ ô tươi, bịt kín đầu.Khi nấu , ống lồ ô pahsir để nghiêng trên lửa và quay tròn cho canh chín đều.Khi nấu vừa chín tới, người ta thương lấy đoạn dây mây có gai đâm vao trong ống cho nguyên liệu canh nát nhừ, hòa quyện vào nhau.Khi đó muối, ớt, dduwwocj bỏ vào thụt đều, có thể bỏ thêm một ít rau thơm.Trong một số người thì món này có thể ví như một loại “thực phầm chức năng” hỗ trợ đắc lực cho hệ tiêu hóa , tuân hoàn, bài tiết của người dùng.
Măng chua rừng
Trong những miếng ngon của rừng,măng chua cũng là một món khoái khẩu cảu đồng bào dân tộc.Măng tươi giã dập với ớt rồi đem ủ trọng hũ sành, khoảng 2 tuần sau, măng chua đến độ vừa dùng được.Miếng măng giòn tan, cả nước lẫn cái đều có vị chua, cay, đắng, ngọt.Măng chua nấu với cá trê, và nấu với thịt gà hấp dẫn nhất khiến ai ăn cũng mê hoặc.
Tags: phuong tien giao thong, khach san dak nong, diem du lịch dak nong