Lạc vào Đền Trúc Hà Nam
Đền Trúc- Chỉ cần nghe tên cũng hình dung được khung cảnh đẹp nơi đây. Con đường đi vào đền là những hàng trúc đẹp, một màu xanh mát. Chắc hẳn, ai cũng ngỡ mình đang di vào một khu rừng bí ẩn.
Khu danh thắng đền Trúc – Ngũ Động Sơn thuộc thôn Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Đền Trúc nằm ven bờ sông Đáy, dưới chân núi Thi Sơn. Chung quanh đền là khu rừng trúc có tuổi đời hàng trăm năm. Đền nằm ven sông Đáy, dưới chân núi Cấm (hay còn gọi là núi Cuốn Sơn). Đền không chỉ nổi tiếng về cảnh đẹp mà còn có lễ hội hát dặm giàu ý nghĩa, tôn vinh anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt. Quần thể Đền Trúc – Ngũ Động Thi Sơn tọa lạc giữa không gian rợp bóng trúc, khung cảnh thiên nhiên hữu tình có núi, có sông, có hang động kỳ thú, và là di tích lịch sử ý nghĩa, trở thành điểm đến hấp dẫn trong chuyến du lịch Hà Nam.
- Về Hà Nam tham quan đền Trần Thương
- Vắng như chùa Bà Đanh
- Đền Lảnh Giang gắn liền với truyền thuyết dân tộc
Các cụ già trông coi đền Trúc kể lại: Xưa kia nơi đây bạt ngàn trúc mọc. Trúc xanh như tóc, trĩu xuống khắp miền. Năm 1089, đoàn chiến thuyền của Lý Thường Kiệt khi chinh phạt phương Nam đi qua thôn Quyển Sơn.
Bỗng một trận gió lớn ào ào thổi tới, bẻ gãy cả cột buồm rồi cuốn lá cờ lớn của đoàn quân lên đỉnh núi. Lý Thường Kiệt bèn cho thuyền dừng lại, cùng quân sĩ lên bờ sửa lễ tế trời đất cầu đại thắng. Lần đó, thắng lớn trở về, Lý Thường Kiệt đã cùng đoàn quân lên đây làm lễ tạ ơn, khao thưởng ba quân và mở hội cho dân làng mừng chiến thắng.
Sự kiện lá cờ bị gió cuốn đã khiến Lý Thường Kiệt đặt tên cho ngọn núi là Cuốn Sơn. Về sau, để tưởng nhớ công lao của vị tướng tài, dân làng Cuốn Sơn đã lập đền thờ Lý Thường Kiệt ở chính nơi ông đã mở hội đền thờ, đó chính là Đền Trúc bây giờ.
Ngôi đền được dựng bằng gỗ lim, tổng thể thiết kế theo kiểu chữ Đinh gồm cổng đền, tiền đường và hậu cung. Cổng đền Trúc là 4 cột đồng trụ: 2 cột chính giữa cao trên 6 m, và 2 cột nhỏ ở hai bên . Trên cột có những họa tiết, chữ và đôi voi đắp nổi quay mặt vào nhau.
Tiền đường đền Trúc có 5 gian, 3 gian giữa là hệ thống của gỗ đuwocj là lùi, sát hàng cột quân, tường đầu hồi xây nhô ra, phía ngoài là hai cột trụ. Hệ thống vì kèo biến thể giá chiêng đông rượng con nhị xuất hiện vào cuối thế kỷ 17 và phổ biến vào cuối thế kỷ 19.
Hậu cung Đền Trúc gồm 3 gian, được xây dựng cùng phong cách với tiền đường, có 2 đầu bịt đốc, lợp ngói nam, xây bằng gạch thất, bắt mạch để trần. Hệ thống cửa được chạm trổ theo các đề tài tứ linh, tứ quý, hình những chiếc lá lật, những cụm mây tỏa… có giá trị nghệ thuật.
Không gian quanh đền rợp bóng trúc, màu xanh hài hòa với mái ngói cổ kính, tường rêu phong trầm mặc. Trước kia, ở đây là cả một khu rừng trúc rộng lớn. Bấy giờ, diện tích đã bị thu hẹp nhiều nhưng dấu tích của rừng trúc vẫn còn lai qua các tầng mùn tích tụ rất dày.
Kề bên Đền Trúc là ngọn núi Cẩm gắn bó với điềm linh ứng năm xưa, mang ý nghĩa tâm linh đối với dân trong vùng. Cũng vì kề bên đền Trúc nên núi Cấm vẫn giữ nhiều nét nguyên sơ với hệ sinh thái phong phú. Theo đường mòn leo lên búi Cấm, du khách sẽ thấy một bàn cờ thiên tạo bằng đá. Tương truyền là nơi các vị tiên thường rủ nhau về cơi cờ, ngắm cảnh nhân gian. Từ trên cao, du khách còn được dịp ngắm nhìn bức tranh toàn cảnh đẹp mắt.
Trong lòng Núi Cấm còn có hệ thống hang động độc đáo gồm 5 hang nối liền nhau, tạo thành một dãy động liên hoàn dài hơn 100m, gọi là Ngũ Động Sơn hay Ngũ Động Thi Sơn Hà Nam. Cấu trúc các động rất đa dạng: Động 1 có ánh sáng hắt vào mang màu xanh nhạt của buổi sáng, màu tím huyền ảo của buổi chiều. Động 2 có nhũ đá mang hình chiếc trống nằm, trống treo, dàn mõ… Động 3 có nhũ đá ẩn sâu trong bóng tối, gặp ánh sáng rọi vào thì lung linh như ngọc. Động 4 rộng nhất với sức chứa hàng trăm người. Động 5 có những nhũ đá từ trên rủ xuống như bức rèm the. Tất cả tạo nên một không gian huyền bí, cho trí tưởng tượng bay xa.
Theo kinh nghiệm du lịch Hà Nam, lễ hội đền Trúc được mở vào dịp đầu xuân hàng năm từ mùng 10 tháng giêng đến mùng 6 tháng hai âm lịch. Nét nổi bật nhất của lễ hội này là trò hát dặm gồm 30 tiết mục với hơn 1.000 câu thơ tương truyền do Lý Thường Kiệt sáng tác. Trò hát này được kết hợp động tác múa dặm chân chèo thuyền vì thế mới gọi là “hát dặm”. Ngoài hát dặm, hội đền Trúc còn có hát bỏ bộ, hát đúm. Tối tối, trai gái đến tuổi trưởng thành đến đền lễ tạ rồi tản ra xung quanh hát đối đáp tỏ tình.
Tags: phuong tien giao thong, diem du lich ha nam, dac san ha nam, khach san ha nam