Huyện Hậu Lộc
1.Vị trí địa lý huyện Hậu Lộc
Ghé thăm Hậu Lộc, chợ Dầu
Rẽ qua Hanh Cát, Hanh Cù làng xưa
Rừng phi lao dịu nắng trưa
Xõa xanh mái tóc, hàng dừa đưa duyên
Biển vui sóng dỡn mạn thuyền
Mát chân lối cát, chẳng quen ngõ về
Ngày xưa, mái rạ phên tre
Thơ Tố Hữu
Hậu Lộc là huyện đồng bằng ven biển, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa 25 km về phía đông bắc. Phía bắc giáp huyện Nga Sơn và Hà Trung. Phía nam và phía tây giáp huyện Hoằng Hóa. Phía đông giáp biển Ðông nên khá thuận lợi cho phát triển các nghề về biển. Ðiều kiện tự nhiên Hậu Lộc rất đa dạng, giàu tiềm năng với 3 vùng: đồi, đồng bằng phù sa và vùng ven biển. Những yếu tố này là điều kiện thuận lợi cho Hậu Lộc phát triển kinh tế trên các lĩnh vực nông – lâm nghiệp, thủy hải sản, công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ.
2. Lịch sử hình thành huyện Hậu Lộc
Thời kỳ các Vua Hùng dựng nước đất Hậu Lộc là vùng đất của người bộ lạc Dư Phát, trực thuộc bộ tộc Cửu Chân.
Thời kỳ An Dương Vương, Triệu Đà: phân cấp hành chính vẫn phụ thuộc và địa bàn cư trú của bộ lạc với sự quản lý cục bộ địa phương của các lạc tướng Lạc hầu. Đất Hậu Lộc vẫn thuộc bộ lạc Dư Phát, vùng đất này kéo dài từ bắc Lạch Trường cho tới phía tây Hà Trung và cả vùng đất cổ của Nga Sơn. Dư Phát thuộc vùng Cửu Chân.
Thời kì Bắc thuộc: Hậu Lộc vẫn mang tên cũ thành huyện Dư Phát, quận Cửu Chân.sau nhiều lần thay đổi tên cùng thay đổi địa phận hành chính khác nhau ,vào năm 1821, vua Minh Mệnh đổi tên huyện thành Hậu Lộc, và tên gọi này tồn tại cho đến ngày nay.
3. Danh lam thắng cảnh huyện Hậu Lộc
Hậu lộc là một vùng đất cổ, có nhiều di tích lịch sử văn hóa lâu đời và nhiều cảnh quan thiên nhiên xinh đẹp, độc đáo. Nơi đây có nền văn hóa khảo cổ nổi tiếng thuộc hậu kỳ đá mới và sơ kỳ thời đại đồng thau: “ văn hoá hoa lộc” với sự có mặt của con dấu Hoa Lộc bằng đất nung được chạm khắc các loại hoa văn,các loại khuyên tai, vòng đeo tay bằng đá quý và đồ đồng .
Khu di tích lịch sử văn hóa đền Bà Triệu bao gồm đền, khu lăng mộ, đình làng Phú Điền) .Bà Triệu còn có tên là Triệu Thị Trinh( Triệu Trinh Nương) sử cũng gọi là Nhụy Kiều tướng quân hay Lệ Hải Bà Vương – người phụ nữ dũng cảm nổi dậy chống lại quân xâm lược nhà Ngô. Nhân dân quen gọi là bà Triệu với lòng kính cẩn với câu ca dao.
Tùng sơn nắng quyện mây trời
Dấu chân bà triệu rạng ngời sử xanh.
Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh : toạ lạc ở thôn duy tinh, xã văn lộc. Nơi đây xưa kia là trụ sở của quận Cửu Chân gần 400 trăm năm (suốt thời Lý, Trần ).Chùa được tu bổ lớn từ năm 1997 với các công trình: gác chuông, trung đường, toà tiền đường hoàn thành năm 2001 ,có kiến trúc đẹp gồm tám mái, với các cột xà, cửa…toàn bằng gỗ lim. Hiện nay chùa còn nhiều hiện vật quí của thời Lý mà các di tích cùng thời không có :hàng rồng lớn , những đầu rồng và phượng bằng gốm. Trên tam bảo còn để lại 3 bệ đá hoa sen ,trong chùa còn nhiều tượng gỗ rất quí, đặc biệt là 3 pho tượng quan âm bằng gỗ được tạc vào khoảng giữa thế kỷ 17. Những đồ thờ trong chùa như bàn, ngai, khám, ỷ ,chuông chùa từ thời thế kỷ 17,18.Hàng năm lễ hội truyền thống chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh và làng văn hoá Duy Tinh được tổ chức từ ngày 8-10/2 âm lịch .
Ngoài ra còn nhiều di tích khác như:chùa Ngọc Đới xã tuy lộc( còn gọi là chùa cách),chùa vích( bích tiên tự), cửa biển lạch trường, cụm di tích nghè diêm phố( xã ngư lộc),và lễ hội cầu ngư làng Diêm Phố….thu hút đông đảo du khách tham quan và vãn cảnh.
4.Ẩm thực huyện Hậu Lộc
Là vùng đất địa linh nhân kiệt với nhiều loại đặc sản nổi tiếng khắp cả nước, ngoài món nem chua xứ Thanh Hậu Lộc còn có:
Rượu Chi nê: từ thời phong kiến đến thời Pháp thuộc đây là loại rượu cho các quan lại trong triều và các sỹ quan cao cấp của quân đội Pháp.Rượu Chi nê được sản xuất từ gạo nếp quê trồng trên triền núi kết hợp với nguồn nước tinh khiết lấy từ mạch núi đá ngầm có độ cao gần 1.000m, được lên men bằng công nghệ cổ truyền với 36 vị thuốc bắc và được chưng cất bằng công nghệ truyền thống. Uống vào vừa ngon , vừa êm dịu lại vừa nâng cao sức khỏe, đặc biệt không gây cảm giác nhức đầu.
Bánh đa của làng biển Hậu Lộc là món ăn không thể thiếu với những người đi biển, là món quà rất đỗi thân quen mang hương vị mặn mòi của quê hương với những người xa xứ . Chiếc bánh mộc mạc giản dị , rất đỗi đơn sơ nhưng để làm được chiếc bánh là cả một quá trình tỉ mỉ và công phu.
Ngoài ra còn có các loại đặc sản truyền thống: Mắm tôm, moi hấp ăn với khế chua Ngư Lộc, con dắt Hòa Lộc, con phi Hải lộc và phi sông Trà Khúc.
5. phương tiện giao thông huyện Hậu Lộc
Hệ thống giao thông của Hậu Lộc khá phát triển do có Quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc – Nam và Quốc lộ 10 chạy qua. vì thế các loại phương tiện ở đây rất đa dạng. Từ xe buýt ra thành phố, xe taxi, xe ôm. Đi tàu hỏa và và xe khách đường dài bắc nam thuận tiện. Hậu Lộc cũng gần sân Thanh Hóa, với sự thuận tiện cho việc đi lại, hiện nay vé máy bay giá rẻ đi Thanh Hóa là dịch vụ được nhiều du khách lựa chọn. Ngoài sân bay còn có dịch vụ xe đưa đón sân bay Thọ Xuân đảm bảo hành trình và thời gian của du khách khi đi du lịch Thanh Hóa.
6. Đơn vị hành chính huyện Hậu Lộc
Huyện Hậu Lộc có 1 thị trấn và 26 xã cùng hệ thống các trường học nằm trong địa bàn.Trụ sở huyện lỵ là thị trấn Hậu Lộcvới các đơn vị hành chính được giao dịch ở đây. Hệ thống chi nhánh các ngân hàng cùng các dịch vụ kèm theo phát triển, đảm bảo mọi giao dịch cho người dân và du khách gần xa.
7. cảm nghĩ về huyện Hậu Lộc
Hậu lộc xinh đẹp, vùng đất của các di sản văn hóa cổ với những ngôi đền uy nghiêm, những món ngon hấp dẫn đi vào lòng người. Về đây với tình người hồn hậu, tắm biển hoang sơ để cảm nhận một cuộc sống bình dị xua đi những ồn ào tấp nập của cuộc sống thường ngày.