skip to Main Content

Đặc sản Hà Nam xiêu lòng khách đến

Qua Hà Nam, ta được đắm mình trong không gian thiên nhiên hữu tình, khám phá những ngôi đền chùa có giá trị văn hóa rất lớn.Tuy nhiên Du lịch Hà Nam mà không thưởng thức ẩm thực thì quả là một thiếu sót.Ẩm thực Hà Nam là cả một sự tinh túy, sự bồi đắp của nền văn hóa

>>Những điểm du lịch Hà Nam hấp dẫn du khách

>>Khách sạn Hà Nam-Khách sạn nhà nghỉ giá rẻ

>>Phương tiện giao thông Hà Nam cần biết khi đi du lịch

1.Mắm cáy Bình Lục-Đặc sản Hà Nam

Ở Hà Nam, cáy có nhiều ở vùng nước lợ như Thanh Liêm, Bì Lục, Kim Bảng,,,thế nhưng nghề làm mắm cáy phát triển mạnh ở huyện Bình Lục.Mắm cáy được chế biến công phu,cầu kỳ và tốn nhiều thời gian.Những con cáy nhỏ được lột yếm,bóc trắng, dã cho thật nhuyễn rồi trộn muối đem ủ kín trong vại.Sự cầu kỳ của món ăn đòi hỏi người dân nơi đây phải phơi đủ nắng, đủ suwong sao cho thậy ngấu mới đem dùng.Mắm cáy có mùi thơm đặ trưng, ngọt thơm của cáy chấm các món ăn thì tuyệt vời.

Mắm cay có mùi thơm đặ trưng, ngọt thơm của cáy chấm các món ăn thì tuyệt vời.
Mắm cay có mùi thơm đặ trưng, ngọt thơm của cáy chấm các món ăn thì tuyệt vời.

2.Cá kho niêu đất làng Vũ Đại

Cái tên “làng Vũ Đại ngày ấy” gắn liền với nhân vật Chí phèo, thị nở lại có một thương hiệu cá nổi tiếng mà khi nhắc đến ai cùng thèm: cá kho nồi đất làng Vũ Đại.Món này ngày xưa chỏ có hàng quý tộc như Bá Kiến mới có ăn.Cá kho được tọa nên thương hiệu riêng nhiều khâu chế biến cầu kỳ, và hương vị hấp dẫn.Nguyên liệu được chọn làm món ăn thường là cá trắm đen, làm sạch rồi đặt vào niêu đất. Dưới niêu được lót lớp riềng nhằm tránh cá bị cháy khi kho suốt 10 – 12 giờ. Cá kho đúng điệu khi khúc cá có màu nâu sậm, thịt mềm, xương tan… ăn không phải bỏ đi chút nào.Ngày nay, cá kho làng Vũ Đại đi khắp đất nước, và nững người con xa quê đều muốn có một niêu cá trong bữa ăn gia đình.

Cá kho nồi đất làng Vũ Đại đúng điệu khi khúc cá có màu nâu sậm, thịt mềm, xương tan… ăn không phải bỏ đi chút nào.
Cá kho nồi đất làng Vũ Đại đúng điệu khi khúc cá có màu nâu sậm, thịt mềm, xương tan… ăn không phải bỏ đi chút nào.

3.Rượu làng Vọc

” Uống một ly rượu làng vọc cảm giác như trải qua ba đời.Rượu Vọc đủ vị, cay đắng, ngọt, bùi, ấy là thăng trầm dâu bể”.
Làng quê hà Nam xưa với những mái ngói, nhà tranh nhưng luôn thanh bình và yên ả.Đến với làng Vọc, hương thơm của rượu lan tỏa khiến nhiều du khách “say”.Từ bao đời nay, người làng Vọc chỉ trung thành với một công thức chưng cất rượu. Rượu được nấu bằng gạo đặc sản ủ với men ta gồm 36 vị thuốc Bắc. Công đoạn làm rượu rất công phu. Từ lúc úp men phải trải qua 2 – 3 ngày, chờ khi men dậy mới được mở. Cơm rượu nấu chín vừa, không khô hoặc nhão quá, đánh tơi để nguội trước khi rắc men, sau đó cho vào vò sành ủ 48 tiếng, khi có mọng mới được đổ nước, sau 2 đêm thì đem nấu.

Rượu Làng Vọc nổi tiếng gần xa
Rượu Làng Vọc nổi tiếng gần xa

Để có được mẻ rượu ngon, người làm nghề phải có cái tâm và thực hiện nghiêm ngặt các quy trình sản xuất. Thời tiết chính là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng của rượu và tháng 8 âm lịch được chúng coi là thời điểm lý tưởng để nấu rượu. Mọi công đoạn nấu rượu đều tuân thủ nghiêm ngặt, kỳ công mới cho ra được mẻ rượu chất lượng.Cầm chai rượu trong veo, chỉ cần mở nút hoặc lắc nhẹ, những bọt rượu chạy quanh chai bám chặt với nhau toả ra hương thơm ngào ngạt.

4.Chuối ngự Đại Hoàng

Nổi tiếng là dặc sản tiến vua, chuối ngự vùng chiêm trũng không giống như chuối ngự trâu, quả to ăn nhật.Buồng chuối khá nhỏ, nhưng đẹp quả căng tròn,vàng óng, cuống xanh, đầu ruồi có ba chiếc tua cong đẹp.Chuối ngự Đại Hoàng khi ăn có vị ngọt, hương thơm lan tỏa, càng ăn càng thích.

Chuối ngự Đại Hoàng ăn ngọt, thơ, quả bóng đẹp
Chuối ngự Đại Hoàng ăn ngọt, thơm, quả bóng đẹp

4.Bún Tái Kênh

Làng Tái Kênh là một làng thuần nông, người dân nơi đây chủ yếu là nghề nông nghiệp và một số nghề thủ công kiếm thêm thu nhập.Bún Tái Kênh không biết có mặt ở vùng đất này từ bao giờ chỉ bu=iết rằng nó đã có mạt nơi đây rất lâu qua bao thế hệ.

Bún Tái Kềnh ăn giòn, dai, thơm không dùng chất bảo quản
Bún Tái Kềnh ăn giòn, dai, thơm không dùng chất bảo quản

Để làm được một mẻ bún thơm ngon, khâu chọn bún vô cùng quan trọng, phải là gạo khang dân , gại ải mới ngon.Bún được ngâm kỹ cho nở rồi vo sạch để ráo nước.Sau đó đem xay nhuyễn với nước tạo thành hỗn hợp bột dẻo, mịn.Bột xay xong được ngâm 2 ngày tọa độ chua, khi gạn nước chua , đổ hỗn hợp bột trắng lên mảnh vải cho ráo nước rồi đưa lên bàn ép cho bột khô cứng.sau đó nhào bột và luộc cho vào máy vắt thành sợi.Bún được làm thủ công và đảm bảo không có phụ gia và chất bảo quản.
Bún Tái kềnh nổi tiếng khắp một vùng rộng lớn, người ta mua bún Tái Kềnh về ăn với thịt lợn luộc ăn thay cơm hay kết hợp với các loại thực phẩm khác ăn ngon lạ lùng.

5.Quýt Lý Nhân- Đặc sản Hà Nam

Lý Nhân là một huyện ằm ven sông Hồng,nơi đây được phù sa bồi đắp nên đất đai màu mỡ, hoa màu,cây cối phát triển.Nơi đây nổi tiếng với nhiều đặc sản như cá, tôm, hồng,cam, nhãn…nhưng nổi tiếng nhất vẫn là quýt.
Quýt Lý Nhân có hương vị ngọt ngào, ăn rồi nhắc mãi.Khác với các giống quýt của các địa phương khác, quýt Lý Nhân có quả dẹt, vỏ mỏng và giòn. Khi quýt chín, vỏ màu vàng ươm, có nhiều tia tinh dầu li ti ở trên bề mặt. Bóc quýt, vỏ sẽ cho một hương thơm rất đặc trưng.Qúy Lý Nhân có giá trị dinh dưỡng cao, không chỉ cung cấp nhiều vitaminc mà vỏ quýt còn có tác dụng chưa bệnh.Những năm gần đây Quýt lý Nhân được khách hàng ưa chuộng, trở thành thương hiệu riêng cho vùng.

Quýt Lý Nhân có hương vị ngọt ngào, ăn rồi nhắc mãi
Quýt Lý Nhân có hương vị ngọt ngào, ăn rồi nhắc mãi

6.Bánh cuốn chả nướng Phủ Lý- đặc sản Hà Nam

Đến Phủ Lý, đừng quên ăn món bánh cuốn chả nướng.Món ăn này đã gây thương nhớ cho biết bao người.Cũng là bánh cuốn như các địa phương khác nhưng bánh cuốn nơi đây có một đặc trưng riêng.Nếu bánh cuốn Làng Kênh – Thành phố Nam Định được tráng mỏng, nhiều nhân mộc nhĩ cùng với hành phi và được phủ một lớp mỡ, hay như người Hà Nội vốn quen thuộc với thứ bánh cuốn Thanh Trì nhân thịt băm mộc nhĩ xào, ăn cùng chả quế cầu kỳ thì bánh cuốn Phủ Lý – Hà Nam lại đậm chất dân dã, bánh cuốn chả Phủ Lý được ăn kết hợp với chả nướng, các loại rau thơm cùng nước chấm nóng và các loại gia vị khác thì quả thật chỉ có ở Phủ Lý mới có.Chả được làm từ thịt lợn ba chỉ, thái mỏng, sau khi ướp nước mắm, hạt tiêu cùng một số gia vị khác…người ta xiên vào những chiếc que tre, đặt lên chậu than hoa đang cháy đỏ.

bánh cuốn chả Phủ Lý được ăn kết hợp với chả nướng, các loại rau thơm cùng nước chấm nóng và các loại gia vị khác
Bánh cuốn chả Phủ Lý được ăn kết hợp với chả nướng, các loại rau thơm cùng nước chấm nóng và các loại gia vị khác

Dưới bàn tay khéo léo của người quạt chả đảo đều, quạt to lửa, thịt được chín nhanh toả mùi thơm phức. Món nước chấm cũng được pha chế một cách cầu kỳ, sau đó đun nóng.Khi ăn có thể kèm thên đu đủ muối, dưa góp.Khi ăn thịt nướng thơm ngậy, dưa góp và đu đủ chua giòn, nước chấm nóng cùng bánh cuốn mềm mại quyện vào nhua thạo thành món ăn ngon khó cưỡng.Cái cảm giác được ăn một món gì ngon khiến người ta nhớ mãi không nguôi.Ngoài ra, người ta còn ăn kèm bánh cuốn với rau thơ,rau sống tùy vào sở thích.

7.Bún cá rô đồng-đặc sản Hà Nam

Đặc sản Hà Nam ngoài các món ăn tren còn có một món ăn dân dã” bún cá rô đồng.Hà Nam là đât nông nghiệp nên đồng ruộng nhiều.Cá rô nơi đâu thịt chắc, thơm ngon.Sự cầu kỳ của món ăn thể hiện khi các đầu bếp chọn cá rô đồng “chính hiệu” của vùng quê chiêm trũng chứ không phải cá rô phi, cá rô lai được bán đại trà trong các chợ.Bún cá rô đồng Hà Nam cuốn hút người ăn nhờ lớp thịt vàng ruộm xen lẫn màu xanh của rau cải, vị ngọt thơm của nước dùng…

Bún cá rô đồng chính hiệu Hà Nam ăn bắt mắt, thơm ngon vô cùng
Bún cá rô đồng chính hiệu Hà Nam ăn bắt mắt, thơm ngon vô cùng

Ngoài những món ăn trên, Hà Nam còn nhiều món ăn dân dã,bình dị khác ở mỗi vùng quê mà chỉ khi đi sâu, tìm hiểu mới cảm nhận được cái ngon, cái quý.

Tags: phuong tien giao thong, diem du lich ha nam, dac san ha nam, khach san ha nam

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

09 3844 3855