skip to Main Content

Làng cổ Cự Đà- nét thôn quê dân dã in sâu trong tâm trí bao người

Có những người cao tuổi, họ luôn hoài niệm về những gì cổ xưa, yêu cái làng quê bình dị bên bến nước, cây đa, sân đình. Yêu mái ngói đỏ nhuốm màu rêu phong, những mảng gạch tường bong tróc, những con đường làng lát gạch ngày xưa và cả những bức tường đá ong cao hơn người.

Cổng làng Cự Đà

Và cả tôi, một người trẻ tuổi nhưng luôn hoài niệm về cái cổ xưa, yêu cái không gian bình dị với con trâu ăn cỏ trên bờ đê, đồng lúa thẳng cánh cò bay nhuộm vàng mùa gặt, những ngôi nhà ba gian ấm cúng mà khi về du lịch Hà Nội, tôi chọn về làng cổ Cự Đà để được thỏa đam mê.

Làng Cự Đà là một trong những ngôi làng cổ còn lại của Hà Nội, nơi đây có nghề làm tương bần truyền thống.Kiến trúc truyền thống nhà người Việt là một trong những điểm nổi bật của ngôi làng.Xuôi theo con đường về huyện Thanh Oai, nhiều du khách gần xa trở về đây bởi chính nét thuần việt của ngôi làng.

Người dân nơi đây vẫn còn giữ những ngôi nhà 3 gian

Không chỉ là những ngôi nhà ba gian, 5 gian mà nơi đây còn có cả những ngôi nhà 2 tầng mang kiến trúc Pháp hàng trăm năm . Làng vẫn còn những cây đa cổ thụ, giếng nước ngày xưa, những mái đình cong vút đầu đao,những cổng làng….mà cho đến ngày nay nó là một điều đặc biệt khiến bao người hoài niệm.

Tổng thể ngôi làng nằm bên bờ sông Nhuệ, theo đúng quan niệm người xưa ” Nhất cận thị, nhị cận giang”. Là ngôi làng có vị trí giao thông thuận lợi mang lại cho ngôi làng sự thịnh vượng, giàu có. Thời điểm hưng thịnh nhất của ngôi làng là thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.Cấu trúc làng được xây dựng theo hình xương cá, từ một đường lớn chia thành nhiều nhánh nhỏ, dẫn vào các xóm.

Những ngôi nhà 2 tầng mang kiến trúc Pháp

Còn bến sông Nhuệ trước đây là nơi buôn bán tấp nập. Dân làng Cự Đà dựng hai cột, trên đó có con cóc đá đội đèn để thuyền bè biết lối cập bến.Trong làng, hầu hết những ngôi nhà đều theo phong cách phương Tây, hoặc có sự kết hợp giữa phong cách Đông Tây.

Ngoài những ngôi nhà cổ, cự đà còn có nhiều đình, chùa, miếu, mạo -những di sản được công nhận là di sản văn hóa cấp quốc gia.

Nhiều người biết đến ngôi làng bởi nghề thủ công truyền thống làm miến. Miến làng Cự Đà đã mỗi ngày sản xuất ra 9 đến 10 tấn, người dân rộn ràng quanh năm.

Miến làng Cự Đà

Những ngày nắng đẹp, miến cự đà vàng óng trên những sân nhà, khiến cho sắc màu ngôi làng trở nên rực rỡ, những chiếc xe cải tiến chở đầy miến mang ra chợ. Cái khung cảnh bình dị đến lạ thường.Tham quan những ngôi làng,dạo quanh xóm nhỏ mà yêu sao cuộc sống này. Không khí trong lành, bình yên làm bao người say mê.

Không chỉ miến, Cự Đà còn nổi tiếng với tương bần, tương của là Cự Đà trở thành một thương hiệu có tiếng, từng là món ngon tiến vua.Nghề làm tương xuất hiện cùng lúc với sự ra đời của làng.Để có những mẻ tương ngon cần rất nhiều giai đoạn công phu. Những mẻ cơm nếp được xới ra và hong khô trên mỗi chiếc nong to, đặt lên các giàn để chuẩn bị cho quá trình làm tương. Những chum nước đậu cũng đóng vai trò quan trọng khi được sử dụng nguồn nước máy sạch, màu vàng sóng sánh thoảng mùi thơm. Chẳng vậy mà có câu “Tương Cự Đà, cà Thụy Khê”.

Ngày nay, người dân trong làng luon giữ những kiến trúc nhà ở cổ xưa, những nếp sống cổ xưa. Đây là điểm thu hút khách du lịch gần xa được nhiều người quan tâm, gìn giữ. Hy vọng trong tương lai, làng Cự Đà vẫn là ngôi làng cổ cho thế hệ con cháu sau này được ngắm nhìn và hoài niệm lại một thời bình yên nơi làng quê yên bình.

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

09 3844 3855