skip to Main Content

Lên Hà Giang tham gia những lễ hội đặc sắc của những dân tộc vùng cao

Lễ hội gắn liền với phong tục tập quán và tín ngường của người dân địa phương.Du lịch Hà Giang, ngoài ngắm những cánh đồng hoa tam giác mạch,đi những chợ phiên thì du lịch xuân Hà Giang tham gia lễ hội đậm đà hương vị núi rừng hấp dẫn du khách nhất

Cứ mỗi độ xuân về,nếu người miền xuôi đi chùa, đền cầu bình an, sức khỏe và may mắn cho cả nhà thì người miền núi dân tộc Hà Giang lại nô nức mở hội Lồng Tồng,lễ hội Gầu Tào,lễ hội cầu Trăng…với mong muốn một năm gặp nhiều may mắn, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.Trong những lễ hội này chứa đựng kho tàng văn  hóa người Hà Giang, hãy cùng nhau khám phá điều độc đáo đó ở mảnh đất địa đầu Tổ Quốc này nhé.

1.Lễ hội Lồng Tồng

Lễ hội Lồng Tồng là lễ hội quan trọng nhất trong nă, của đồng bào người Tày,Nùng, được tổ chức từ ngày mồng 4 đến ngày mồng 10 tháng giêng.Lồng Tồng theo tiếng Tày-Nùng là Lồng Tộng , theo tiếng Dao có nghĩa là xuống đồng.Đây là một lễ hội mang đậm dấu ấn của nền sản xuất nông nghiệp bao gồm lễ khi hội, các nghi thức, sản vật dân cúng đến các trò chơi trong lễ hội.Lễ hội Lồng Tồng đã có từ lâu đời, được truyền từ đời nay sang đời khách trong cộng đồng người dân tộc Tày, Nùng ở các tỉnh miền núi phía Bắc .

nghi lễ lễ hội Lồng Tồng hay còn gọi là lễ họi xuống đồng
nghi lễ lễ hội Lồng Tồng hay còn gọi là lễ họi xuống đồng

Theo tục lệ ngàn xưa,lễ hội gồm có 2 phần : phần lễ tạ thiên địa,cầu thần Nông, thần Phục Y độ trì cho mưa thuận gió hòa, gia súc , gia cầm sinh sôi ,bản làng bình yên no ấm.Chủ trì hội là ông Thại Đinh( Người coi đình) hay người con việc thờ cúng Thần Nông của bản.Tất cả gia đìnht ham hia lễ hội đều mang theo cỗ để làm lễ cúng thần đất và thần núi, thần Nông và thành Hoàng.Đó là những mâm cỗ thịnh soạn, trang trí đẹp mắt.Một mâm lễ thường có xôi nếp, thịt lợn, rượu trắng và các loại bánh như Khẩu sli, khẩu slec,bánh khảo, bánh dày, chè lam…Gia đình nào có mâm cỗ thịnh soạn được nhiều người đến thưởng thức được xem như năm đó gia đình may mắn cả năm.Sau phần lễ là phần hội với nhiều trò chơi, múa hát như ném còn, đánh quay, đánh đu, mùa kỳ lân, múa sư tử, múa giáo, bịt mắt bắt dê, hát giao duyên (hát lượn) ,thi sản vật địa phương, cờ tướng…

Ném còn là một trò chơi được nhiều người háo hức chờ đợi, người dân quan niệm rằng khi quả còn đi qua hồng tâm thì cả năm dân làng may mắn
Ném còn là một trò chơi được nhiều người háo hức chờ đợi, người dân quan niệm rằng khi quả còn đi qua hồng tâm thì cả năm dân làng may mắn

Tuy nhiên ,ném còn là trò chơi đông vui và được nhiều người tham gia nhất.Với người dân, họ quan niệm rằng, trong hội phải có người tung được quả còn ngũ sắ xuyên thủng hồm tâm thì năm đó bản làng mới có thể làm ăn thuận lợi.Trai gái chia ra làm hai phe để hát sli, hát lượn….

Nhiều trò chơi dân gian được tổ chức trong lễ hội
Nhiều trò chơi dân gian được tổ chức trong lễ hội

Đến với lễ hội, du khách sẽ thỏa sức khám phá nét độc đáo của phong tục , tập quán, nét ăn hóa người dân bản địa, được tham gia các tròng chơi, ngắm những cô gái Tày ,Nùng trong bộ quần áo sắc sỡ, những diệu máu xòe, múa then.Tối lến, những lửa trại nổi lên bập bùng,và những câu hát đối đáp lại cất lên thu hút đông đảo người dân tham gia.
Lễ hội Lồng Tồng là lễ hội không thể thiếu cảu người dân miền núi Hà Giang, nó chính là một biểu hiện đặc sắc của nền văn hóa nông nghiệp, để lại dấu ấn sâu đạm trong lòng những ai từng tham dự.

2.Lễ hội Gầu Tào

Gầu Tào là lễ hội lớn nhất, đông người tham gia nhất và cũng nhiều nghi thức đặc sắc nhất của người Mông.Lễ hội diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày mồng Một đến ngày Rằm tháng Giêng để cầu phúc hay cầu mệnh. Nếu hội tổ chức ba năm liền thì mỗi năm tổ chức 3 ngày, còn hội làm gộp một năm sẽ tổ chức trong 9 ngày.

Lễ hội Gầu tào được đông đảo bà con đến tham gia
Lễ hội Gầu tào được đông đảo bà con đến tham gia

Gầu Tào theo tiếng kinh có nghĩa là cúng, trong đó sẽ tạ trời đất, thần linh, thổ địa đã phù hộ độ trì cho dân bản cuộc sống no ấm, mùa màng bội thu, ngô lúa đầy sàn,..Đây cũng là dịp để mọi người gặp gỡ, vui chơi ,hát các điệu dao duyên và cùng nhua múa khèn, say bên những chén rượu đầu xuân…

Nhiều trò chơi được thực hiện trong lễ hội
Nhiều trò chơi được thực hiện trong lễ hội

Cũng như các lễ hội khách, lễ hội Gầu Tào gồm có 2 phần: Phần lễ và phần hội.Phần lễ là những nghi thức thể hiện bản săc văn hóa của dân tộc Mông.Phần lễ bắt đầu bằng việc chuẩn bị cúng thần như: thủ lợn , giấy tiền, ngô thóc, xôi, rượu…ngoài ra, nghi lễ đặc sắc và được chú ý nhất trong lễ hội Gầu Tào chính là lễ dựng cây nêu, bởi chính nghi lễ này báo hiệu cho mọi người biết gia chủ đang tôt chức lễ hội Gầu Tào.Tại địa điểm dựng Nêu cũng dựng hai cọc gỗ to, cao, bên trên buộc một xà ngang dùng để treo chùm ngô và thóc, tượng trưng cho việc cầu sự no ấm của gia chủ. Địa điểm tổ chức do thầy cúng lựa chọn, thường là ở ngọn đồi hay trên mô đất cao. Cây Nêu là một cây tre cao vút, có nhiều lá, được trang trí thêm cờ ở xung quanh với nhiều sắc màu xanh, đỏ, tím, vàng… Khi dựng xong cây Nêu, gia chủ và thầy cúng sẽ làm lễ cúng ở ngay chân cột cây Nêu, mời tổ tiên và các thần linh về dự. Nội dung lời khấn của thầy cúng thể hiện mong ước của gia chủ về sự bình an, giàu có, xin các thần linh phù hộ cho có con, mọi thành viên trong gia đình đều khỏe mạnh, kế tục tốt việc làm ăn.

Thầy cúng đang làm nghi lễ Cầu Tào để cầu phúc cầu mệnh cho người dân trong bản
Thầy cúng đang làm nghi lễ Cầu Tào để cầu phúc cầu mệnh cho người dân trong bản

Trong lễ hội, phần lễ trang nghiêm bao nhiêu thì phần hội náo nhiệt bấy nhiêu.Hội thường tổ chức ở triền đồi, trên khu đất rộng, bằng phẳng với nhiều bài hát về bản mường, chúc tụng năm mới .Họ cùng nhua thổi khèn, múa khèn , mời nhau chén rượu ngô thịnh tình va cùng say trong tiếng khèn tha thiết mời gọi không dứt.Đây cũng là lúc các chàng trai, cô gái tổ chức những trò chơi truyền thống như đánh yến, leo cọt lấy bầu rượu..tạo không khí vui tươi và nhộn nhịp của ngày tết vùng cao.

Trò chơi đánh đu trong lễ cầu Cầu tào
Trò chơi đánh đu trong lễ cầu Cầu tào

Cuộc vui kết thúc, thầy cúng sẽ thay mặt gia chủ cảm tạ tổ tiên,xin phép thần linh hạ cây nêu đốt giấy sớ, đem bầu rượu treo trên ngọn cây nêu tưới khắp các hướng núi đồi.Lề Cầu Tảo mang lại giá trị tinh thần rất lớn đối với người Mường,là một nét đẹp văn hóa độc đáo.

3.Lễ hội Cầu Trăng

Lễ hội cầu trăng à ngày hội vui nhất của người Tày ở Hà Giang.Lễ hội được diễn ra ở thôn Bản Loa, xã Yên Định, huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang.Lễ hội tổ chức với ý nghữ đón mẹ Trăng và các nàng tiên xuống vui tết trung thu.Trong những ngày này những người già gặp nhau hỏi thăm chuyện gia đình, chuyện phát triển sản xuất, chăn nuôi. Với thanh niên, đây là ngày hội để các chàng trai, cô gái gặp nhau qua những câu hát trao duyên. Còn đối với trẻ em thì đây là ngày vui nhất, các em được rước đèn ông sao, được vui đùa, phá cỗ dưới ánh trăng rằm.

Mâm cỗ trong lễ hội cầu trăng
Mâm cỗ trong lễ hội cầu trăng

Lễ hội được tổ chức đúng vào ngày rằm tháng Tá, lễ hội gồm có hai phần lễ và hội.Phần lễ thường được tổ chức vào tối ngày 14 tháng 8 âm lịch trên một bãi đất rộng với các nghi thức” cúng thổ công chứ bản” tại ngôi miếu chung để xin phép cho dân bản được tổ chức hội trăng vào đêm hôm sau.
Mở đầu phần hội là màn múa vòng quanh bàn lễ đặt ngoài trời.Tiếp đến dân bản thi nấu các món ẩm thực truyền thống ( cơm lam,xôi ngũ sắc,mắm thịt lợn, mắm cá chep, trám muối, măng muối…) và chơi các trò chơi dân gian , quây quần ngồi uống rượu, thưởng thức các món ẩm thực vừa được chế biến.Hòa quyện vào men rượu thơm mồng ngây ngất .Họ cùng nhau múa, hát với giai điệu mượt mà, đằm thắm, chan chứ tình yêu quâ hương,đất nước, ca ngợi hạnh phúc lứa đôi.

Người dân vui chơi nhảy múa trong lễ hội cầu trăng
Người dân vui chơi nhảy múa trong lễ hội cầu trăng

Đêm hôm sau, đúng vào ngày rằm tháng tám, khi mẹ trăng lên khỏi đỉnh núi và bắt đầu tỏa sáng xuống bảm làng, tất cả bà con tập trung ở sân.Lúc này, thầy cúng tiến hành cúng thổ công và các thần linh, các nghệ nhân múa vòng quanh dàn cúng khi khai hội đón trăng.
Đêm cầu trăng kết thúc khi trăng lên đến giữa đỉnh đầu, cả bản lưu luyến tiễn mẹ trăng về trời, sau đó lại tiếp tục ngân nga trong câu hát then, hát cọi có sức lôi cuốn con người đến kỳ lạ.Kết thúc buổi lễ, già làng sẽ phát các hạt giống cho con cháu, cầu cho tất cả bà con dân tộc Tày một năm mới gieo trồng gặp thuận lợi, mùa màng bội thu, dân bản no ấm.Thông qua đó còn giáo dục con cháu, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc đẹp đẽ này.

4.Lễ hội cấp sắc

Người Dao quan niệm, đàn ông nếu chưa trải qua lễ cấp sắc thì dù già vẫn coi là trẻ con vì chưa có thầy Cấp sắc, chưa được cấp đạo sắc, chưa có tên âm. Người đã qua Cấp sắc dù ít tuổi vẫn được coi là người trưởng thành, được tham gia vào các công việc hệ trọng của làng, được giúp việc cho thầy cúng, được cúng bái. Họ cũng quan niệm rằng có trải qua lễ Cấp sắc mới biết lễ phải trái ở đời, mới đích thực là con cháu Bàn Vương, khi chết hồn mới được đoàn tụ với tổ tiên.

Người được cấp sắc sau lễ đã trở thành một người trưởng thành
Người được cấp sắc sau lễ đã trở thành một người trưởng thành

Nếu gạt bỏ những yếu tố tôn giáo, tín ngưỡng thì lễ Cấp sắc có tính giáo dục rất lớn, thể hiện qua những lời giáo huấn hướng tới việc thiện, không làm điều ác. Các điều giáo huấn được thực hiện bằng lời thề dưới sự chứng kiến của tổ tiên và các quan âm binh nên tính giáo dục càng có giá trị.Lễ Cấp sắc thường được tổ chức vào tháng 11, tháng 12 hoặc tháng Giêng hàng năm, vì đây là thời gian nhàn rỗi. Ngày thụ lễ được lựa chọn rất kĩ, người Dao Đỏ, Dao Tiền thường làm lễ cấp sắc từ độ tuổi 12-30, có khi đến già, trong khi đó ở người Dao Áo Dài là 11-19 tuổi. Người Dao Đỏ có thể tổ chức Cấp sắc cho một đợt tối đa 13 người (nếu ít hơn phải theo số lẻ) và ở nhà trưởng họ; người Dao Áo Dài mỗi lần chỉ cấp sắc cho một người và tại nhà người đó.

Nhừng chàng trai người Dao trong lễ hội cấp sắc
Nhừng chàng trai người Dao trong lễ hội cấp sắc

Gần đến ngày lễ, gia đình phải cử người mang lễ vật đi mời thầy cúng, người được thụ lễ phải kiêng hò hát, cãi nhau, ngủ chung… Để phục vụ lễ nghi và khoản đãi dân làng đến chứng kiến, các gia đình có người thụ lễ phải chuẩn bị các vật thiết yếu như lợn, thóc gạo, rượu, y phục thầy cúng… Mỗi nhóm Dao có một cấp bậc cấp sắc: người Dao Đỏ và Dao Áo Dài cấp 7 đèn, Dao Tiền cấp 3 đèn. Mỗi lễ cấp sắc phải có 6 thầy cúng đảm nhiệm các nhiệm vụ và các nghi lễ lớn nhỏ khác nhau.

Độc đáo trong trang phục lễ hội cấp sắc
Độc đáo trong trang phục lễ hội cấp sắc

Các thầy cúng trước khi hành lễ đều phải cúng ma ở bàn thờ tổ tiên nhà mình để xin được phù hộ và đi theo giúp đỡ. Tại nơi hành lễ phải treo tranh Học Hoàng và các vị thần thánh của người Dao, lập bàn thờ tổ tiên người thụ lễ và bàn thờ các thần thánh.Khi hành lễ,c ác thấy cúng phải thực hiện rất nhiều bài cúng,, múa điệu bộ phép thuật theo sách cấp sắc.Người thụ lễ ,có khi cả vợ anh ta phải thực hiện nhiều động tác nghi lễ theo sự chỉ dẫn của thấy cúng.Khác với nhón dao Đỏ và Dao Tiền, người Dao áo dàu có một nghi thức gọi là hóa kiếp đặc biệt.Theo đó, người thụ lễ phải ngồi xổm, bất động, các ngón tay bắt vào ngón chấn khoảng 1 giờ đồng hồ, rồi mới được thầy cúng đẩy nhẹ cho rơi xuống một cái võng có 3-4 người khiêng.Làm xong lễ hóa kiếp là lễ giáo huấn, lễ thề và lễ đặt tên cấp sắc.Ở tất cả các nhóm dao, sau khi thục hiện đầy đủ nghi thức phức tạp và đã cấp sắc cho người thụ lễ xong, cac thấy cúng đều phải cúng tạ ơn tổ tiên, thần thánh đã đến dự thì nghi lễ mới kết thúc.
Lễ cấp sắc của người Dao thể hiện cái hồn riêng của dân tộc, đó là một nét dẹp cần gìn giữ và phát huy.

5.Lễ hội nhảy lửa người Pà Thẻn Hà Giang

Dân tộc Pà Thẻn có khoảng 5.000 người sống chủ yếu ở hai huyện bắc Giang và Quang Bình tỉnh Hà Giang.Tuy là dân tộc ít người, sinh sống ở vùng xa xôi hẻo lánh những họ luôn có những bản sắc độc đáo, hấp dẫn.

Lễ hội nhảy lửa luôn được người Pà Thẻn gin giữ
Lễ hội nhảy lửa luôn được người Pà Thẻn gin giữ

Lễ nhảy lửa là một lễ hội của cộng đồng nên tổ chức trên một khoảng sân rộng.Lúc này thầy cúng chuẩn bị đồ lễ và bắt đầu nghi lễ cúng, xin phép tổ tiên , thần linh cho dân làng được tổ chức trò chơi nhảy lửa.Thầu cúng ngồi trên chiếc ghế dài, cầm que gõ lên tục lên một chiếc đàn, một nhạc cụ cúng tế phổ biến của người pà Thẻn.Đã là thầy cúng phải kiêng không nhảy qua đống lửa mà chỉ được phép truyền bí quyết này cho trò và gõ đàn cho trò nhảy.Những người trò ngồi bên cạnh, thay nhua gõ vào dàn liên tục để thần linh cho phép nhảy lửa.Khi ngọn lửa yếu dần, chỉ còn lại đống than đỏ rực cũng là lúc cơ thể của những người tham gia rung lên.Thời điểm báo hiệu cho sức mạnh của họ sắp có cũng như sự dũng cảm để nhảy vào những đám than hồng đang rực rỡ nhất, nóng bỏng nhất.Tiếng gõ đều đều của thanh tre trong tay thầy cúng mỗi lúc một thôi thúc, các động tác lắc lư của chàng trai mạnh dần.Một nguồn năng lượng nào đó đưa bước chân chàng trai lao vào những đám than đang cháy rực.Những bóng người rực hồng tàn than liên tục nhảy như chạm khắc vào không gian đêm như một bức tranh lạ lùng mà tuyệt đẹp.

Đôi chân trầm dũng cảm nhảy trong lửa than rực hồng
Đôi chân trầm dũng cảm nhảy trong lửa than rực hồng

Trong cơn mê, những chàng trai Pà Thẻn nhảy múa với đôi chân trần trong đống lửa mà không hề có cảm giác bỏng rát hay sợ hãi.Không có mọt vật dụng dì lót dưới đôi chân trần , có chăng chỉ là lớp dai chai sần khi đi bộ, rong ruổi khắp núi rừng .Lễ hội nhảy lửa không chỉ là dịp để các chàng trai thể hiện sức mạnh của mình và lòng dũng cảm mà còn là một hoạt dộng vă hóa đọc đáo mang bản sắc rất riêng của người pà Thẻn.

5.Tết của người Lô Lô

Lô Lô là một trong những dân tộc ít người tại Việt Nam, từ nhiều đời nay vốn định cư và sinh sống trên Cao nguyên đá Đồng Văn.Cũng như các dân tộc khác trên đất nước ta, vào dịp tết dân tôc, những người Lô Lô đang cố hoàn thành những công việc cuối cùng của năm cũ, chuẩn bị đón một mùa xuân mới.

Những cô gái Lô Lô tươi vui đón tết
Những cô gái Lô Lô tươi vui đón tết

Không quá ồn ào, khoa trương, những phong tục tập quán trong ngày Tết của người Lô Lô mộc mạc nhưng rất hấp dẫn và đầy sức sống.
Bắt đầu từ ngày 28 – 29 tháng Chạp, mọi người trong gia đình cố gắng quyets dọn nhà cửa thật sạch sẽ , đưa rác rưởi trong nhà ra các ngã ba, ngã tư đổ, với ý nghĩa tống khứ những rủi ro, uế tạp của năm cũ và chuẩn bị đón tài lộc năm mới.
Chiều 30 Tết, theo phong tục, người Lô Lô thường tổ chức bữa cơm sum họp của cả nhà. Tất cả các thành viên trong gia đình đều được gia chủ tổ chức cúng sức khỏe, gọi hồn (hồn sống) về với ông bà, cha mẹ, vợ con, anh em sum họp đầy đủ để đón mừng năm mới. Đàn ông, con trai cúng bằng gà mái, đàn bà, con gái cúng bằng gà trống.
Chiều 30 Tết là ngày “niêm phong” cho tất cả những gì thuộc về gia đình. Từ cái cuốc, cái xẻng, con dao, cái rựa, cái cày, cái bừa, cây cối quanh nhà, chuồng trại… đều được dán giấy quét màu vàng hay màu bạc để các vật này được “nghỉ Tết” và con người không được chạm đến hay di chuyển đi nơi khác.

Trang trí nhà cửa trong ngày tết  của người Lô Lô, tất cả mọi thứ được niêm phong để "nghỉ tết"
Trang trí nhà cửa trong ngày tết của người Lô Lô, tất cả mọi thứ được niêm phong để “nghỉ tết”

Đêm đón giao thừa là đêm nhộn nhịp nhất trong năm, được người dân háo hức mong đợi, cả bản đều thức. Các cụ bà cùng các cháu bé bên bếp lửa hồng với nồi bánh chưng và kể chuyện cổ tích râm ran. Các cụ ông thì nhâm nhi chén rượu. Thanh niên, thiếu nữ thì đi qua các nhà để xin lộc bằng cách “lấy trộm” vài thanh củi, mấy ngọn rau hay vài cành ngô khô đem về nhà. Khắp nơi hương khói, trong nhà đèn sáng tỏ, ngoài đường thắp lên những ngọn đuốc sáng rực. Thanh niên và trẻ con đổ ra các ngả đường và tập trung ở các sân chơi để chờ gà gáy sáng.
Theo phong tục, người Lô Lô đón giao thừa bắt đầu từ tiếng gà gáy đầu tiên trong bản. Bất kể là gà nhà ai, miễn là ở trong làng có một con gà cất tiếng gáy đầu tiên là chủ gia đình gọi mọi người đón mừng năm mới. Chủ nhà thắp hương lên bàn thờ, quỳ lạy cúng khấn tổ tiên, mời các cụ trong dòng họ qua các đời về với con cháu ăn Tết. Trong gia đình cử người đi gánh nước, người thì cho lợn ăn, khua hết các con vật dậy, tiếng heo kêu, chó sủa, ngựa hí vang làm ầm ĩ, náo nhiệt cả làng.

chơi tết người Lô Lô
chơi tết người Lô Lô

Tết của người Lô Lô cũng là cuộc gặp gỡ những người trong nhà. Theo tập quán, dù ai đi bất cứ đâu, làm bất cứ nghề gì, hàng năm mỗi khi Tết đến đều mong muốn trở về sum họp gia đình và tạ ơn tổ tiên. Người Lô Lô có câu: “Sống nhớ về tổ tiên, mồ mả chứ không phải sống vì món ăn”, cho nên, ngoài quan niệm vật chất còn có phần tâm linh, đó là mồ mả, bát hương thờ cúng ông bà, cha mẹ.

Ngoài những lễ hội trên, đến Hà Giang,du khách còn được tham gia nhiều lễ hội khác trong năm phục vụ du lịch như lễ hội hoa tam giác mạch lễ hội chợ tình Khâu Vai…mỗi lễ hội đều thể hiện bản sắc độc đáo và đặc sắc của dân tộc.

 

 

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

09 3844 3855