Du lịch Gia Lai- điểm đến giữa núi rừng hoang dã và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Trở về với núi rừng luôn được nhiều du khách hướng đến như một sự khám phá, giải tỏa và tìm về những nơi khác xa nơi mình sống.Bạn quá mệt mỏi bởi tiếng tàu xe ing ỏi,bạn ngột ngạt bởi không gian chật hẹp, bụi đường, hãy về với đại ngàn hùng vĩ Tây Nguyên-Du lịch Gia Lai là một phần trong những lát cắt văn hóa và du lịch.
Phương tiện giao thông cần thiết khi đi du lịch Gia Lai
Khách sạn ở Gia Lai nên ở khi đi du lịch
Những món đặc sản Gia Lai gây “ám ảnh” sau mỗi chuyến đi du lịch
1.Biển hồ Pleiku trung tâm du lịch Gia Lai
“Em đẹp lắm Pleiku ơi-trái tim tôi đã vỡ tan rồi- tôi muốn nhìn vào đôi mắt ấy-đôi mắt Pleiku biển Hồ đầy”.Người ta nói đến Hồ Ba Bể với sự tích về cái thiện và cái ác, người ta nghĩ đến hồ núi Cốc với chuyện tình nàng Công và chàng Cốc thì biển Hồ hay còn gọi là hồ T’rưng là một hồ nước tự nhiên được hình thành từ miệng núi lửa đã tắt.Đừng nhầm lẫn bởi Cam Pu Chia cũng có biển hồ.
Biển hồ là một trong những điểm du lịch Gia Lai được nhiều du khách ghé thăm.Biển Hồ gắn liền với nhiều truyền thuyết, sự tích của người Tây Nguyên.Người ta kể rằng, nước hồ là nước mắt buôn làng khóc thương người thân mãi khôn nguôi khi bị vùi lấp bởi núi lửa từ thủa xa xưa.Những giọt nước mắt ấy đổ thành các dòng suối rồi cùng quây tụ trở về làng thành hồ. Người dân nơi đây ví Biển Hồ như viên ngọc quý, mà đất trời ban tặng cho người dân Tây Nguyên, giữa Trường Sơn ngút ngàn.
Nằm cách Đà Lạt không xa, biển Hồ nằm ở độ cao 8000m so với mặt nước biển, cách trung tâm thành phố Pleiku 10km đi xe.Du khách sẽ say lòng với ngút ngàn hoa ban màu trắng sữa lung linh giữa không gian xanh biêng biếc.Người ta bảo “đôi mắt Pleiku” thật buồn mà thật đẹp, nó lãng mạn đến ngây dại lòng người, hoang sơ mà bình lặng.
Con đường xuống với biển hồ như một bức tranh cọ vẽ, hai bên là ngút ngàn thông xanh.Nơi cuối đường, những bậc thang bằng đá dẫn lên ngôi nhà lồng thơ mộng giữa biển hồ.Từ đây, phóng tầm mắt ra xa, bao quát cả một vùng mênh mông sóng nước.Đến đây vào buổi sáng, ta thêm yêu cái lạnh da diết như ngấm vào da thịt, ta thích cảm giác ngồi trên chiếc thuyền độc mộc đơn sơ lênh đênh trên mặt hồ.Và Biển hồ lại đẹp hơn mỗi đêm trăng dát vàng in đáy nước.Nếu vào dịp lễ hội, du khách còn được thả hồn mình vào những điệu cồng chiêng, những hình thức sinh hoạt độc đáo.
2.Đập thủy điện Yaly và cầu treo trên
Thác Yaly nổi tiếng ngày xưa , nay được thay thế bằng cảnh đẹp của đập nước dâng, dập tràn xả lũ và một hồ nước rộng lớn trong xanh nằm giữa núi rừng Tây Nguyên-nhà máy thủy điện.Công trình thuỷ điện Ialy thuộc hệ thống bậc thang thủy điện trên sông Sêsan.Với diện tích trên 20km2, công trình Nhà máy thủy điện Ialy nằm giáp ranh giữa 2 huyện Chưpăh (Tỉnh Gia Lai) và huyện Sa Thầy (Tỉnh Kon Tum).Khung cảnh dòng tủy điện cuộn trào về mang sự mạnh mẽ của núi rừng hiếm nơi nào có được.Không chỉ thế, dưới lòng hồ đầy cá tôm là đặc sản của vùng.
Ngoài lòng hồ xanh biêng biếc, đập nước đổ xuống cuộn trào, thì chiếc cầu treo vắt vẻo nối liền hai bờ thủy điện được nhiều du khách thích thú.Đây không phải là cây cầu bê tông với hàng trăm khối sắt thép, xi măng hay những cây cầu kết nối bằng gỗ mà với kinh nghiệm và tài năng của người bản địa, cây cầu được được làm bằng những sợi dây thừng vắt qua vách núi này sang vách núi kia.Bạn sẽ được thám hiểm một lần tại thành phố Pleiku này, trên chiếc cầu treo huyền thoại
3.Thác Phú Cường- dải lụa trắng trên cao nguyên trung phần du lịch Gia Lai
Thác Phú Cường nằm trong khu vực mỏ đá Phú Cường, thuộc địa phận xã Dun, huyện Chư -Sê, tỉnh Gia Lai, cách thị trấn Chư Sê khoảng 3km và cách thành phố Pleiku 45 Km về phía Đông Nam .Nó như một dải lụa trắng của cao nguyên trung phần . Đến với núi rừng Tây Nguyên là đến với đại ngàn hùng vĩ, nơi có những con thác đỏ từ trên cao xuống trắng xóa mộ vùng.Nơi đâu con suối La Peet đón nhận những dòng nước trắng xóa tung lên rồi dội xuống.Việc thưởng thức , ngắm thác nước và nghe tiếng chim kêu lánh lót thật vui tai.Hao bên bờ suối là nơi định cư của người Ba Na và Gia Rai.Họ thương bắt cá trên dòng suối này về chế biến thành các món ăn và lên rừng kiếm thuốc quý về chữa bệnh.
4.Quảng trường Đại Đoàn kết lộng gió
Được ví như trái tim của phố núi Pleiku, quảng trường còn có tên gọi khác là quảng trường lớn, tọa lạc giữa trung tâm thành phố Pleiku với khuôn viên rộng 12 héc ta.
Trung tâm quảng trường phố núi với tượng Bác Hồ cao 10.8m đứng trên bệ ốp đá xanh cao 4,5m.Bức tượng được làm từ đồng nguyên chất lớn nhất Việt Nam.Phía sau tượng đài là dãy phù điêu mô phỏng hoa sen được cách điệu bằng đá uốn cong như núi rừng Tây Nguyên bất tận,Bên cạnh đó là những nét diêu khắc về cuộc sống sinh hoạt,sản xuất của người dân đồng bào nơi đây.Việc xây dựng tượng đài Bác Hồ có tầm quan trọng và ý nghĩa rất lớn.Đó chính là biểu tượng thiêng liêng mà vô giá không chỉ đối với người dân Pleiku mà còn đối với người dân khắp cả nước.
Đến đây vào mỗi tối, du khách cũng như người dân được hưởng không khí trong lành, mát rượi , dạo bộ , vui chơi và chụp ảnh kỷ niệm.
5.Đồng xanh- Một Tây Nguyên thu nhỏ
Nếu muốn khám phá Tây Nguyên mà không đủ thời gian, hãy đến với Đồng Xanh tọa lac trên quốc lộ 19.Nằm giữa cánh đồng lúa An Phú xanh bạt ngàn, đây là bảo tàng lưu giữ hiện vật, vừa là nơi lưu giữ những nét văn hóa đa dạng mà độc đáo của các dân tộc Tây Nguyên từ xa xưa.
Đặc trưng nơi đây là điệu nhạc Cồng Chiêng Tây Nguyên được Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.Lắng nghe một khúc nhạc được phát ra từ đang T’Rưng hay từ chiếc cồng chiêng ngay trên mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ quả là một điều đáng để làm.
Không những thế, đến đay, du khách còn được thưởng thức rượu cần- mộ loại ruwowujddawcj trưng của người Tây Nguyên được là từ khoai mì, lúa và các nguyên liệu từ thiên nhiên.Cái thú vui thưởng thức rượu chính là không uống ồ ạt mà nuốt từ từ cho rươi đì từ cổ xuống bụng, cảm giác cơ thể nóng dần.Người ta bảo điều đó nghĩa là người Tay Nguyến đang bảo vệ bạn, Giàng sẽ sưởi ấm tâm hồn bạn.
6.Hố trời- quà tặng tuyệt vời mà tạo hóa ban tặng cho Gia Lai
Tên gọi Hố Trời xuất phát từ tiếng địa phương.Nói là hố bởi dòng chảy lâu năm tọa thành một vực sâu không đáy.Từ miệng hố mốn xuống dưới, bạn phải đu theo những sợi dây thừng khổng lồ từ những cây cổ thụ bên trên.Bám vào sợi thừng, men theo vách đá dựng sừng sững để xuống tầng thứ nhất của hố, du khách sẽ ngạc nhiên về lớp rêu xanh bám trên vách, những gam màu khác nhua của sinh vật và cả những dòng chảy nhỏ xíu men theo vách đá.Tại đây, du khách có thể nhìn xuống và thấy cả Vĩnh Thạnh và Bình Định đó.Cảm giác như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.Toàn bộ Hố Trời có khoảng 20 tầng, mỗi tầng là một vẻ đẹp khác nau.Đi hết 20 tầng ấy du khách sẽ đi ra tận biển Quy Nhơn.
Hố trời còn quá hoang sơ và bí hiểm,và chỉ có người dân bản địa mới dám đi. Bởi vậy,nếu chọn đi nghr dưỡng thì đừng đến nơi này, còn thám hiểm là một trong những điểm đến không nên bỏ qua.
7.Chùa Minh Thành
Nằm cách trung tâm thành phố Pleiku 12 km, tọa lạc ở số 14A, đường Nguyễn Viết Xuân, phường Hội Phú, chùa Minh Thành à dấu ấn làm phố núi đẹp hơn .Chùa thuộc phái bắc tông, do đại đức Thích Tâm Man trụ trì.Chánh điện được bố trí theo hình thức khs đơn giản của mạn-đà-la.Đố là một vòng tròn được tượng trung như một đóa hoa sen nở trọn và vòng tròn này là căn bản của vũn trụ luận Phật giáo.
Những tác phẩm chạm khắc tượng nơi đây dựa trên nền tảng của triết học Mật giáo.Nó bao hàm cả hai khái cạnh văn chuwong và triết lý, gần như tất cả tinh hoa của tư tưởng và văn học Phật giáo Đại thừa mât tông được gói gọn trong đây.Vào chùa, ta như lạc vào thế giới cõi phật thực sự với nhiều cảnh quan, bức tượng cũng như kiến trúc chùa.Sự kết hợp hài hòa, khéo léo mọi công trình trong không gian khiến ai đến đây cũng phải ca ngợi, ngôi chùa khiến phố núi đã đẹp lại càng đẹp hơn,nhất là khi những áng sương mờ giăng kín lối, tiếng chuông chùa ngân vang trong một không gian thanh tịnh khiến lòng người bình an.
8.Hồ Ayun Hạ
Đây là hồ nước nhân tọa, hình thành năm 1994 khi dòng sông Ayun Hạ được chặn lại , phong cảnh nơi đây non nước hữu tình, là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn.
9.Làng du lịch Diêm Hồng
Đây là điểm du lịch văn hóa cộng đồng đặc sắc không thể bỏ qua khi đến Gia Lai.Làng du lịch Diên Hồng là nơi lưu trữ những nét đẹp văn hóa đặc sắc với nhiều lễ hội,điệu múa, những hũ rượu cần bập vùng bên bếp lửa nhà rông.
10.Khu bảo tồn Kon Jang Răng
Khu bảo tồn nằm trong địa phận xã Sơn Lang, huyện Kbang, tình Gia Lai, có diện tích rừng tự nhiên là 15.610 ha.
Trong khu bảo tồn có hệ động thực vật đa dạng, phong phú với 546 loài thực vật bậc cao, 120 loài dược liệu , 48 loài có khả năng làm cảnh cùng nhiều động vật nằm trong sách đỏ Việt nam.Đến đây, bạn se bắt gặp những con vooc má xám, những loài chim, khướu, trĩ…
11.Đồi thông Hà Tam
Đây là điểm đến lý tưởng, nghỉ mát vào cuối tuần.Đến đây, bạn có thể chiêm ngưỡng những hàng thông nối dài thẳng tắp, rợp bóng với không gian xanh,ngút ngàn.
Ngoài những cảnh đẹp trên, Gia lai còn quyến rũ bởi những ngôi nhà dài, những nếp nhà rông, những đồi cao su, chè, điều chạy bạt ngàn tít tắp, hay rừng Xà Nu gắn liền với câu chuyện chàng trai Tnú hanh hùng luôn khiến lòng người me hoặc.Cảm giác đứng giữa thượng ngàn, dang hai tay mà đón nhận những điều tuyệt vời nhất là một khoái cảm khó tả.
Tags: diem du lịch gia lai, khach san gia lai, dac san gia lai, phuong tien gia lai