Giới thiệu tỉnh Điện Biên
Nhắc đến Điện Biên-người ta nhắc tới như một niềm tự hào của dân tộc với những trận đánh oai hùng làm tê liệt cả một đội quân hùng mạnh của của thực dân, làm nên một tượng đài lịch sử về cuộc đấu tranh chống lại kẻ hùng hùng mạnh bậc nhất thế giới lúc bấy giờ. Một trận đánh làm vang dậy non sông, vươn ra tầm vóc quốc tế, khơi dậy tinh thần đấu tranh chống áp bức bóc lột của đế chế thực dân.
1.Vị trí địa lý tỉnh Điện Biên
Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc nước ta, nằm cách Thủ đô Hà Nội 504 km về phía Tây. Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây và Tây Nam giáp CHDCND Lào. Điện Biên là tỉnh đứng ở một nước nghe tiếng gà gáy 3 nước: Trung Quốc (dài 38,5km) và Lào (dài 360 km). Có đường biên giới với Lào và Trung Quốc.Trên tuyến biên giới Việt – Lào, ngoài 2 cửa khẩu đã được mở là Huổi Puốc và Tây Trang, còn 3 cặp cửa khẩu phụ khác sắp tới sẽ được mở. Trên tuyến biên giới Việt – Trung sẽ mở cặp cửa khẩu A Pa Chải – Long Phú,cửa khẩu Tây Trang .
2. Lịch sử hình thành tỉnh Điện Biên
Điện Biên là vùng đất cổ nơi có các di tích như hang Thẩm Khương, Thẩm Púa (ở Tuần Giáo) chứng minh thời thượng cổ đã có mặt người Việt cổ. Đến thế kỷ 9 – 10, người Lự ở Mường Thanh đã phát triển khá mạnh, và ảnh hưởng mạnh sang các khu vực:Mường Lay, Tuần Giáo,Sìn Hồ, …
Thế kỷ 11-12, người Tày Đăm (Thái đen) theo từ Mường Ai, Mường Ôm tràn xuống chiếm Mường Lò (Nghĩa Lộ) và từ Mường Lò những cư dân này theo thủ lĩnh của mình là Pú Lạng Chượng tràn qua Than Uyên, Văn Bàn… và cuối cùng làm chủ cả một vùng từ Mường Lò (Nghĩa Lộ) qua Mường La (Sơn La), tới Mường Thanh (Điện Biên).
Vào thời bắc thuộc, Điện biên từng thuộc Tân Hưng,Lâm Tây,Thiên Hưng rồi lại chia thành Châu Gia Hưng và Quy Hóa.
Sang tới thế kỷ 15 (năm 1463) trấn Hưng Hóa được thành lập. Mặc dù vậy, các thủ lĩnh người Lự cơ bản vẫn làm chủ vùng đất Mường Thanh. Từ 1466 về sau, Lê Thánh Tông đặt làm 12 thừa thừa tuyên, trong đó Hưng Hóa bao gồm 3 phủ, 4 huyện và 17 châu.
Tên gọi Điện Biên do Thiệu Trị đặt năm 1841 từ châu Ninh Biên; Điện nghĩa là vững chãi, Biên nghĩa là vùng biên giới, biên ải. Phủ Điện Biên (tức Điện Biên Phủ) thời Thiệu Trị gồm 3 châu: Ninh Biên, Tuần Giáo và Lai Châu. Tên gọi Điện Biên hay Điện Biên Phủ xuất hiện từ đó.
Năm 1890, thực dân Pháp mới đặt được ách cai trị ở Lai Châu ( tức Lai Châu và Điện Biên ngày nay).Năm 1909, ngày Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Lai Châu, nay là tỉnh Điện Biên và Lai Châu
Ngày 7 tháng 5 năm 1954 với sự chỉ đảng cộng sản cùng sự quyết tâm của toàn thể dân tộc,tỉnh Điện Biên đã làm nên chiến thắng lịch sử với trận đánh Điện Biên Phủ được coi là “lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu”, chấm dứt 80 năm nô lệ dưới ách thực dân phong kiến. Để tăng cường đoàn kết giữa các dân tộc trên vùng cao này và tạo điều kiện cho các dân tộc ở Tây Bắc tiến bộ về văn hóa, xã hội và kinh tế, trung ương đã quyết định lập khu vực tự trị của các dân tộc ở Tây Bắc, gọi là Khu tự trị Thái – Mèo vào tháng 4 năm 1955. Trước đó, theo Sắc lệnh số 143-SL ngày 28 tháng 1 năm 1953 của Chủ tịch nước, Khu Tây Bắc được thiết lập gồm các tỉnh Lào Cai, Sơn La,Yên Bái, và Lai Châu, tách khỏi Liên khu Việt Bắc.
Sau này Điện Biên nhiều lần chia lại địa giới hành chính. Ngày nay Tỉnh Điện Biên có 1 thành phố tỉnh lị,1 thị xã và 8 huyện.
3. Danh lam thắng cảnh tỉnh Điện Biên
Về thăm Điện Biên sau bao ngày mong ước,
Rừng núi mơ màng trong sắc Hoa Ban…
Nhớ tiếng hát năm xưa “Giải phóng Điện Biên,
Bộ đội ta tiến quân trở về giữa mùa hoa nở…”
Sương sớm phủ Mường Thanh mờ tỏ,
Lán Đại tướng chỉ huy nép mình trong cây cỏ,
Còn văng vẳng đâu đây tiếng hò kéo pháo,
Đoàn dân công hăm hở đẩy xe thồ…
Điện Biên, còn vang mãi những khúc ca hào hùng của dân tộc. Nơi đây, bao khói lửa đạn bom, bao máu xương của con người đổ xuống để giành về độc lập cho dân tộc. Những hy sinh mất mát đó, những đau thương đó thấm vào đất, vào cây, vào núi rừng mà tạo nên những bản tình ca bất khuất. Và chính những chiến công vang dội, ngày nay Điên Biên là điểm thu hút nhiều đoàn khách du lịch về thăm, nhất là những tour du lịch ” thăm lại chiến trường xưa”
Nổi bật nhất là hệ thống di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ gồm: Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ – Mường Phăng, các cứ điểm Him Lam, Độc Lập,Bản Kéo. Các đồi A1, C1, D1, E1 và khu trung tâm tập đoàn cứ điểm của Pháp Khu hầm Đờ cát.Quần thể di tích này là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá để phát triển du lịch không những của tỉnh Điện Biên, của Tây Bắc mà còn của cả nước.cũng là ọt minh chứng hùng hồn cho những đất nước nhỏ bé chỉ cần lòng yêu nước và ngọn lửa đoàn kết quyết tâm sẽ đánh bại được bất cứ kẻ thù hùng mạnh nào với phương tiện tối tân nhất.
Điện Biên còn là vùng đất 21 dân tộc anh em cùng sinh sống, tạo nên sự đa dạng về bản sắc văn hóa rất riêng rất đa dạng, điển hình là dân tộc Thái, dân tộc H’Mông.
Bên cạnh đó Điện Biên có nhiều hang động, núi đa, nguồn nước khoáng và hồ nước tạo thành nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên phong phú như: Rừng nguyên sinh Mường Nhé, các hang động tại Pa Thơm (Điện Biên), Thẩm Púa (Tuần Giáo); các suối khoáng nóng U Va,Hua Pe, các hồ Pe Luông, Huổi Phạ,Pá Khoang… Đặc biệt vào mùa xuân hoa mơ, hoa ban nở trắng rừng mang lại cảnh sắc tuyệt vời như trong giấc mơ…mà bao người khao khát ngưỡng mộ, những phiên chợ vùng cao đầy sắc màu rừng núi, những điệu hát gọi bạn tình làm bao người ngất ngây… Tất cả tạo nên một Điên Biên đầy yêu thương, đầy cảm xúc, đầy chất trữ tình đi vào thơ ca.
“ Hoa ban ơi !
Có chàng trai lần đầu biết hoa ban
Hoa chớ phũ phàng đấy nhé !”
Anh vui thích và ngỡ ngàng như đứa trẻ
Tìm em qua một sắc hoa rừng
4.Ẩm thực tỉnh Điện Biên
Với sự đa dạng về văn hóa của các dân tộc anh em cùng sinh sống, Điên Biên có các đặc sản vùng núi cao,mang đậm hương vị núi rừng, của đất trời Tây Bắc mà ai đi qua .Chẳm chéo, thịt trâu bò khô, sâu chít, pa pỉnh, măng đắng, rau hoa ban, gạo tám, xôi nếp nương,bánh giày, mật ong rừng… là những món ăn đặc sản không lẫn vào đâu được của vùng đất Điện Biên Phủ anh hùng.
5. Phương tiện giao thông tỉnh Điện Biên
Điện biên mặc dù là miền núi tây bắc nhưng chính điều đó lại thuận tiện cho việc giao thương giữa Việt Nam- Lào- Trung quốc với các cửa khẩu lớn như Huổi Puốc- Tây Trang, A Pa chải- Long phú.. Đi từ Hà Nội lên theo đường quốc lộ 274 rồi rẽ sang quốc lộ 6. Quốc lộ 12: Từ thành phố Điện Biên Phủ đến cửa khẩu Ma Lu Thàng (Lai Châu) 195 km.Quốc lộ 279: Nối Tuần Giáo qua thành phố Điện Biên Phủ đến cửa khẩu Tây Trang dài 117 km.
Không chỉ thế, từng là cứ điểm quan trọng của thực dân Pháp, sân bay Điện Biên Phủ tại thành phố Điện Biên Phủ phục vụ tuyến Hà Nội – Điện Biên Phủ – Viêng Chăn – Luông Pha Băng ngày nay được khai thác nhằm phục vụ nhiều hơn nữa du khách về đây. Với dịch vụ vé máy bay giá rẻ đi Điện Biên Phủ kích thích nhu cầu tìm về lịch sử và thăm quan cảnh sắc núi rừng đây. Đồng thời du khách không cần lo lắng bởi các hãng taxi khai thác xe đưa đón sân bay Điện Biên sẽ đưa bạn tới các điểm du lịch, các bản làng nếu bạn có nhu cầu.
6. Đơn vị hành chính tỉnh Điện Biên
Tỉnh có thành phố điện biên là huyện lỵ, tập trung đầy đủ các trường học, bệnh viện, ngân hàng, dịch vụ bưu chính viễn thông, đảm bảo mọi dịch vụ, mọi nhu cầu của người dân và du khách gần xa khi ghé thăm Điện Biên.
7. Cảm nghĩ về tỉnh Điện Biên
Về điện biên hôm nay để cảm nhận được sự thay màu áo mới, khoác lên màu áo đẹp đẽ với nhiều sắc màu. Những bản làng trên các sườn núi, trong các thung lũng, với hoa ban, hoa mận nở trắng rừng, cùng hòa mình vào khung cảnh sinh hoạt bình dị của các dân tộc anh em, khiến bao người say mê mà quên lối về.