Huyện Phúc Thọ
1.Vị trí địa lý huyện Phúc Thọ
Phúc Thọ là huyện nằm ở phía Tây trung tâm Hà Nội, bên bờ hữ ngạn của sông Hồng và sông Đáy thuộc hệ thống sông Hồng, cách trung tâm Thủ đô khoảng 35km.
Huyện Phúc Thọ phía Nam giáp huyện Thạch Thất và huyện Quốc Oai, phía Tây giáp thị xã Sơn Tây,phía Đông giáp huyện Đan Phượng và huyện Hoài Đức, phía Bắc giáp huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
2 lịch sử hình thành huyện Phúc Thọ
Năm Minh Mạng thứ 12 ( năm 1831) thành lập tỉnh Sơn Tây. Khi đó, huyện Phúc Thọ thuộc phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây.Ngày 21 tháng 4 năm 1965 hợp nhất 2 tỉnh Hà Đông và Sơn Tây thành tỉnh Hà Tây. Theo đó, huyện Phúc Thọ thuộc tỉnh Hà Tây.
Ngày 29 tháng 12 năm 1978, kỳ họp thứ 4 quốc hội khóa VI quyết định sát nhập một số đơn vị hành chính thuộc tỉnh Hà Sơn Bình vào thành phố Hà Nội.Năm 1991, huyện Phúc Thọ chuyển về tỉnh Hà Tây.Từ ngày 1/8/2008, toàn bộ tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội theo Nghị quyết của kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII ngày 29/5/2008. Theo đó huyện Phúc Thọ thuộc Hà Nội.
3. Danh lam thắng cảnh huyện Phúc Thọ
Phúc Thọ có nhiều di tích lịch sử trên địa bàn với loại hình đa dạng như đình, đền, chùa, nhà thờ, miếu, lăng…phản ánh đầy đủ các giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc- nghệ thuật, khảo cổ. Trong đó hệ thống chùa chiếm nhiều nhất.
Đặc biệt nhất là di tích quốc gia đặc biệt Hát Môn- nơi Hai Bà Trưng tổ chức hội quân sĩ sau khi hội tại thành Phong Châu.Đây cũng là nơi tuẫn tiết của hai bà khi cuộc khởi nghĩa thất bại. Với người dân ở Phúc Thọ , đền Hát Môn là nơi linh thiêng nhưng vô cùng gần gũi.
Không chỉ thế huyện Phúc Thọ nằm trong vùng văn hóa xứ Đoài, những làng xóm đan cài giữa những cánh bãi phù sa màu mỡ của sông Hồng, sông Đáy và sông Tích cho Phúc Thọ có cảnh quan trù phú và thanh bình với hàng oạt các di tích gắn liền với đời sống của người dân như các đình làng với kiến trúc phong phú còn giữ cho đến ngày nay,các cụm di tích xã Ngọc Tảo (đền – đình – chùa), đình Tường Phiêu, đình Võng Ngoại, đình Thượng Hiệp, đình Cung Sơn, Quán Tây…
Ngoài ra còn phải kể tới Làng Nghề tủ bếp Hát Môn, với nhiều sản phẩm tủ bếp gỗ tự nhiên chất lượng cao và mãu mã đa dạng, đẹp mắt. Bên cạnh đó còn rất nhiều làng nghề như may Thượng hiệp, Rau an toàn Phú an. Sản phẩm bưởi Phúc Thọ cũng có tiếng với vị ngọt.
4. Ẩm thực huyện Phúc Thọ
Là vùng đất trù phú của đồng bằng sông hồng, huyện Phú Xuyên có những đặc sản của đồng bằng bắc bộ và của Hà Nội. Nơi đây có những món đặc trưng của hà Thành như phở Hà Nội, bún đậu mắm tôm, nem cuốn, bánh mướt… và cả những món ngon khắp mọi miền.chính nét độc đáo đó mà khi đi du lịch Hà Nội du khách đều mưốn thưởng thức.
5. Phương tiện giao thông huyện Phúc Thọ
giao thông huyện Phúc thọ khá dễ dàng với nhiều phương tiện vận chuyển đi qua như xe buýt, xe khách chạy trong thành phố, taxi, xe ôm hay phượt xe máy đều thuận tiện với quốc lộ 32 chạy qua.
Du khách còn có thể đi tàu hỏa, xe khách đường dài để về Phúc Thọ. Hơn nữa, ngày nay, hàng không đang trở thành phương tiện vận chuyển được ưu tiên với chặng đường dài, khách hàng có thể mua những tấm vé máy bay giá rẻ đi Hà Nội và sử dụng các phương tiện trung chuyển như taxi, xe buýt hay xe đưa đón sân bay Nội Bài để về thành phố cũng như các địa điểm khác.
6. Đơn vị hành chính huyện Phúc Thọ
Huyện có trung tâm là thị trấn Phúc Thọ, nơi tập trung các đơn vị hành chính cấp huyện, các dịch vụ hiện đại cũng như các trường học bệnh viện. Không chỉ vậy, nơi đầy có đầy đủ chi nhánh ngân hàng lớn, đảm bảo mọi đạo dịch của người dân địa phương, các công ty và khách du lịch.
7. Cảm nghĩ về huyện Phúc Thọ
Ngày nay Phúc Thọ có nhiều dự án công nghiệp sẽ được xây dựng trong tương lai. Đây là khu được chú ý đầu tư phát triển của phía Bắc. Hơn nữa là huyện có bề dầy truyền thống văn hóa dân tộc, là địa điểm hấp dẫn du khách gần xa. Chính quyền các cấp đang thúc đẩy quảng bá hình ảnh huyện , đưa du lịch phát triển và bảo tồn các giá trị văn hóa.