skip to Main Content

Đi du lịch-khám phá lễ hội ở Sa Pa

Sa Pa không chỉ chào đón du khách bằng những điểm du lịch hấp dẫn, những món ăn ngon nổi tiếng mà nơi đây còn có nhiều lễ hội đặc sắc, thẻ hiện nét văn hóa của đồng bào các dân tộc miền núi.Còn chần chừ gì nữa, những bạn trẻ đam mê du lịch, hãy xách ba lô lên và tham gia lễ hội  du lịch Lào Cai tại Sa Pa thôi.

Xem thêm:

Lễ hội xuống đồng ngày xuân của dân tộc Tày, Dao

Vào ngày mồng 8 tết hằng năm, người Tày, Dao lại mở hội xuống đồng.Lễ hội này thu hút du khách thập phương và nước ngoài tham gia.Trong lễ hội bao gồm phần rước đát, rước nước, lễ cúng, lễ cày…cùng nhiều tiết mục văn nghệ và trò chơi dân gian của đồng bào người Tày và Dao.

Lễ hội xuống đồng có nhiều nghie lễ đọc đáo, thu hút du khách về tham gia
Lễ hội xuống đồng có nhiều nghie lễ đọc đáo, thu hút du khách về tham gia

Những màn trình diễn hấp dẫn và được nhiều người tham gia nhất chính là màn xòe của các cô gái trong tiếng khèn trống.Những động tác xòe điệu đà, duyên dáng và uyển chuyển mời mọi người tham gia.Cứ thế dòn người cùng nhua hòa vào điệu nhạc, điệu xòe rộn ràng mang đến tiếng cười vui vẻ.Kết thúc điệu xòe, mọi người lại trở về với những trò chơidân gian khác như nèm còn, đánh đu,đẩy gậy, đánh quay…

Lễ tết Nhảy của người Dao ở Tả Van

Lễ tết Nhảy diễn ra vào mùng 1, 2 tết âm lịch nhưng khâu chuẩn bị được thanh niên trong bản tập dượt từ trước đó vài tháng. Điểm nhấn của lễ Tết nhảy chính là 14 điệu nhảy độc đáo và đặc sắc. Mỗi điệu nhảy lại mô tả những hành động khác nhau và kể về sự tích, truyền thống của dòng họ, công lao của tổ tiên.Lễ hội tết nhảy diễn ra với ý nghĩa cầu cho ” người yên vật thịnh, “uống nước nhớ nguồn”

Lễ hội ” nhặn Sồng” và “Nào Sồng”

Đây là lễ hội của người Dao đỏ ở làng Giàng Tả Chải (Tả Van – Sa Pa). Trước đây, vào những ngày tốt của tháng đầu năm, người Dao ở Giàng Tả Chải thường tôt chức lễ “Nhặn Sồng” ở khu rừng cấm của làng để giáo dục ý thức bảo vệ rừng.Đồ cúng lễ là một con lợn (to hay nhỏ tùy thuộc vào số người đến dụ nhiều hay ít).Con lợn này luân phiên hằng năm từng hộ gia đình trong làng nuôi dưỡng.Lợn dân cúng phải là lợn có lông đen tuyền, khỏe mạnh , béo tốt.Ngày làm lễ Nặn Sông, mỗi hộ gia đình cử 1 hoặc 2 người nam giới đi dự.Người đi dự phải mặc quần áo đẹp, mang theo lít rượu và một bát gạo với nét mặt hồ hởi tiến vào khu rừng hay bị phá ( theo quan niệm của đồng bào, nhà ở gần rừng hay thả rông gia súc và hay phá rừng nhiều nhất).Trong buổi lễ, ” chẩu chiếu”- người đứng đầu trông coi rừng do dân làng bầu ra đứng lên công bố những điêu luật ngăn chặn phá rừng , trừng phạt những ai vi phạm.Sau khi dân làng thảo luận ssex được Chẩu chiếu tổng hợp thành quy ước riêng của làng, mọi người tự giác noi theo.

Lễ hội Nhặn Sồng của người Dao đỏ
Lễ hội Nhặn Sồng của người Dao đỏ

Người Mông ở Séo Mí Tỷ , ở Dền Thàng Tả Van cũng như ở lao Chải , Hầu Thào, trước đây đều tổ chức lễ ăn ước tương gọi là lễ ” Nào Sồng”, ngày cúng thường là ngày thìn tháng giêng.Nôi dung quy ước “Nào Sồng” có sự mở rộng phạm vi điều chỉnh hơn làng người Dao.Bên cạnh việc bảo vệ rừng , chống thả rông gia súc , quy ước còn đề cập tới các vấn đề phòng chống trộm cawos, bảo vệ mùa màng, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong công việc và trong cuộc sống.

Lễ tết Nhảy

Lễ tết Nhảy chính là lễ hội thể hiện rõ nhất nét đẹp truyền thống của người đồng bào dân tộc Dao ở Tả Van. Đây là lễ hội “cầu phúc, cầu mệnh” của người Mông.Người Mông ở Sapa thường tổ chức hội vào ngày mồng 1 tết, còn người Mông ở Mường Khương lại tổ chức vào sáng mồng 3 tết.Lễ hội thường tôt chức trong khuôn viên gia đình.Tức những gia đình không có con hoặc hay ốm đay sẽ mời thầy cúng về làm lễ này.Những năm gần đây, chính quyền quan tâm mở rộng lễ hội này và nó trở thành một lễ hội chung cho người Mông.

Lễ hội tết nhảy đuổi ma của người Mông
Lễ hội tết nhảy đuổi ma của người Dao

Lễ quét nhà của người Xá Phó

Một trong những lễ hội truyền thống ở Sa Pa là lễ quét nhà của người Xá Phó. Thực chất đây là lễ cũng các loại ma theo quan niệm của người Xá Phó và cầu cho dân làng đường bình yên, gia súc khỏe mạnh và hoa màu tươi tốt.
Lễ thường được tổ chức vào tháng 2 âm lịch và là một lễ hội nổi tiếng truyền thống thần bí của người Xa Phó Sapa.

Những phụ nữ đang chuẩn bị cho lễ hôi Quét làng
Những phụ nữ đang chuẩn bị cho lễ hôi Quét làng

Trong lễ hội, người góp gà, người góp lợn, dê, chó..để làm mâm cúng các loài ma( thoe quan niệm của người Xá Phó), thầy cúng sẽ làm lễ và cùng dân làng nhảy múa cầu mông bình yên.Sau buổi lễ, mọi người cùng nhau ăn các vật cúng.Theo quan niệm của người Xá Phó, đồ cúng pahir ăn hết, không được đưa vào nhà.

Lễ hội Gầu Tào của người Mông

Lễ hội Gầu Tào là một lễ hội quan trọng của người Mông, và được cộng đồng người Mông sinh sống ở Lào Cai gìn giữ từ xưa đến nay.Thông thường, theo quan niệm của người Mông, những gia đình nào không có con, sinh con một bè hay có người thân trong nhà hay đau ốm, họ sẽ lên núi Gầu Tào làm lễ cúng  khấn thần linh ban cho con cái, sức khỏe và làm ăn phát đạt.Khi lời khấn cầu trở thành hiện thực, họ lại lên núi tạ ơn thần.

Lễ hội Gầu tào là một lễ hội quan trọng của người Mông
Lễ hội Gầu tào là một lễ hội quan trọng của người Mông

Theo tiếng Mông, Gầu Tào có nghĩa là : địa điểm chơi”.Theo tập quán, lễ hội Gầu Tào thường do ba gia đình có quan hệ huyết thống hoặc thông gia với nhau và có hoàn cảnh như nêu trên cùng tổ chức.Họ thường tổ chức lễ hội vào mùa xuân trong ba năm liền .Mỗi năm người ta sẽ trồng một cây nêu để ba gia chủ sẽ lần lượt lấy cây nêu và những vật treo trên cây nêu về để lấy phúc, lấy lộc.Để tổ chức lễ Gầu Tào, gia chủ phải mời chủ lễ (Trứ Tào) giúp chủ trì lễ hội và một người phụ nữ giúp việc (Nẹ Tào), đều phải là những người có gia cảnh yên ấm, hạnh phúc, kinh tế khá giả, cùng với hai thanh niên, nam nữ, giúp chủ lễ là Tú Tào và Sảy Tào.Lễ hội diễn ra vào tháng giêng hằng năm nhưng việc chuẩn bị được tiến hành từ cuối tháng chạp.Hai nghi lễ là chặt tre và dựng nêu rất quan trọng, thể hiện nét văn hóa độc đáo của người Mông.

Lễ hội hát giao duyên ở bản Ta Phìn

Lễ hội hát dao duyên là một lễ hội truyền thống có từ lâu đời ở Sa pa.Tới đây, du khách được tham gia nhiều hoạt động thú vụi và dọc đáo của người dân xã Tả Phìn.Đây là lễ hội thu hút rát đông du khách trong và ngoài nước trẩy hội, khám phá nét văn hóa đặc sắc của nhân dân các dân tộc nơi đây.

Lễ hội hát giao duyên của người dân Tả Phìn
Lễ hội hát giao duyên của người dân Tả Phìn

Như đã thành thông lệ, lễ hội diễ ra vào đầu tháng giêng hằng năm,người dân xã Tả Phìn lại mở hộ hát giao duyên.Trong lễ hội du khách được khám phá những nét văn hóa truyền thống đọc đáo của người Dao đỏ như: tết nhảy, hội hát dao duyên của nam thanh nữ tú, lẽ cưới hỏi, lễ cấp sắc cho thanh niêm đến độ tuổi trưởng thành được các nghệ nhân trình diễn lại trong hội xuân đầu năm mới.
Ngoài ra, du khách còn được thả sức cười vui khi trực tiếp tham gia các trò chơi hấp dẫn như thi cầu tre qua suối, thi leo cột lấy quà, thi chạy leo núi….Lễ hội góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc , làm đẹp thêm hình ảnh du lịch Sa Pa

Bên cạnh những lễ hội truyền thống này, các dân tộc ở Sapa còn có nhiều lẽ hội khác diễn ra vào đầu xuân và tháng 9 tháng 10 .Du khách sẽ được tham dự những lễ hội hấp dẫn cùng nhiều trò chơi dân gian độc đáo.

Tags:phuong tien giao thong, khach san lao cai, diem du lich lao cai,dac san lao cai

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

09 3844 3855