skip to Main Content

Khau Liêu-một huyền thoại đèo

Ai đã về với vùng biên viễn, du lịch Cao Bằng, nơi có dòng thác bản Giốc xinh đẹp hùng vĩ  như một bức tranh trong câu chuyện liêu trai thì đến đây, ta còn được ngắm một con đèo huyền thoại-đèo Khau Liên.

“Mời em lên Cao Bằng quê em, lên đèo Khau Liêu qua đèo Phục Mã, vượt rừng vầu, xuyên qua rừng trúc, như bầy ong, như bầy chim,…”Đó là những câu thơ đầy cảm xúc bồi hồi mời gọi” mời anh về Cao Bằng quê em” của nhà thơ Y Phương phổ thành ca khúc.

Đèo Khau Liêu nhiều huyền thoại
Đèo Khau Liêu nhiều huyền thoại

Từ lâu, Khau Liêu là con đèo nhuốm màu sắc huyền thoại.Tại sao người ta bảo thế, bởi qua những cầu chuyệ kể nhiều tình tiết dị bản.Là con đèo nối liền huyện Quảng Uyên và Trùng Khánh, mốc lên đỉnh đèo, phía Đông thuộc huyện Trùng Kahnhs, phía Tây thuộc đất Quảng Uyên.Du khách thập phương lên Cao bằn muốn thưởng lãm vè đẹp kỳ vĩ của động Ngườm Ngao, thác Bản Giốc , chùa trúc lâm Bản Giốc đều phái vượt qua con đèo  Khau Liêu này.Từ trên đỉnh đèo nhìn xuống,nó như 2 con rồng uốn lượn ôm lấy nhau giữa bốn mùa xanh ngát cỏ cây.

Hình ảnh con đèo ngày nay, quanh cô, uốn lượn
Hình ảnh con đèo ngày nay, quanh cô, uốn lượn như chú rồng

Trước  kia, khi chưa có đường ô tô, Khau Liêu đã có đường mòn đi tắt, dựng đứng mà người gánh đi sau mặt chạm chân người lên trước.Người lên dốc toát mồ hôi thở dốc ,bở hơi tai, gánh vác càng vất vả muôn phần.Những người cao tuổi sống ở vùng này kể lại: Thửa xưa người Pháp chưa mở đường, rừng cây to vô kể, nhiều hổ báo rình rập, người đi qua đèo phải đeo cái “Pha Nam khằng” có 2 dây đeo để cỏ 2 cánh tay vào để tránh làm mồi cho “ông ba mươi”.Pha Nam khằng được kết bằng sợi dây vai, bọc nhiều cây “nam khằng” lại với nhau thành một cái gọi là “pha” vừa vặn với lưng người.

Từ trên đèo nhìn xuống là cánh đòng láu cùng dòng sông uốn lượn hiền hòa
Từ trên đèo nhìn xuống là cánh đòng láu cùng dòng sông uốn lượn hiền hòa

Đặc tính của loài hổ là rình rạp, vồ và chồm lên phía sau người, thú vật.Khi đeo pha vào hổ không giám vồ từ phía sau.Nếu con hổ nào liều lĩnh vồ người, khi chồm lên , người nhẹ nhàng cúi xuống, co đầu lại, con hổ bị gai Nam Khằng đâm đâu không giám liều vò cú thứ 2 thứ 3.Loài hổ bị đánh đau sẽ vùng chạy vào rừng.
Trong chiến sự năm 1979, đèo Khau Liêu là lá chắn kiến cố, giằng co quyết liệt giữa 2 bên.Đấ 2 bên giao thông hào bị cày xới bởi đan pháo.Mùi thuốc súng , đạn cối nồng nặc.Trên đỉnh đèo đến giờ vẫn có tấm bia bê tông ghi “chiến thăngd Khau Liêu tháng 2 năm 1979”.Chiến thắng Khau Liêu đã đi vào trang sử tỉnh Cao Bằng như một chứng tích , một mốc son nhắc nhở thế hệ sau này không được lãng quên .

Ơi Đèo Liêu! Nơi ghi dấu ngàn đời
Trận địa năm xưa chôn mộng bành trướng
Nay Đèo Liêu muôn hoa đua nở khắp núi
Nương lúa chín vàng đẹp trong nắng quê hương
Trùng Khánh yêu thương vững vàng dải biên cương

Trong chiến thuật, chiến lược quân sự, con đèo là bản án nữ, bức tường thành thiên nhiên kiên cố, dễ phòng thủ, khó tấn công từ hai phía.Chiếm được đỉnh coi như nắm phần thắng.

Hùng vĩ,, hiểm trở là những từ đê nói về con đèo Khau Liêu
Hùng vĩ,, hiểm trở là những từ đê nói về con đèo Khau Liêu

Những trong chiến lược phát triển kinh tế con đèo lại là sự cảm trở, để lên đây, người ta phải đi loanh quanh con đèo, hao mòn máy móc,tốn xăng xe lại nguy hiểm vo cùng.Một bên là núi cao chót vót , một ben là vực sâu thăm thẳm.Lưu lượng xe cộ qua đèo Khau Liêu cũng không rầm rộ , tấp nập như những con đường huyết mạch quốc gia.Song đèo Khau Liêu đã gi nhận những vụ tại nạn thảm khốc, gây chết người, hư hỏng máy.Vào những ngày mưa lâm thâm, đường dốc trở nên trơn trượt đi không được.
Nhưng khi nhắc đến Khau Liêu,người ta vẫn nghĩ về một con đèo hiểm nguy,khúc khỉu, và đầy dấu ấn lịch sử cùng vẻ đẹp hiền hòa, thăm thẳm.

Mùa xuân đến em vượt Đèo Liêu đi trẩy hội lồng tồng
Nhịp đàn em hát vang gửi người chiến sĩ trên Đèo Liêu anh hùng.

Tags: phuong tien giao thong,dac san cao bang, diem du lịch cao bang, khach san cao bang

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

09 3844 3855