Hành trình chinh phục Tả Liên Sơn với những người dân bản địa
Tả Liên Sơn hay còn gọi là núi cổ Trâu, thuộc xã Tả lèng, huyện Tam Đường huyện Lai Châu.Ngọn núi có độ cao 2.993 km so với mực nước biển và thuộc tốp đỉnh núi cao nhất Việt Nam.Khung cảnh núi non hùng vĩ cùng thảm thực vật phong phú, khu rừng nguyên sinh Tả Liên Sơn đã thu hút các bước chân các phượt thủ.
- Lang thang chợ Sì Hồ, khám phá nền văn hóa độc đáo các dân tộc miền núi
- Thưởng ngoạn cảnh đep nhà máy thủy điện Lai Châu
- Khám phá chợ phiên Dào San ở Phong Thô, Lai Châu
- Thưởng ngoạn cảnh đẹp ở nhà máy thủy điện Lai Châu
Chúng tôi khám phá Tả Liên Sơn với người dẫn đường là Giàng A Páo, nhà tại bản Tả Lèng 2. Vốn là người dân tộc Mông bản địa, thông thạo địa hình và quen đi rừng nhưng cũng chưa từng lên đỉnh Tả Liên bao giờ. Thông thường, A Páo chỉ vào rừng chăn trâu và hái thảo quả quanh chân núi.
Theo như thông tin chúng tôi tìm kiếm trước khi du lịch Lai Châu,bây giờ mới tận mắt nhìn thấy, đỉnh núi Tả Liên Sơn khá rộng nhưng có nhiều bụi cây mọc um tùm.Trèo lên câu cao có thể nhìn rõ thành phố Lai Châu nằm khuất trong nhấp nho sóng núi.Từ đây, ta còn thấy được bên kia dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Pu Ta Leng, Bạch Mộc Lương Tử, Nhìu Cổ San khuất trong biển mây.
Khu rừng Tả liên Sơn rậm rạp, như trong câu chuyện cổ tích với nhiều cây to cổ thụ và rây phong sần sùi, mốc thếch in hằn tháng năm.Những thân cây leo bám chằng chịt lên phiến đá trông không khác gì xúc tu của một loài động vật lạ, sẵn sàng vươn mình nuốt trọn kẻ vượt núi tìm rừng. Nắng sáng sớm tinh khiết hiền hòa chiếu in qua từng tán lá kết hợp với những giọt sương còn lưu luyến đọng lại khiến khung cảnh nơi đây lãng mạn vô cùng.
Thực vật rừng Tả Liên Sơn đa dạng, đặc trưng với nhiều cây phong chuyển màu rực rỡ.Mùa phong thay áo vào tầm tháng 10-11 .Một cảnh sắc như châu Âu nơi trời Tây Bắc.Nhưng nó còn quyến rũ hơn với hoa trà rải rác khắp khu rừng .Hoa thơm thoang thoảng len qua từng kẻ lá theo cơn gió mơn man ủ hương khắp cánh rừng.
Sắc rừng lại đẹp hơn khi hoa đõ quyên mọc nhiều trên đỉnh, nở rộ vào khoảng tháng 2-3 đầu xuân.
Tả Liên Sơn còn có rừng trúc lùn khá đặc biệt, đặc biệt là gần trên đỉnh núi.Giống trúc có măng nhỏ nhưng khá ngon, có thể nướng hoặc chế biến với thịt xào.
Con đường trekking với đoạn gần đỉnh phải leo bám khá nhiều và có cỗ nguy hiểm.Mùa nóng đi trong rừng nên rất mát, không bị bỏng rát bởi có bóng cây che chắn, bảo vệ.
Tuy nhiên,khó khăn vất vả nhất là phải chui luồn qua gốc cây hốc đá, vượt qua các bụi trúc rậm rạp.Vì vậy khi phượt tới đây, cần bảo hộ các bọc đồ đạc cẩn thận với những ngày thời tiết ẩm ướt, sương giá mùa đông.Đặc biệt phải có găng tay vì phải leo bám khá nhiều.
Bạn cần chuẩn bị gì cho chuyến đi rừng đầy mạo hiểm nhưng cũng nên thơ này?
- Lều trại, thảm cách nhiệt và túi ngủ ấm tính đủ theo số người.
- Quần áo cá nhân, găng tay, mũ nón, khăn đầy đủ.Nhát là với điều kiện giá lạnh mùa đông.
- Áo mưa, bọc đồ balo và đèn phin cá nhân.
- Đồ y tế, các loại thuốc cơ bản, miếng dán nhiệt.
Ăn uống gì ở Tả Liên Sơn
Nên chuẩn bị thứ gì dễ mang theo, dễ chế biến.
Bữa sáng với mỳ gói, sử dụng nước suối đun sôi, ăn với xúc xích hoặc thịt nấu từ hôm trước.
Bữa trưa nên ăn đò ăn nhanh như lương khô, xôi hoặc bánh trái.Các bạn có thể mua ít thịt bò khô ăn cugx khá thú vị.
Bữa tối là bữa chính cần ăn uống đầy đủ.Nên chọn điểm nghỉ ngơi gần suối để rửa mặt, và vệ sinh cá nhân.Các bạn cần có người trong bản thuộc địa hình để chuyến đi thuận tiện hơn.Ưu tiên thịt bò, thịt lợn, các món ăn nhiều đạm, thêm ít rau củ để bữa ă đa dạng hơn.
Đừng quên những túi gia vị nhỏ để món ăn ngon và thú vị hơn.
Nồi xong, chảo có thể mượn của các Porter ( người có nhiện vụ vác đò, chỉ đường) mang từ bản.Có bát, cốc, đũa nên dùng loại 1 lần, tiêu hủy ngay khi sử dụng.Lưu ý:không được vứt lung tung mà ảnh hưởng đến môi trường)
Lịch trình đẻ leo lên đỉnh mất 3 ngày 2 đêm với chuyến đi vô cùng thú vị.
Ngày 1: Buổi trưa ngày 1 bắt đầu leo với con đường hoàn toàn bằng lối mòn mà dân bản đi rừng tọa nên.Bạn có thể nghỉ đem tại hang đá mà dân đi rừng hay lei vì gần như không có lán trại bên đường.Chúng tôi tìm điểm nghỉ bằng phẳng và gần nguồn nước theo kinh nghiệm anh chàng người Mông.Lúc này đã leo được đến độ cao 1.900m.
Ngày 2 leo lên đỉnh cao 2.2993 m.Để đồ đach lại điểm ngỉ ngơi, chỏ cần mang theo đồ uống và đò ăn trưa.
Ngày 3 xuống núi,di chuyển đến điểm mới trong hành trình.
Kết thúc cuộc đi là những hình ảnh đẹp và những kỷ niệm khó quên đối với tuổi trẻ.
Tags: phuong tien giao thong, diem du lịch lai chau, khach san lai chau,dac san lai chau