Huyện Thiệu hóa
1.Vị trí địa lý huyện Thiệu Hóa
Thiệu Hóa là một huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam. Có huyện lỵ là thị trấn Vạn Hà, phía đông giáp huyện Hoằng Hóa với ranh giới tự nhiên là sông Mã và thành phố Thanh Hóa. Phía nam giáp huyện Đông Sơn và huyện Triệu Sơn.Phía tây giáp huyện Triệu Sơn và huyện Thọ Xuân, phía bắc giáp huyện Yên Định.
Thiệu Hóa có địa hình tương đối bằng phẳng, đại đa số các xã đều là đồng bằng, ít hoặc không có đồi núi. Tổng thể địa hình dốc dần từ Bắc xuống Nam thuộc dạng đồng bằng thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh tập trung với diện tích tương đối lớn.
2. Lịch sử hình thành.huyện Thiệu Hóa
Thiệu Hóa ngày nay được kiến tạo từ hai vùng đất thuộc Quân Ninh và huyện trong quận Cửu Chân. Dấu tích thành Tư Phố – trị sở của quận và lỵ sở của huyện, đầu mối giao thông thủy – bộ của cả khu vực hiện vẫn còn tại làng Giàng (Dương Xá -Thiệu Dương).
Sang thời Lý – Trần, các huyện đổi tên thành Lương Giang và Cửu Chân. Đến thời Lê, thay bằng các tên gọi Thụy Nguyên và Đông Sơn . Dưới triều vua Gia Long, huyện lỵ dời về Mật Vật. Thời Minh Mệnh đóng ở Kiến Trung nay thuộc xã Thiệu Hưng. Năm 1815, phủ Thiệu Thiên đổi tên thành phủ Thiệu Hóa.Sau Cách mạng tháng Tám thành công, phủ Thiệu Hóa được đổi thành huyện Thiệu Hóa. Năm 1977, Hội đồng Chính phủ đã ra quyết định giải thể huyện Thiệu Hóa, 15 xã nằm trong vùng tả ngạn sông Chu sáp nhập vào huyện Yên Định, lập huyện mới mang tên Thiệu Yên và 16 xã còn lại ở hữu ngạn sông Chu sáp nhập vào Đông Sơn, lập ra huyện Đông Thiệu (năm 1982 đổi theo tên cũ là Đông Sơn).Năm 1996, huyện Thiệu Hóa được tái lập lại.
3. Danh lam thắng cảnh huyện Thiệu Hóa
Thiệu Hóa là một vùng đất cổ, một địa danh nổi tiếng của vùng Thanh Hóa, có sông Chu -núi Đọ, nơi đây từng là nơi sinh sống của người việt cổ cách đây 30 -40 vạn năm thuộc nền văn hóa Đông Sơn. Vùng đất này sản sinh ra rất nhiều vị anh hùng danh nhân văn hóa tiêu biểu của dân tộc ta như: Dương Đình Nghệ , Đinh Lễ, Lê Văn Hưu.
Thiệu hóa có nhiều ngôi chùa lớn như:
Chùa Hương Nghiêm, ở giáp Bối Lý (xã Thiệu Trung), là ngôi chùa được xây dựng từ thời Tiền Lê. Có văn bia Càn Ni Hương Nghiêm tự bi minh khắc năm Thiên phù duệ vũ thứ 15 (1124).
Chùa Thái Bình, trên núi Bằng Trình xã Thiệu Hợp. ngôi chùa này được Chúa Trịnh Sâm có làm thơ nhưng nay không còn dấu tích.
Chùa Đại Hùng hay còn gọi là chùa Vồm, ở chân núi Bàn A Sơn, làng Đại Khánh (xã Thiệu Khánh). Chùa Vồm lấy tên một nhân vật huyền thoại từng đánh nhau với ông Bưng bị thua, trốn vào bụi cây sau đó bị ông Bưng búng chết, hóa thành núi Vồm.Chùa có tượng Phật A Di Đà, cao 6 m nổi bật nhất vùng. Hội chùa Vồm bắt đầu mở từ mồng 10 đến 15 tháng giêng âm lịch hằng năm. Trên các vách đá Bàn A Sơn, còn có tích thơ của Lê Hiến Tông, Bùi Văn Dị ca ngợi cảnh sắc ngôi chùa để lại
4.Ẩm thực huyện Thiệu Hóa
Ngoài những món ngon đặc trưng của xứ thanh, thiệu hóa còn có bánh đa làng Minh Châu.
Bước đến đầu làng Minh Châu (xã Thiệu Châu, huyện Thiệu Hóa), chưa nghe tiếng người đã ngửi thấy mùi bánh đa thơm nồng nàn, hương thơm lan tỏa cả một vùng quê đúng chất làng nghề nức tiếng trăm năm.Ở làng nghề bánh đa Minh Châu, không rất nhiều hộ gia đình đã theo nghề đến ba bốn đời.đây không chỉ là nghề kiếm kế sinh nhai mà làm bánh đa còn là cách giữ gìn truyền thống lâu đời của làng quê.
5.Đơn vị hành chính huyện Thiệu Hóa
Huyện ủy được đặt tại thị trấn Vạn Hà là nơi giao dịch của toàn huyện. đồng thời nơi đây tập trung các trường học, bệnh viện, các ngân hàng . đảm bảo mọi nhu cầu trao đổi, nhu cầu cá nhân của người dân địa phương và du khách gần xa.
6. Phương tiện giao thông huyện Thiệu Hóa
Huyện có đường cao tốc Ninh Bình- Thanh Hóa đang được xây dựng, có tỉnh lộ 515 chạy qua. để lên huyện Thiệu Hóa có nhiều cách khác nhau như đi xe buýt, xe khách liên tỉnh, xe khách bắc nam hay các xe khách đường dài về huyện. ngoài ra còn có taxi của các hãng lớn.
với sự phát triển, tăng tốc về các phương tiện đi lại. việc lựa chọn vé máy bay giá rẻ đi Thanh Hóa được nhiều người lựa chọn và sử dụng dịch vụ. tại san bay nội địa Thanh Hóa đầy đủ mọi phương tiện để di chuyển ra thành phố và về các huyện như taxi,xe đưa đón sân bay Thọ Xuân luôn khiến khách hàng hài lòng
7. cảm nghĩ huyện Thiệu Hóa
Về với Thiệu Hóa hôm nay, trong không khí vui tươi của những ngày mùa, cảnh người nhộn nhịp vui tươi để được ăn chiếc bánh đa tráng thơm ngon giòn rụm, ngắm cảnh làng quê mà lòng vui sướng.