skip to Main Content

Kinh nghiệm du lịch Đền Hùng từ A đến Z cho du khách mới đi lần đầu

Đền Hùng – khu di tích linh thiêng của cả dân tộc. Đây là nơi quy tụ những giá trị sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc vùng Đất Tổ. Hằng năm, cứ mỗi dịp “mồng mười tháng ba” người dân cả nước lại nô nức du lịch Phú Thọ trẩy hội đền Hùng. Đây là dịp để cả dân tộc tưởng nhớ, biết ơn các vị vua Hùng đã có công dựng nước. Để hành trình trở về cội nguồn của mình thêm trọn vẹn thì các bạn có thể tham khảo những kinh nghiệm đi du lịch Phú Thọ cũng như bài viết dưới đầy để có chuyến đi a toàn nhất.

Đi du lịch đền Hùng bằng con đường nào ?

Đền Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, thuộc xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Vị trí đền Hùng cách Hà Nội khoảng 85 km, và cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 11 km về hướng Tây Bắc. Từ thành phố Việt Trì, bạn đi tiếp theo quốc lộ 2 – đến ngã tư giao với đường Lạc Hồng, thì rẽ trái khoảng 3km nữa là đến Đền Hùng. Nếu đi từ Hà Nội các bạn có thể đi theo quốc lộ 32 qua cầu Trung Hà, đến Cầu Phong Châu thì đi qua cầu đi thẳng là tới Đền Hùng. Nếu quý khách đi theo quốc lộ 2 qua Vĩnh Phúc, qua cầu Việt Trì đến trung tâm thành phố thì rẽ trái khoảng hơn chục km là đến với Đền Hùng.

Rước kiệu ở lễ hội đền Hùng
Rước kiệu ở lễ hội đền Hùng

2. Các phương tiện di chuyển về đền Hùng

Nếu bạn chọn những phương tiện công cộng, bạn có thể mua vé xe tuyến Hà Nội – Phú Thọ tại bến xe Mỹ Đình. Hoặc bạn có thể mua vé tại ga Hà Nội, giá vé cũng tuỳ thuộc vào thời điểm và chất lượng xe đi. Tuy nhiên, theo nhiều bạn đi kinh nghiệm đền Hùng thì bạn nên lên kế hoạch và đặt vé trước.Bởi vào những dịp lễ hội rất đông du khách về đền Hùng, bạn sẽ không có vé.

Xe khách đi Phú Thọ
Xe khách đi Phú Thọ

Đối với những nhóm đi đông từ 7 người trở lên, nếu không muốn đi xe khách, bạn có thể chọn cho mình một cách khác là thuê xe du lịch. Tại Hà Nội có nhiều nhà xe, các công ty du lịch cho thuê xe bao trọn gói.
Xem thêm: Phương tiện giao thông cần biết khi đi du lịch Phú Thọ

3. Tham quan khu di tích đền Hùng.

Đền Hùng là điểm chính trong chuyến hành hương trở về đất tổ. Đền Hùng được xây dựng từ thế kỷ 15, tương truyền là mơi con trưởng Lạc Long Quân và Âu Cơ lên làm vua, lập nên nước Văn Lang, lấy niên hiệu là vua Hùng.
Khu di tích đền Hùng là một quần thể kiến trúc thâm nghiêm trên núi Nghĩa Lĩnh bao gồm có đền Hạ và chùa, đền Giếng, đền Trung, đền Thượng, lăng vua Hùng, đền thánh mẫu Âu Cơ, đền Lạc Long Quân..

Một nghi thức trong lễ hội đền Hùng
Một nghi thức trong lễ hội đền Hùng

Hiện nay tại Công Quán (nơi để tiếp khách thập phương) có Bảo tàng Hùng Vương được xây dựng tương đối lớn trưng bày nhiều hiện vật thời kỳ Hùng Vương dựng nước qua nền văn hoá thời đại đồ đá, đồ đồng, đồ sắt… Ddây cũng là điểm đáng để du khách ghé thăm, tièm hiểu về một thời lỳ lịch sử dân tộc.
Hằng năm, vào ngày giỗ tổ Hùng Vương, đền Hùng trở nên nhộn nhịp, thu hút hàng vạn du khách từ bốn phương trở về hành hương, tham dự lễ hội.

>>>Tham quan khu di tích đền Hùng Phú Thọ.
>>>Lễ hôi đền Hùng – Nét tâm linh của dân tộc Việt.

Ngoài ra, kết hợp với du lịch lễ hội, du khách có thể tham quan:
Đầm Ao Châu :Thuộc huyện Hạ Hòa, cách thị xã Phú Thọ 50km, cách thành phố Việt Trì 70km.
Đặc điểm: Đầm Ao Châu được coi là một Hạ Long trên đất Phú Thọ. Đây là một tiềm năng du lịch hấp dẫn và đầy triển vọng của đất tổ Vua Hùng.
Kinh nghiệm đi du lịch đền Hùng cho biết du khách có thể đi bằng đường bộ, đường sắt hoặc đường thuỷ tới Ao Châu đều thuận lợi. Theo đường sắt, Ao Châu nằm trên tuyến đường Hà Nội – Lào Cai và tương lai không xa sẽ là trục đường sắt xuyên Á, nối liền các nước trong khu vực với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Theo đường bộ, thắng cảnh này nằm trên trục quốc lộ số 2 – tuyến đường quan trọng nhất nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Tây Bắc. Theo đường thủy, có nhiều con sông lớn chảy qua như sông Hồng, sông Đà, sông Lô…

Đầm ao Châu
Đầm ao Châu

Đền Quốc mẫu Âu Cơ
Đền Quốc Mẫu Âu Cơ  được xây trên núi Ốc Sơn, còn gọi là núi Vặn, cao trên 147m so với mặt biển. Nằm trong khu di tích đền Hùng, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Đền Quốc mẫu Âu Cơ được thiết kế dựa trên nền kiến trúc độc đáo mang đậm dấu ấn văn hóa của thời kỳ Đông Sơn. Đền thờ Mẹ Âu Cơ, người mẹ huyền thoại, linh thiêng, huyền diệu có công đầu trong việc khai hoang, mở cõi của dân tộc.

Đền quốc mẫu Âu Cơ
Đền quốc mẫu Âu Cơ

Đường từ chân núi lên đến cửa đền gồm 553 bậc đá, trên đường đi có nhà đón khách và chỗ dừng chân. Cổng tam quan xây cao 5,8m có ba lối vào, lối chính cao 2,2m, mái cổng lợp dán ngói mũi hài, các đao góc, các hoạ tiết chạm khắc mô phỏng hình chim Lạc. Điểm nhấn của tiền cảnh đền là bia và trụ bia làm bằng đá một mặt khắc chữ nôm, mặt kia khắc chữ quốc ngữ ghi lại thời kỳ xây dựng đền với sự đóng góp công đức của đồng bào cả nước. Tổng thể kiến trúc gồm có nhà Tả vu, nhà Hữu vu, nhà bia, trụ biểu, tứ trụ, cổng tam quan, nhà đón tiếp, nhà hành lễ, sân, vườn, hệ thống đường bậc, bãi quay xe. Đền Quốc mẫu Âu Cơ được hoàn thành đúng vào dịp lễ hội Đền Hùng – Quốc lễ năm 2005.
Núi Thắm
Núi Thắm thuộc huyện Thanh Ba, còn có tên là Đầu Rồng, dài khoảng 4km, chạy dọc lên khu du lịch Thanh Ba
Trên đỉnh núi có một cái ao nhỏ gọi là ao Tiên, nước trong xanh, không bao giờ cạn. Xung quanh núi Thắm là hàng trăm ngọn đồi thoai thoải nằm gần kề nhau, nhấp nhô như bát úp. Trên vùng đồi này đã được quy hoạch trồng các loại cây công nghiệp như chè, sơn, trẩu… Nơi đây đã mọc lên nhà máy chè, nhà máy xi măng, rượu, phân lân và những trại chăn nuôi trâu, bò. Núi Thắm vừa là một thắng cảnh đẹp vừa là một trung tâm kinh tế của vùng trung du.

Ngọn núi Thắm mờ sương
Ngọn núi Thắm mờ sương

Hang Lạng
Hang Lạng là hang lớn nhất, dài nhất trong số hang động thạch nhũ ở Xuân Sơn.
Ðến với Xuân Sơn, du khách không thể không đến hang Lạng, một kỳ tích thiên nhiên làm say đắm lòng người. Hang Lạng ăn sâu trong lòng núi Ten, cửa vào hang nhìn thẳng ra cánh đồng Mường Lạng.
Vòm hang Lạng có chỗ cao đến mười lăm, hai mươi mét và chiều rộng cũng cỡ khoảng như vậy. Hang chạy dài, dọc dãy núi đá vôi. Người ta thả quả bưởi có đánh dấu vào hang lúc sáng thì chiều tối đã thấy nó ở suối Lấp, cùng dãy núi nhưng cách chỗ thả chừng khoảng 20km.

Hang lạng với nhiều thạch nhũ kỳ vĩ
Hang lạng với nhiều thạch nhũ kỳ vĩ

Hang Lạng rộng và dài đủ cho hàng ngàn người cùng vào chiêm ngưỡng. Cách cửa hang vài giờ đi bộ, đáy hang trở thành suối sâu đến 2 mét nước. Từ đây, người ta có thể tiếp tục soi đuốc, ngồi mảng để thăm thú về sự kỳ diệu của thiên nhiên, đã tạo dựng nên một kỳ quan để cho con người vui chơi giải trí. Suối nước trong hang có khá nhiều cá măng, cá ngạnh nặng cỡ dăm bảy ký. Loài dơi màu đen đậu nhan nhản trên trần hang.

Rừng và hang động Xuân Sơn
Thuộc xã Xuân Sơn, huyện Thanh Sơn, phía tây tỉnh Phú Thọ.
Đặc điểm: Hang động có các nhũ đá muôn hình kỳ lạ; rừng Xuân Sơn nhiều loài động thực vật quý hiếm, thay màu lá tới 4 lần trong ngày. Đây là một quần thể hang động kỳ ảo, nằm sâu trong rừng cây bạt ngàn bí ẩn. Vào thăm hang động ở đây, du khách không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của các nhũ đá rủ xuống thành muôn hình kỳ lạ.

Xem thêm: Những điểm du lịch hấp dẫn ở Phú Thọ

Tới Phú Thọ, theo kinh nghiệm du lịch đền Hùng thì bạn còn có thể hòa mình vào không khí của hơn 20 lễ hội khác nhau như Hội Đền Hùng, Hội bơi chải – Bạch Hạc, Hội Phết – Hiền Quan, Hội Rước voi – Đào Xá… hay đắm chìm trong những điệu hát Xoan, hát Ví từ lâu đã nổi tiếng làm say đắm lòng người.
Nếu bạn ở Hà Nội hay các tỉnh miền núi phía Bắc, trên đường về, bạn có thể vào khu sinh thái Sông Hồng Thủ Đô (Vĩnh Yên) chơi hoặc chọn hướng về qua cầu Trung Hà tắm nước nóng ở Thanh Thủy rồi theo đường 32 về Hà Nội.

3. Đi đền Hùng nên dâng lễ vật gì?

Lễ chùa hay các đèn thờ, lễ vật đang lên thần linh đều có những quy tắc, chuân mực nhất định. Hiện nay, người Việt vẫn chưa thực sự hiểu đúng về lễ vật, cần mang gì lên đền , chùa.
Theo GS.TS Ngô Đức Thịnh (nhà nghiên cứu văn hóa dân gian) việc dâng lễ nên tùy vào duyên cảnh của mỗi người. Ngoài hai loại bánh mang biểu tượng của ngày giỗ Tổ là bánh chưng, bánh dày, mọi người cũng có thể dâng hương hoa hay lễ mặn là xôi – gà…Điều quan trọng chính là ở sự chân thành chứ không phải ở cái lễ.
“Dâng lễ vật lên tổ tiên không quan trọng ở vật chất mà nên dâng những cái tinh túy nhất, mang giá trị tinh thần chứ mâm cao cỗ đầy mà không chân thành cũng mất đi giá trị. Du khách có thể về với Đền Hùng chỉ cần thắp một nén hương để thể hiện tấm lòng hướng về ngày giỗ Tổ và cầu mong cho bản thân một điều gì đó. Tệ hại nhất là cúng ê hề, mâm cao cỗ đầy nhưng thiếu sự thành kính. Muốn lễ đúng phải lễ đủ nội dung là: Tạ ơn, sám nguyện, cầu nguyện, hứa nguyện sau đó mới đến dâng lễ”, GS.TS Ngô Đức Thịnh cho biết.

Lễ vật dâng lên Vua Hùng
Lễ vật dâng lên Vua Hùng

Nếu không có điều kiện đi lễ Đền Hùng, bạn có thể giỗ Tổ tại nhà bằng cách làm mâm cơm cúng hoặc chỉ cần thắp một nén nhang tại bát hương gia tiên.

4. Tìm khách sạn khi đi du lịch đền Hùng

Đền Hùng thuộc thành phố Việt Trì, cách trung tâm thành phố 11 km nên du khách dễ dàng tìm được khách sạn, nhà nghỉ.
Tuy nhiên, vào dịp lễ hội,phòng ốc khá khan hiếm, du khách nên đặt phòng trước và tìm hiểu về giá phòng, các dịch vụ kèm theo.

Mường Thanh Phú Thọ
Mường Thanh Phú Thọ

Nếu đi vào dịp thường, không phải mùa lễ hội, phòng ở Việt Trì khá nhiều, các bạn không phải lo lắng.
Tuy nhiên, nêu quý khách đặt phòng trước sẽ chủ động hơn trong khi đi du lịch.

Xem thêm: Khách sạn, nhà nghỉ giá rẻ ở Phú Thọ

5. Ăn uống ở Phú Thọ

Thương du khách sẽ xuất phát về đền Hùng vào sáng sớm, bởi vậy, các bạn nên ăn uống đầy đủ trước khi xuất hành. Nên mua theo nước uống, các đồ ăn nhẹ cần thiết nếu đi trong ngày.

Cọ Om Phú Thọ
Cọ Om Phú Thọ

Tuy nhiên, đã đến Phú Thọ, các bạn nên thưởng thức các món đặc sản như :Bánh tai, trám om kho cá,thịt chua, bưởi Đoan Hùng, cọ Cẩm Khê, rêu đá, rau sắn, cá Lăng, xôi nếp gà gáy… . Nếu ăn cá sông có thể lựa chọn quán Hạc Trì (TP Việt Trì), quán này có tầm nhìn khá đẹp. Ngoài ra, ở TP Việt Trì có khá nhiều quán ăn ngon cho du khách thoải mái lựa chọn.

Xem thêm: Những món ngon đặc sản tỉnh Phú Thọ

6.Những lưu ý khi đi lễ hội đền Hùng

  • Nên mang theo đồ ăn nhẹ, đồ uống
  • Đi sớm để tránh cảnh chen chúc, mệt mỏi vào ngày chính lễ.
  • Nên mặc quần áo kín đáo, tránh mặc phản cảm khi đến khi vực linh thiêng, đền chùa.
  • Vào thời điểm diễn ra lễ hội đền Hùng, thời tiết mát mẻ, du khách nên mang theo ít đồ ý tế cá nhân, thuốc muỗi, kem chống nắng.

Trên đây là những kinh nghiệm du lịch đền Hùng mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng sẽ có ích cho chuyến trở về cội nguồn của bạn. Chúc các bạn có một chuyến du lịch vui vẻ và an toàn!

Tags: phuong tien giao thong, diem du lịch phu tho, khach san phu tho,dac san phu tho

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

09 3844 3855