Huyện Ngân Sơn
1.Vị trí địa lý huyện Ngân Sơn
Ngân Sơn là một huyện nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bắc Kạn,phía Đông giáp huyện Thạch An tỉnh Cao Bằng,phía Bắc giáp huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng.Phía Tây huyện ngân Sơn là huyện Ba Bể, phía Nam là các huyện Bạch Thông (phía Tây Nam) và huyện Na Rì (phía Đông Nam) , đều thuộc tỉnh Bắc Kạn.
Ngân Sơn là huyện miền núi, nằm ở trung tâm dãy núi Ngân Sơn, một trong 4 dãy cánh cung đặc trưng của địa hình vùng Đông Bắc Việt Nam với các ngọn núi Khuổi Nhình( 938m), ngọn Ngân Sơn ( 1168m).Ngân Sơn là đầu nguồn của ba con sông nhỏ chảy theo ba hướng khác nhau.
2. Lịch sử hình thành huyện Ngân Sơn
Đời Trần, Ngân Sơn có tên là châu Cảm Hoá.Thời thuộc Minh, là huyện Cảm Hoá của phủ Thái Nguyên.Đời Lê, Ngân Sơn thuộc phủ Thông Hoá, sau là tỉnh Thái Nguyên.
Sau năm 1975, huyện Ngân Sơn có 13 xã :Bằng Đức, Bằng Khẩu, Cốc Đán, Đức Vân, Hương Nê, Lãng Ngâm, Ngân Sơn,Thượng Quan, Trung Hòa,Thiều Quan, Thuần Mang, Thượng Ân, Vân Tùng.
Ngày 24/10/1978, hợp nhất xã Ngân Sơn và xã Vân Tùng thuộc huyện Ngân Sơn , tỉnh Bắc Thái thành một xã lất tên là Vân Tùng.Ngày 16/1/1979, hợp nhất xã Bằng Khẩu và xã Bằng Đức thuộc huyện Ngân Sơn , tỉnh Cao Bằng thành một xã lấy tên là Bằng Vân.Ngày 8/10/1980, thành lập thị trấn Nà Phặc, gồm toàn bộ đất của xã Thiều Quan và các bản Cốc Pái,Nà Tỏ,Nà Kèm,Nà Làm,Nà Duồng,Nà Ma,Khuổi Tinh,Thâm Sang của xã Trung Hòa.Tuy nhiên, Nà Phặc không phải là thị trấn huyện lị của huyện Ngân Sơn, trung tâm hành chính huyện thuộc thị trấn Vân Tùng.
3. Danh lam thắng cảnh huyện Ngân Sơn
Ngân Sơn có các thắng cảnh thiên nhiên thu hút như : thác Nà Khoang, Đà Năng, di tích chiến thắng Đèo Giàng.Vào ngày 15 tháng giêng am lịch hằng năm , Ngân Sơn có lễ hội Lồng Tồng.Một trong những lễ hội lớn nhất của người dân Tày Nùng.Đây được xem là hoạt động tín ngưỡng cầu thần linh, trời đất cho một năm mua thuận gió hòa, cây cối tót tươi, mùa màng bội thu, đời sống người dân no ấm.Trong lễ hội gồm có lễ cúng và phân hội với nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như ném còn,đu dây,múa hát…
Ngoài ra, những bản sắc dân tộc, những tín ngưỡng dân gian luôn được gìn giữ và phát huy thu hút khách du lịch về thăm.Đặc sắc nhất là những trang phục của người Dao nhã nhặn và tinh tế.Mỗi một tộc người lại có những nét đặc trưng riêng.Đến đây, ta như được mãn nhãn bởi chương trình trình diễn trang phục dân tộc Ngân Sơn.
>>>Kinh nghiệm du lịch hồ Ba Bể , Bắc Kạn dành cho dân phượt
4. Ẩm thưc huyện Na Rì
Ngân Sơn Là huyện miền núi, du khách sẽ được ăn những đặc sản của núi rừng với những món ngon như thịt dê, lợn ,gà đồi hay các món ăn được chế biến từ rau rừng.
Đặc biệt du khách được thưởng thức lợn gác bếp,lạp sườn, lợp cắp nách, chuối rừng, măng muối…ngon , hấp dẫn ăn một lần nhớ mãi.
5. Đơn vị hành chính huyện Ngân Sơn
Ngân Sơn có 2 thị trấn, trong đó thị trấn Vân Tùng là thị trấn huyện lỵ, nơi các cơ quan hành chính cấp huyện đặt trụ sở.Mặc dù là huyện miền núi nhưng các dịch vụ hành chính luôn đảm bảo.Thị Trấn Vân Tùng và Nà Phặc khá phát triển, nhiều dịch vụ cơ bản đáp ứng như cầu người dân như học tập, bệnh viện, trạm xá cùng như ngân hàng, bưu chính viễn thông, bảo hiểm.
6. Phương tiện giao thông huyện Ngân Sơn
Trên địa bàn huyện Ngân Sơn có 2 tuyến giao thông quan trọng là quốc lộ 3 và quốc lộ 279 chạy qua.
Nếu đi từ phía Lạng Sơn là sang huyện Ngân Sơn.Hoặc từ Hà Nội chạy về quốc lộ 3.Đường về Ngân Sơn vẫn còn khó đi, nhiều khúc cua nguy hiểm, nhiều con đèo lớn.
Du khách đên NaRì sẽ đi bằng ô tô, xe máy là chủ yếu, có đoạn phải di bộ vì đường hẹp.
Xem thêm: phương tiện giao thông Bắc Kạn cân biết khi đi du lịch
7. Cảm nghĩ về huyện Ngân Sơn
Ngân Sơn có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, nhất là du lịch cộng đồng.Nơi đây có nhiều lễ hội độc đáo.Không chỉ vậy, Ngân Sơn còn có cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ, món ăn miền núi độc đáo.Hy vọng trong tương lai, Ngân Sơn sẽ là một trong những huyện phát triển về kinh tế, văn hóa, giáo dục…và luôn giữ được bản sắc tộc người.
Táng: phuong tien giao thong, diem du lich bac kan, khach san bac kan,dac san bac kan