Huyện Nông Cống
1.Vị trí địa lý huyện Nông Cống
Nông Cống là một huyện nằm ở phía nam tỉnh Thanh Hóa,có vị trí phía bắc giáp huyện Triệu Sơn và Đông Sơn, phía đông giáp huyện Tĩnh Gia và Quảng Xương, phía tây giáp huyện Như Thanh. Là huyện phụ cận nằm trong vùng kinh tế phát triển nam Thanh – bắc Nghệ.
2.Lịch sử hình thành huyện Nông Cống
Sau năm 1954, huyện Nông Cống có 44 xã. Ngày 8-3-1967, thành lập thị trấn nông trường Yên Mỹ. Năm 1987, thành lập thị trấn Nông Cống – thị trấn huyện lị huyện Nông Cống, trên cơ sở một phần diện tích và dân số của các xã Vạn Thiện, Vạn Hòa và Minh Thọ. Năm 2004, thị trấn nông trường Yên Mỹ giải thể để thành lập xã Yên Mỹ.Từ năm 2015, sáp nhập thêm toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Minh Thọ vào thị trấn Nông Cống, và trở thành thị trấn Nông Cống như ngày nay.

Nông cống một mảnh đất địa linh, nhân kiệt, một vùng quê giàu truyền thống cách mạng, cần cù, sáng tạo trong lao động, năng động trong đổi mới. Nông Cống nổi tiếng với nghề làm nón ở Trường Giang: nón lá Trường Giang sự tinh tế, cẩn thận trong từng đường khâu,mũi chỉ. Nghề làm nón nơi đây không chỉ góp phần giải quyết việc làm, bảo đảm đời sống và thu nhập cho các hộ sản xuất, kinh doanh mặt hàng này mà còn là một nét đẹp văn hóa truyền thống của các làng nghề Việt Nam .
3. Danh lam thắng cảnh huyện Nông Cống
Nông Cống là một huyện nông nghiệp, đến đây du khách sẽ được ngắm những cánh đồng lúa trải dài, những cánh rừng tít tắp với không gian yên bình, tươi mát của một làng quê.Trên địa bàn huyện Nông Cống hiện nay có 21 di tích được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa, trong đó có 2 di tích cấp quốc gia và 19 di tích cấp tỉnh.Tiêu biểu là Di tích đền thờ Đinh Lễ ( làng Đông Cao) , xã Trung Chính, di tích đền Côn Sơn, đền Bà Triệu (xã Trung Thành), Di tích cách mạng chùa Vĩnh Thái (xã Hoàng Giang)… Phần lớn các di tích này đều nằm ở các làng văn hóa nên trong những năm qua đều được chính quyền và nhân dân địa phương đầu tư tôn tạo và bảo vệ.

Trong năm 2009, UBND huyện Nông Cống đã trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp kinh phí trùng tu, tôn tạo lại Di tích đình làng Phú Đa Hậu (xã Tượng Văn) và đền thờ Vũ Uy( xã Tân Phúc) góp phần gìn giữ những giá trị lịch sử của làng xã.
4. Ẩm thực huyện Nông Cống
Ẩm thực Nông Cống nổi tiếng với bưởi Xuân Tiên (nay là Triệu Sơn), và cá mè sông Mực . Đặc biệt gạo Nông Cống được một số triều vua chọn làm gạo tiến vua. Ngoài ra còn có Mắm cáy, món rươi thơm ngon đậm đà hương vị.

5. Đơn vị hành chính sự nghiệp huyện Nông Cống
Trung tâm huyện Nông Cống đặt tại thị xã Nông Cống với các trường học, các ngân hàng với mọi giao dịch đa dạng, thuận tiện cho nhu cầu của người dân. Thị xã Nông Cống là điểm giao thông nối liền các trục đường nên nhu cầu trao đổi, mua bán phát triển mạnh
6. Phương tiện giao thông huyện Nông Cống
Nông Cống có đường sắt Bắc Nam chạy qua huyện với 3 nhà ga là Yên Thái, Minh Khôi, Thị Long, có quốc lộ 45 chạy dọc huyện nối Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế, giao lưu, buôn bán và hội nhập. Để lên với huyện Nông Cống có nhiều cách khác nhau, bắt xe khách, xe buýt, taxi… Từ xa về du khách có thể lựa chọn dịch vụ vé máy bay giá rẻ đi Thanh Hóa và sẽ có xe đưa đón sân bay Thọ xuân nếu bạn sử dụng đường hàng không, vừa nhanh, rẻ vừa thuận tiện. Hoặc những người ở xa đi du lịch Thanh Hóa có thể sử dụng tàu hỏa, dừng tại các điểm nhà ga trong huyện.
7. Cảm nghĩ về huyện Nông Cống
Nông Cống có nhiều điều kiện về tài nguyên đất, khoáng sản để phát triển kinh tế. Những năm gần đây huyện đổi mới chính sách,tạo mọi điều kiện để đưa người dân thoát nghèo, ổn định cuộc sống. với xu thế hội nhập của cả nước, huyện Nông Cống năng động đổi mới trong cách nghĩ, cách làm.