Đặt chân lên Đồng Văn- đứng dưới cột cờ Lũng Cú
Đặt chân lên Đồng Văn- đứng dưới cột cờ Lũng Cú.Đất nước- mỗi một phần lãnh thổ đều thiêng liêng, mỗi một tấc đất mà cha ông ta gìn giữ luôn đánh đổi bằng xương máu.Để đánh dấu mốc quan trọng đó, mối cột mốc luôn là một phần của lịch sử kéo dài vô tận.
- Khám phá núi đôi Quản Bạ ngọn núi độc đáo nhất Hà Giang
- Tháng 10 rủ nhau ngắm hoa tam giác mạch ở Hà Giang
- Cao nguyên đá Hà Giang-độc đáo và bí ẩn
- Những lễ hội độc đáo ở Hà Giang-nét đẹp miền núi Tây Bắc
Dải đất cong cong hình chữ S có 4 điểm cục bắc, đông, tây, nam thì Lũng Cú Hà Giang là cực bắc- nơi địa đầu tổ quốc từ lâu đã là hình ảnh thiêng liêng trong lòng mối người con đất Việt.
Cột cờ Lũng Cú là cột cờ quốc gia nằm trên đỉnh Lũng Cú thuộc điểm cực bắc Việt Nam, núi còn có tên khác là núi rồng (Sơn Long),có tọa độ 23°21’49’’vĩ Bắc và 105°18’58’’ kinh đông.Theo thực tế, điểm cực bắc còn cách khoảng 2 km nữa nhưng trước nay, cột cờ Lũng Cú luôn tồn tại trong tâm thức của bao người Lũng Cú là điểm địa đầu tổ quốc.
Nếu đến đây vào mùa xuân, bạn sẽ được nghe tiếng đàn môi tâm tình gọi bạn, tiếng khèn của người Mông say mê, quyến rũ và tiếng trống đồng âm vang bên bếp lửa bập bùng. Đến đồn Biên Phòng dưới chân núi Rồng, phải trải qua cuộc hành trình chinh phục 389 bậc thang đá, và hơn 140 bậc trong lòng cột cờ xoáy trôn ốc bằng sắt vmới có thể đặt chân đến đỉnh cột cờ.
Lũng trong tiếng H’Mông là ngô, Lũng Cú là Lũng Ngô, sở dĩ có tên như vậy vì nơi đây có những cánh đồng ngô bạt ngàn.Dường như cái sự bình dị, đơn sơ vốn có của người miền núi.Nhưng có mọt cách giả thích khác mang sắc màu huyền thoại về ngọn núi Lũng Cú .
Lũng cú hay còn gọi là núi Rồng, núi Long Cư, tức nơi rồng thiêng từng cư ngụ.Trên đỉnh Lũng Cú nếu quan sát kỹ ta thấy ở phía tây có hai hồ nước , mặc dù ở độ cao chót vót này nhưng nguồn nước luôn trong xanh không bao giờ cạn.Người dân gọi hai hồ nước là “long nhãn”.Tương truyền xưa kia, cư dân vùng này luộn thiếu nước sinh hoạt, điều đó làm cho rồng thiêng động lòng trắc ẩn nên trước khi bay về trời đã để lại đôi mắt cho dân làng, tạo thành hồ nước ngày nay.
Không chỉ thế, nơi đây còn gắn liền với lịch sử dân tộc, lịch sử ghi chép lại rằng, xưa Lỹ Thường Kiệt đã dựng trống ở đây để truyền tin về sự an nguy của vùng biên ải.Tiếng trống đã thức tỉnh lòng tự hòa dân tộc, ý thức bảo vệ chủ quyền , mỗi tấc đất tấc vàng.
Cột cờ Lũng Cú theo tương truyền được xây dựng từ thời lý, làm từ cây sa mộc cao trên 10 m.Đến thời thuộc Pháp, cột cờ được dựng lại, trải qua bao lần trùng tu, đến nay cột cờ ngày nay chính thức được xây dựng với tổng chiều cao 33.15 mét, trong đó chân cột cao 20.25 mét, cán cờ cao 12.9 mét, đường kính ngoài chân cột rộng 3.8 mét. Cột cờ được thiết kế hình bát giác giống cột cờ Hà Nội, 8 mặt chân cột mô phỏng hoa văn trống đồng Đông Sơn và minh họa những thời kì lịch sử khác nhau của đất nước.
Đến với cột cờ lũng Cú, du khách có thể ghé thăm đồn biên phòng Lũng Cú, nơi đây có một trạm chuyên làm nhiệm vụ bảo vệ lá cờ trên đỉnh cột cờ Lũng Cú và hầy như 10 đến 15 ngày, lá cờ lại được thay mới do sức gió trên đỉnh núi rất mạnh khiến lá cờ dễ bị hư hỏng.Những lá cờ này được giữ làm quà tặng cho những đoàn khách đặc biệt đặt chân đến đây.Được mang theo lá cờ-một kỷ vật tung bay trên đỉnh cực bắc là một món quỳ ý nghĩa, thiêng liêng đối với bất kỳ đứa con đất Việt nào.
Đứng dưới lá cờ đỏ sao vàng ấy, mỗi người con đất Việt đều có những cảm xúc rất riêng, thiêng liêng khó tả.Vang vọng đâu đó là bản quốc ca tổ quốc cùng tiếng trống thúc giục dồn dập từ ngàn đời xưa.Những trang sử vàng hiện ra, thiêng liêng và hào hùng.Có lẽ , đến với cột cờ Lũng Cú là một trải nghiệm đặc biệt, mang ý nghĩa tuyệt vời mà thế hệ trẻ cần hứa và thực hiện: bảo vệ tổ quốc, gìn giữ núi sông.
Tags:phuong tien giao thong, khach san ha giang, dac san ha giang,diem du lich ha giang