skip to Main Content

Khám phá cao nguyên đá Đồng Văn điểm đến hút hồn du khách

Du lịch Hà Giang, ta ngơ ngác, mơ màng trước cánh đồng hoa tam giác mạch đẹp lôi cuốn,không chỉ vậy những phiên chợ , những ngôi làng khiến bao người phải trầm trồ,xuyến xao.

Hoa Tam giác mạch ở Đồng Văn
Hoa Tam giác mạch ở Đồng Văn

Nhưng đến Hà Giang mà không ghé qua cao nguyên đá là một nuối tiếc cực lớn.Đồng văn nằm cách thị xã Hà Giang 132 km theo đường 4C, cao nguyên đá Đồng Văn là một vùng núi đá hiểm trở và hùng vĩ ở cực bắc,cảnh đạp tráng lệ và đầy ấn tượng.Nằm ở độ cao 1000-1600 so với mặt nước biển, trên diện tích gần 2.365 km2 trải dài trên 4 huyện Quảng Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc và Đồng Văn của tỉnh hà Giang.Đây là vùng núi đá vôi đặc biệt của cả nước, chứa đựng những dấu ấn tiêu biểu về lịch sử phát triểm của vỏ trái đất.Đồng văn có tới 80% là diện lộ đá vôi, được tọa thành từ những điều kiện môi trường và gia đoạn phát triển rất khác nhau kéo dài hàng triệu năm.

phố cổ ở Đồng Văn
phố cổ ở Đồng Văn

Con đường lên với Đồng văn phải đi qua đèo Can Tí hiểm trở, những cánh rừng thông đại ngàn, những con dốc quanh co, uốn lượn, du khách sẽ lần lượt tới các huyện Yên Minh,Đồng Văn và Mèo vạc..để khám phá cao nguyên đá.
Đến Đồng Văn, ngoài được chêm ngưỡng khung cảnh tuyệt vời với những dãy đồi toàn đá, được sắp đặt ngẫu nhiên nhưng tuyệt vời.Nhất vào mùa hoa tam giác mạch,cánh đồng trở nên đẹp dịu dàng.Hay vào mùa ngô, người dân thường trông ngô trong các vách đá, hốc đá , ngô ở đây ngon và thơm hơn ngô vùng khác rất nhiều.

>>Chiêm ngưỡng hoa tam giác mạch Hà Giang

1.Kiến trúc nhà Vương- vua mèo

Kiến trúc vua Mèo được xây dựng đầu thế kỷ 20, mô phỏng thoe kiến trúc Trung Quốc(đời Mãn Thanh) với những đường cong, nét lượn, chạm trổ tinh xảo.Khu dinh thự hơn 100 năm tuổi này do vua Mèo Vương Chính Đức thuê thợ giỏi xây dựng trong 9 năm tốn 15 vạn đồng bạc trắng đông dương tương đương với 150 tỉ đồng.

Dinh thự vua Mèo được xây dựng trong vòng 9 năm, với hơn 15 vạn đồng Đông Dương
Dinh thự vua Mèo được xây dựng trong vòng 9 năm, với hơn 15 vạn đồng Đông Dương

Vương Chính Đức ( 1865-1947) là người duy nhất được đồng bào người Mông nơi đây suy tôn là vua Mèo và chính thức cai quản 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc và Đồng Văn.

Bức ảnh gia đình vua Sùng Chính Đức
Bức ảnh gia đình vua Sùng Chính Đức

Xem thêm:Chợ phiên Hà Giang- nét đẹp của người vùng cao
Toàn bộ dinh thự vua Mèo có diện tích gần 3.000m2 , bắt đầu xây dựng vào năm 1919, và hoàn thành vào năm 1928.Ngôi dinh thự được nghiên cứu kỹ về phong thủy địa lý , sau đó xây dựng bằng đá.Dinh thự vua Mèo ảnh hưởng kiến trúc của 3 nền văn hóa : Trung Quốc, Mông và Pháp.Toàn dinh thự có 3 cung Tiền, Trung , Hậu với 64 phòng dành cho 100 người ở.Trong dinh thự hiện nay còn nhiều hiện vật quý giá như các bức ảnh gia tộc họ Vương,kho thuốc phiện, bộ đò hút thuốc phiện…

Kiến trúc ngôi nhà là sự kết hợp giữa văn hóa Hán- Mông- Pháp
Kiến trúc ngôi nhà là sự kết hợp giữa văn hóa Hán- Mông- Pháp

Hiện nay,khu dinh thự này đã được trùng tu lại và trở thành một điểm nhấn đọc đáo trong chuyến du lịch đến cao nguyên đá Đồng Văn.Khu dinh thự này đã được trùng tu lại và trở thành một điểm nhấn độc đáo trong chuyến du lịch đến cao nguyên đá Đồng Văn.

Cổng vào dinh thự vua Mèo
Cổng vào dinh thự vua Mèo

Đây không chỉ là dinh thự mà còn là pháo đài phòng thủ giữa cao nguyên đá thời kỳ lịch sử.Nhà Vương được công nhận là kiến trúc nghệ thuật quốc gia.Khu dinh thự này đã được trùng tu lại và trở thành một điểm nhấn độc đáo trong chuyến du lịch đến cao nguyên đá Đồng Văn.

>>Đặc sản Hà Giang- món ăn quyến luyến hồn núi rừng

2.Phố cổ Phó Bảng

Phố cổ Phó Bảng là một thị trấn bị ngủ quên ở Hà Giang trước đây vốn là một thị trấn sầm uất vùng biên viễn Đồng Văn.

Phó Bảng là thị trấn ngủ quên
Phó Bảng là thị trấn ngủ quên

Phó Bảng là một điểm đến không thể thiếu trong hành trình khám phá phố cổ.Thị trấn vùng biên viễn này không xa xôi về mặt địa lý, nhất là khi đường ô tô đã vào tận các thôn bản nhưng nơi đây vẫn vô cùng tĩnh lặng và huyền bí.

Cuộc sống tấp nập nhộn nhịp xưa giờ trở thành dĩ vãng
Cuộc sống tấp nập nhộn nhịp xưa giờ trở thành dĩ vãng

Trước đây, Phó Bảng là một trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội nhưng từ khi Đồng Văn được dời sâu vào gần nội địa thì Phó Bẳng trở thành thị trấn bị ngủ quên.

Thị trấn mùa hoa tam giác mạch nở
Thị trấn mùa hoa tam giác mạch nở

Dừng chân giữa thung vắng, cảm giác như lạc vào một vùng đất nào đó, tĩnh lặng tới kỳ lạ, nhẹ nhàng kiến lòng người bâng khuâng, dường như cái thị trấn bé nhỏ này ma mị hơn khi bước vào.Nếu như là người thích khám phá, chắc chắn thị trấn cổ Phó Bảng là điểm không thể bỏ qua.

Thị trấn đẹp cổ kính tĩnh lặng vô cùng với nhịp sống chậm rãi
Thị trấn đẹp cổ kính tĩnh lặng vô cùng với nhịp sống chậm rãi

3.Phố cổ Đồng Văn

Dãy phố dài gần 1 km được hình thành cách đây gần một thế kỷ,với những nét kiến trúc đặc trưng của đồng bào vùng cao với Trình tường, mái ngói âm dương.Điểm nhấn và bắt đầu của dãy phố là khu chợ cổ, được xây dựng bằng đá mái lợp ngói âm dương.

Phố cổ Đồng Văn với khoảng 40 nóc nhà có tuổi từ 100 đến 300 năm tuổi
Phố cổ Đồng Văn với khoảng 40 nóc nhà có tuổi từ 100 đến 300 năm tuổi

Phố cổ Đồng Văn còn hơn 40 ngôi nhà 100 đến 300 tuổi,trong đó ngôi nhà của dòng họ Lương được xác định là lâu đời nhất.Buổi sớm, bức tranh phố cổ là sự pha trộn đến tài tình hai tông màu: màu vàng rực của nắng và màu xám của những ngôi nhà cổ.Buổi sáng, không gia im lìm trong sương sớm như được đánh thức bởi ánh sáng, âm thanh náo nhiệt và những màu sắc rực rỡ trong trang phục của đồng bào người Hoa, Ráy, Tày ,Nùng…

Không gian phố cổ khiến nhiều người thích thú bởi sự tĩnh lặng, cổ kính
Không gian phố cổ khiến nhiều người thích thú bởi sự tĩnh lặng, cổ kính

Khu phố cổ ban sơ chỉ có vài ba gia đình người Mông, Tày và người Hoa sinh sống.Đàn dần có thêm nhiều người dân địa phương khác tìm đến.Những đêm rằm, toàn bộ dãy phố được thắp sáng bằng những chiếc đèn lồng đỏ với nhiều kích cỡ,phục vụ ẩm thực và các hoạt động văn hóa khác.Vào đêm cuối tuần, quán xá rộn ràng với những chàng trai, cô gái từ các bản làng được chủ quán mời hát những bài dân ca, thể hiện những điệu múa dao duyên.

Quán cà phê nổi tiếng nhất khu phố cổ mà nhiều du khách thích thú
Quán cà phê nổi tiếng nhất khu phố cổ mà nhiều du khách thích thú

Những quán cà phê nơi đây lại đông đúc hơn giữa gam màu phố xá và bản sắc văn hóa dân tộc.
Phố cồ Đồng văn không quá lớn nhưng dủ rộng để chứa nhiều người và rộng hơn để chứa cả những tâm hồn thênh thang ở trên cao nguyên đá , những con người ” sống trong đá, chết vùi trong đá” hay những con người miền xuôi cảm mến nơi này.

Những người dân tộc trên Phố cổ là điểm nhấn cho sắc màu văn hóa
Những người dân tộc trên Phố cổ là điểm nhấn cho sắc màu văn hóa

4.Bãi đá cổ, di chỉ khảo cổ học

Cách trung tâm huyện Xí Mần khoảng 17km, là quần thể những tảng đá có khắc những dấu hiệu trên đó mà theo các nhà khoa học, những hình khắc đó đã có niên đại 2.000 năm.

Hình thù kỳ lạ trên những tảng đá cổ
Hình thù kỳ lạ trên những tảng đá cổ

Bãi đá có khoảng 7 phiến đá lớn với 2 cự thạch( thảng đá cực lớn) trên đó khắc vẽ khoảng 80 hình đa dạng…Bãi đá cổ được nhiều du khách về đây tìm hiểu, nghên cứu về văn hóa, con người đồng bào sinh sống quanh đây.

Cao nguyên đá nhấp nhô những đống củi ngô
Cao nguyên đá nhấp nhô những đống củi ngô

5.Chợ phiên Đồng Văn

Chợ Phiên ở Đồng Văn là nơi giao thương của nhiều đồng bào dân tộc như Tày, Nùng, Hán, Mông, Hoa, Dap, Kinh…, trong đó nhiều nhất là dân tộc Mông.

Những người phụ nữ dắt lợn ra chợ bán
Những người phụ nữ dắt lợn ra chợ bán

Tại đây, có chợ phiên độc đáo và thu hút du khách, chợ phiên Đồng Văn không chỉ là hình thức kinh tế mà còn là nếp sống sinh hoạt văn hóa đạn đà bản sắc và chứa đựng nếp sống của đồng bào.Chợ họp vòa ngày chủ nhật hàng tuần và các ngày lễ , tết trong năm.Chợ nằm dưới chân núi Đồn Cao, ngay bên cạnh khu phố cổ Đồng Văn.

Chợ phiên không chỉ là buôn bán và trao đổi hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ , giao lưu của người dân
Chợ phiên không chỉ là buôn bán và trao đổi hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ , giao lưu của người dân

Toàn khu chợ được thiết kế theo kiến trúc Hoa -Việt và có sự giao thoa rất tinh tế hợp với phong thủy miền cao nguyên.

Khu chợ họp một tuần một lần vào ngày chủ nhật
Khu chợ họp một tuần một lần vào ngày chủ nhật

Nhìn từ xa, khung cảnh của chợ phiên vùng cao thật đẹp và sinh đông, từng đoàn người rủ nhua í ới xuống chợ, người mang mớ rau, người gùi hoa quả, lồng gà, chim, người dắt theo trâu, bò, ngựa.Nhà nào sang hơn đi xe máy tải hàng hóa ra chợ bán,…Có lẽ vì mỗi tuần họp một lần nên những gương mặt xuống chợ rất vui, họ cười đùa, nói chuyện xôn xao cả một khu đồi.

Sắc màu phiên chợ Đồng Văn
Sắc màu phiên chợ Đồng Văn

Không chỉ buôn bán, đến đây, người dân còn ngồi quây quần bên những quán thắng cố, rượu ngô, trò chuyện say sưa từ sáng tới chiều.

6.Cột cờ Lũng Cú

Cột cờ Lũng Cú thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.Đây là điểm du lịch không thể bỏ qua, là hình ảnh thiêng liêng trong lòng mỗi người con đất Việt.

Lũng Cú là điểm cực Bắc của tổ quốc
Lũng Cú là điểm cực Bắc của tổ quốc

Cột cờ Lũng Cú là một cột cờ quốc gia nằm trên đỉnh Lũng Cú hay còn gọi là núi Rồng (Long Sơn), là biểu tượng thiêng liêng về chủ quyền dân tộc.“Lũng” trong tiếng H’mông là ngô, Lũng Cú là thung lũng ngô, sở dĩ có tên như vậy vì nơi đây có những cánh đồng lớn đều trồng ngô.

Lên Lũng Cú ngắm toàn cảnh cánh đồng bên dưới
Lên Lũng Cú ngắm toàn cảnh cánh đồng bên dưới

Cột cờ được xây dựng hình bát giác giống cột cờ ở hà Nội, mô phỏng hoa văn trống đồng Đông Sơn và minh họa những thời kỳ lịch sử khác nhau.Ngoài ngắm cảnh mooitj vùng rộng lớn tươi đẹp,du khách còn ghé thăm đồn biên phòng Lũng Cú…
Ngoài những điểm đến trên, Đồng Văn còn có những thưa ruộng bậc thang, cánh đồng hoa cải đẹp mê hồn bà những bản làng vùng cao, những kiến trúc nhà giản dị mà đầy mê hoặc.Hãy tưởng tưởng bạn đi qua cánh đồng hoa tam giác mạch,hoa cải, đến những ngôi nhà bên những gốc đào nở hoa.Tuyệt vời và vi diệu biết bao nhiêu.

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

09 3844 3855