skip to Main Content

Làng chiếu Cẩm Nê (Đà Nẵng)

CẨM NÊ – LÀNG CHIẾU TRỨ DANH PHỤC VỤ VUA NGUYỄN

Ai đã từng đi du lịch Đà Nẵng qua Hòa Vang,đều biết Làng chiếu Cẩm Nê (Đà Nẵng) nổi tiếng làm ra những sản phẩm kỳ công, bền đẹp.Cái làng quê bé nhỏ ấy nằm giữa một vùng đồng bằng do phù sa sông Cẩm Lệ bồi tạo nên. Chẳng những người quanh vùng, mà cả người ở xa tận Huế, Cửa Việt, Đông Hà cũng biết cái tên của vùng làng nhỏ bé này: Làng Cẩm Nê. Bởi làng này có nghề dệt chiếu truyền thống và nổi tiếng nhiều đời.  Chiếu Cẩm Nê bền hơn các loại khác, mùa hè nằm mát mẻ và phảng phất hương cói, mùa đông chiếu tỏa ra hơi ấm, giúp xua đi cái lạnh tái tê..

lang-chieu-cam-ne-da-nang
Sắc màu cói chiếu Cẩm Nê

Nếu giở lại trang sử xưa, nghề dệt chiếu ở vùng Quảng Nam có khá lâu đời, xuất hiện cùng thời với nghề chiếu ở Quảng Bình và Thừa Thiên. Trong Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn có ghi: ”Xã Hòa Sơn, huyện Tân Phúc, phủ Điện Bàn nộp chiếu hoa thay cho sưu lính, hằng năm trước ngày mồng một Tết, dinh Quảng Nam thu chiếu miếng lớn 25 đôi, chiếu miếng nhỏ năm đôi, chiếu thảm tám đôi, chiếu phản dài tám đôi, chiếu phản ngắn một đôi, chiếu nhỏ dày bốn đôi, chiếu cầu trơn trải ở Văn Miếu một đôi, chiếu thảm cạp lụa huyền một đôi, cộng năm mươi ba đôi, lại các hạng chiếu trơn phát ở công đường phủ và các chùa miếu xứ ấy là 75 đôi”…Cùng với chiếu Nga Sơn, chiếu Cẩm Lê từng len lỏi đến khắp thị trường trong Nam ngoài Bắc. Các nghệ nhân trong làng cho biết, nghề chiếu Cẩm Nê có nguồn gốc từ huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) truyền vào miền Nam theo những người di cư vào khoảng thế kỷ 15. Tuy nhiên đến thời nhà Nguyễn, chiếu Cẩm Nê mới thực sự được biết đến và nổi tiếng, giúp hàng trăm người trong làng gắn bó và sống tốt với nghề.Công đoạn cuối cùng trước khi bán chiếu cho thương lái là phải dùng dao nhặt sạch những sợi cói, đay xù xì cho mặt chiếu mịn màng và trong đẹp mắt hơn. chính có công đoạn tỉ mẩn này mà chiếu Cẩm Nê được ưa chuộng

Làng chiếu Cẩm Nê thuộc xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 14km về phía tây nam. Sau khi du khách đặt chân đến đây với dịch vụ vé máy bay giá rẻ đi Đà Nẵng . Thành phố chào đón bạn với khí trời ôn hòa dễ chịu, lại được xe đưa đón sân bay Đà Nẵng  phục vụ nhiệt tình, đưa bạn về điểm đến trong thành phố.Bạn chỉ mất 14 km nữa để về Cẩm Nê tham quan và tìm hiểu về sản phẩm chiếu nổi tiếng nơi đây..  Theo các bậc cao niên trong làng, chiếu hoa Cẩm Nê từng được hiện diện ở nội triều phục vụ các vua chúa nhà Nguyễn, nhiều nghệ nhân trong làng từng được ban sắc phong khen thưởng bởi đã tạo ra được sản phẩm chiếu cói tuyệt vời. Tuy nhiên đến nay sự phát triển về khoa học công nghệ, nhiều loại chiếu hiện đại được ưa chuộng hơn nên chỉ còn ba hộ giữ nghề khiến làng mất đi tiếng nhịp nhàng của khung dệt.

images1093029_img_1525_fotor
Một nghệ nhân đang làm chiếu

Có điều lạ là quanh cận vùng Cẩm Nê không có chỗ nào trồng cây đay và lác (cói) mà lại có nghề dệt chiếu nổi tiếng và phát đạt. Muốn có nguyên vật liệu để dệt chiếu như đay, lác phải đi đến các vùng xa trong tỉnh mua về sử dụng. Cẩm Nê dệt nhiều loại chiếu đa dạng theo nhu cầu của khách hàng, khổ rộng, khổ hẹp, dệt chiếu trơn và dệt chiếu hoa. Chiếu trơn là loại chiếu để nguyên sợi màu trắng không nhuộm màu. Chiếu trơn dệt loại lác dài không chắp, sợi nhỏ bán đắt tiền hơn loại dệt lác chắp, dệt hai sợi lác ngắn tiếp nối nhau.Công đoạn đầu tiên là giũ cói cho sạch những cây nhỏ . Sau đó, cói được phơi nắng cho thật khô cứng rồi nhúng nước cho mềm trước khi dệt. Khác với chiếu cói Nga Sơn (Thanh Hóa), người làng Cẩm Nê không se đay cho săn mà thường chỉ chắp đay thành sợi. Đay được buộc chặt vào khung dệt. .Tuy mất nhiều công đoạn, hai người làm cật lực mỗi ngày cũng chỉ sản xuất được 2-3 lá chiếu, trừ hết chi phí, mỗi người cũng chỉ được 20.000-30.00 đồng tiền công.Và cái nghèo vẫn đeo bám những người quyết giữ nghề chiếu. Và mỗi loại chiếu có một cách làm khác nhau:

 Loại chiếu trơn trắng được dùng loại lác phơi khô vừa phải, khi khô còn ửng màu xanh, đem vào dệt như thế sợi có độ mềm sau khi dệt xong ,dệt xong đem phơi nắng, vừa để cho lá chiếu trắng sáng bóng, vừa cho khô giòn những cái cái phần xơ còn sót lại trên mặt lá chiếu của sợi lác, sợi đay, để dùng dao sắc, phạt cho đứt hết.
Loại chiếu hoa ở Cẩm Nê không phải dệt chiếu trắng xong mới dùng khuôn in hoa lên trên nền như một số vùng khác mà sợi lác sau khi làm sạch được nhuộm phẩm trước, màu sắc tùy theo thẩm mỹ của nghệ nhân. Màu đỏ, màu xanh, màu lục, màu vàng, màu tím.. Phẩm sau khi được nấu lên và nhúng sợi lác vào, nhúng từng nạm một và đem phơi. Một nạm lác có thể nhuộm một hoặc hai ba lần tùy màu phẩm và độ pha chế đậm nhạt. Những sợi lác màu sau khi phơi khô, được đem dệt chiếu hoa. Và công việc dệt khó khăn và phức tạp hơn nhiều. Làm Sao để có được một chiếc chiếu đẹp và thẩm mỹ nhất.
lang-chieu-cam-ne
Sản phẩm chiếu Cẩm Nê
Có thể nói người cầm cái khổ dệt chính là một họa sĩ trang trí trên mặt chiếu. Không phải bằng bút lông mà là bằng đôi tay và khả năng tư duy của mình ,điều khiển cái khổ và mũi thoi của mình. Với mục đích khác nhau sẽ cho tạo ra những loại chiếu phù hợp nhất. Nếu chiếu trải đình làng, nhà họ dòng tộc thì có chữ thọ ở giữa. Hoặc chữ song hỷ nếu dệt cho đám cưới… Còn ở bốn góc thì là tứ linh hoặc hoa văn lớn, bốn góc chung quanh có hoa văn trang trí nhiều kiểu theo cách riêng của nghệ nhân, nẹp ngoài hai đường kẻ hoặc đỏ hoặc xanh, trông rất trang nhã hài hòa. Chiếu hoa dệt lác nhuộm sẵn, hoa văn nổi cả hai mặt chiếu chứ không như chiếu in hoa chỉ có hoa ở một mặt trên.
Ngoài ra để dệt chiếu còn phải chọn cây để làm khổ (go) và thoi dệt. Phải chọn loại cây nào thật thẳng, nhẹ và bền… Ở vùng Cẩm Nê, người ta thường dùng cây cau già để làm go và thoi dệt.
Về làng Cẩm Nê , bạn sẽ thấy những chiếc chiếu  dệt xong được đem trải khắp sân; khắp vườn, phơi để cho chiếu nguội và hoàn tất công việc cuối cùng: ghim các đầu dây đay để cho các sợi lác hai đầu chiếu khỏi bung ra. Công việc này cũng phải khéo tay và có cặp mắt mỹ thuật, không thì chiếc chiếu sẽ lệch.
 Ngoài những loại chiếu người ta đặt dệt có việc gia đình  hoặc chiếu thường thường để bán quanh vùng, trong làng còn lại các thương buôn chiếu đến mua sỉ,  để dồn lại và đóng gói từng bó mười đôi một, thuê ghe bầu hoặc tàu lửa chở ra vùng Thừa Thiên, Quảng Trị bán. Nếu thị trường Quảng Trị ưa thích chiếu Cẩm Nê trơn, thì thị trường Thừa Thiên, nhất là Huế tại thích dùng chiếu hoa có chữ thọ. Có lẽ đây là vùng đất cố đô mang nặng tư tưởng phong kiến.
Về Cẩm Nê mua mộ chiếc chiếu cẩn thận, đẹp đẽ được làm bằng bàn tay cần cù hăng say lao động của những người dân ở đây thật ý nghĩa biết bao nhiêu. Nó vừa đẹp, vừa nằm mát , sẽ cho bạn những giấc ngủ ngon. Chính bởi những điều đó mà vua chúa nhà Nguyễn ưa chuộng và sử dụng để đảm bảo cho giấc ngủ củ mình.
This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

09 3844 3855