skip to Main Content

Huyện Tủa Chùa

1.Vị trí địa lý huyện Tủa Chùa

Tủa Chùa là một huyện miền núi thuộc tỉnh Điện Biên. Phía tây giáp huyện Mường Chà, phía nam giáp huyện Tuần Giáo và phía đông là tỉnh Sơn La ,phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Lai Châu.

2. Lịch sử hình thành huyện Tủa Chùa

Châu Tủa Chùa của Khu tự trị Thái – Mèo được thành lập ngày 18/10/1955 do tách từ châu Mường Lay và gồm 8 xã: Tà Phình (tức Tả Phìn),  Sìn Phình (Sính Phình), Sín Chải (Sín Chải), Lao Sà Phình (Lao Xả Phình),Tả Sìn Thàng (Tả Sìn Thàng), Cộng Hòa,Trung Thu, Quyết Tiến,. Khi thành lập, huyện Tủa Chùa có 8 xã: Huổi Só, Lao Xả Phình,  Tả Sìn Thàng, Trung Thu, Tủa Thàng,Sín Chải, Sính Phình, Tả Phìn,.

tua-chua1
Nhà sàn ở huyện Tủa Chùa

Năm 1977, chuyển 3 xã: Mường Đun, Sáng Nhè,Mường Báng của huyện Tuần Giáo về huyện Tủa Chùa. Đến năm 1989, chia xã Mường Báng thành 2 đơn vị hành chính lấy tên là xã Mường Báng và thị trấn Tủa Chùa.

Năm 2003, tỉnh Lai Châu được tách thành tỉnh Lai Châu mới và Điện Biên, huyện Tủa Chùa thuộc tỉnh Điện Biên  và huyện Tủa Chùa có địa phận như ngày nay.

3. Danh lam thắng cảnh huyện Tủa Chùa

Tủa Chùa là huyện có nhiều cảnh quan đẹp, độc đáo. Không cỉ là rừng núi kỳ vĩ xanh ngút ngàn, những bản nhà sàn mờ sương khói, những bộ quần áo sặc sỡ của của những cô gái tuổi đôi mươi, những hình ảnh giản dị sinh hoạt đời thường mang đến những cảm xúc khó tả cho những ai tới đây.

Ngoài những cảnh đẹp đó, Tủa Chùa còn có cao nguyên đá Tủa Chùa (huyện Tủa Chùa, Điện Biên) nằm trên độ cao 1.500m so với mực nước biển với hình dạng đá tai mèo “xếp lũy, xếp thành” gắn với những cái tên của người nơi đây như: núi đá Tò Cu Nhe,thành đá Vàng Lồng,núi đá Chung Khóa, núi đá Chung Si Seng,… đã thu hút du khách về miền Tây Bắc bởi vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ..

images871896_ngo_tua_chua
Ngô trồng trên cao nguyên đá Tủa Chùa

Hang động Khó Chua La là hang động được hình thành do quá trình kiến tạo địa chất của trái đất cách đây hàng triệu năm, do sự biến đổi của vỏ trái đất  kéo theo hàng loạt sự đứt gãy của các hệ thống núi, sự phun trào của núi lửa đã hình thành nên một hang động ăn sâu vào trong núi đá với vẻ đẹp kỳ bí, độc đáo của tự nhiên. Theo tiếng của dân tộc Mông địa phương Khó có nghĩa là là hang động, Chua có nghĩa là núi đá hoặc mỏm đá, La có nghĩa là khỉ, dịch sang tiếng phổ thông Khó Chua La có nghĩa là hang động khỉ.

Hai bên vách hang động là các dải nhũ đá buông xuống màu vàng, ánh bạc, xanh xám đan xen nhau trông giống như bức màn gió, cụm lúa, đèn chùm to nhỏ khác nhau hay hình thù các loài vật. Một số nhũ đá phát quang rực rỡ khi được luồng ánh sáng rọi vào tạo ra một cảnh đẹp huyền ảo, kỳ bí.Càng vào sâu trong hàn, cảnh đẹp càng trở nên rực rỡ do thạch nhũ tạo nên.Trần hang động là những nhũ đá hình các con vật như: Voi, hươu, rồng, phượng, rùa, các loại chim…đang ẩn mình trong thảm thực vật được tạo ra bởi những nhũ đá. Với vẻ đẹp hoang sơ, nhiệt độ trong hang luôn ở mức 20 – 210C, tạo cho du khách cảm giác mát mẻ, thích thú khi được trải nghiệm trước vẻ đẹp thiên nhiên đầy huyền bí  này.

Ngoài ra còn có động Xá Nhè với khung cảnh thiên nhiên hết sức đẹp và hùng vĩ.

4.Ẩm thực huyện Tủa Chùa

Một trong những giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của người Mông Xanh huyện Tủa Chùa là ẩm thực dân gian. Sự phong phú về ẩm thực dân gian dân tộc Mông thể hiện tính cần cù, sáng tạo trong lao động của đồng bào. Chính ẩm thực đã mang lại sự độc đáo cho văn hóa núi rừng vùng cao.

tc
Món thắng cố của người Mông

Về du lịch Điện Biên lên với đồng bào nơi đây, thưởng thức Mèn mén, bánh giày,thịt lợn , thịt trâu gác bếp, thắng cố,thịt ướp muối, mèn mén với thịt trâu hun khói là những món ăn đặc trưng của đồng bào Mông . Chính những món ăn đó là nhiều người mê say, yêu thích,ngoài ra còn có những loại đồ uống giản dị như rượu ngô, rượu mông pê

5. Phương tiện giao thông huyện Tủa Chùa

Quốc lộ 6 chạy qua phía tây huyện tới thị xã Mường Lay, đường thủy trên sông Đà có tuyến đương từ Quốc lộ 6 lên đến trung tâm huyên dài 19 km .Đây là tuyến đường giao thông nối huyện với các huyện bạn và giao lưu về kinh tế, văn hóa – chính trị.Để lên huyện Tủa Chùa, du khách có thể đi ô tô, taxi, xe khách đường dài.Hoặc có thể đi phượt bằng xe máy.

Để chiêm ngưỡng cảnh sắc nơi đây, với những người ở xa du khách nên sử dụng phương tiện hàng không với vé máy bay giá rẻ đi Điện Biên Phủ.Bắt Taxi về Huyện Tủa Chùa, hoặc sử dụng xe đưa đón sân bay Điện Biên để có một chuyến đi thú vị, chiêm ngưỡng vùng đồi núi trập trùng và những hang động kỳ vĩ cùng những món ăn ngon.

6. Đơn vị hành chính huyện Tủa Chùa

Thị trấn huyện lị Tủa Chùa là nơi tập trung các đơn vị hành chính, các bệnh viện , trường học, các ngân hàng nhằm giao dịch, tạo điều kiện thuận tiện cho người dân cũng như du khách.

7. Cảm nghĩ về huyện Tủa Chùa

Tủa Chùa là vùng đất giàu tiềm năng di sản, tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn. Cao nguyên đá là sự hội tụ của những cảnh quan đặc sắc cùng với truyền thống văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc văn hóa của cộng đồng cư dân bản địa. Đây là vùng tập trung người Mông đông nhất trong tỉnh Điện Biên. Huyện Tủa Chùa có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Với những giá trị văn hóa đặc sắc, những danh lam thắng cảnh cũng như những món ăn đậm đà hương vị dân tộc.  Trong tương lai, đây là những tiềm năng cho huyện Tủa Chùa có những bước phát triển du lịch cộng đồng kết hợp với du lịch khám phá.

 

 

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

09 3844 3855