skip to Main Content

Lòng hồ Sông Đà và cây cầu Pá Uôn nổi tiếng vùng đất Quỳnh Nhai

Ai đã từng đến với hồ sông Đà thơ mộng, chắc hẳn sẽ ngạc nhiên với một cây cầu to lớn, nối liền hai bờ hồ nằm trên địa phận xã Chiềng Ơn, đươc, sát ngay thị trấn Phiêng Lanh, thủ phủ mới của huyện Quỳnh Nhai.Nơi đây được mệnh danh là Đông Dương đệ nhất cầu với độ cao tự nhiên từ mặt đất lên đến mặt cầu xe chạy là 105m, đặc biệt nhịp giữa cầu cao đến 120m.

Sông Đà, luôn là một chất liệu quan trọng trong thơ văn của nhiều nhạc sĩ, nhà thơ, nhà văn, là cái hồn của vùng núi Tây Bắc.

Đêm sông Đà là lạ gió vùng cao
Mây cũng lạ, chỉ vầng trăng quen biết
Bóng tối thì thào chưa dứt lời tiễn biệt
Với hoàng hôn trên sóng nước trôi êm…

Du lịch Sơn La,ngược dòng sông Đà, chúng tôi theo con đường của các đoàn thuyền buôn từ Chợ Bờ du khách sẽ đến bến Vạn Yên, bến Tà Hộc, và bến Tạ Bú – điểm khởi công công trình thủy điện Sơn La. Dọc bờ sông Đà nhiều cảnh đẹp ngoạn mục mở ra với những nét chấm phá đọc đáo.Đó là đời sống văn hóa các dân tộc Thái, Mường,Xinh Mun, Khơ Mú, La Ha, Dao.

Canh đẹp hữu tình đôi bờ sông Đà
Canh đẹp hữu tình đôi bờ sông Đà

Mỗi dân tộc đều có những bản sắc văn hóa, phong tục tập quán riêng nhưng họ cũng có đặc điểm chung của người dân tộc đó là tính cách thật thà và mến khách, sống hòa thuận, dễ dàng bắt gặp họ tụ họp trong những phiên chợ nổi trên sông Đà làm cho vùng sông nước thêm náo nhiệt hấp dẫn.Mặc dù không đặc trưng như chợ nổi Nam Bộ nhưng những chợ nổi dòng sông Đà là điểm nhấn quan trọng cho du lịch Sơn La. Vào chính phiên chợ, các chàng trai, cô gái trong những trang phục mới đầy màu sắc nườm nượp trên bến, dưới thuyền làm sống động phiên chợ.Nhộn nhịp, náo nhiều, đầy sắc màu, đa dạng về hàng hóa biến dòng sông đà thành dòng sông văn hóa các dân tộc.Du ngoạn trên sông Đà, chúng tôi lưu lại qua đêm dưới mái nhà sàn ấm cúng của các dân tộc nơi đây, du khách sẽ được thưởng thức những đặc sản đậm chất núi rừng, là món quà mà thiên nhiên ban tặng, ngây ngất trong men ngọt rượu cần, hòa đồng trong vòng xòe, nghe người già kể những truyền thuyết, huyền thoại Sông Đà. Vùng hồ sông Đà là điểm dừng chân lý tưởng trong hành trình du lịch Tây Bắc của du khách.
Và trên dòng sông ấy, cây cầu dài nhất Đông Nam Á được xây dựng nối hai bờ sông Đà, tạo điều kiện giao lưu và phát triển kinh tế, văn hóa hai bờ.

Những hình ảnh bình dị trên dòng sông Đà
Những hình ảnh bình dị trên dòng sông Đà

Trước khi có cây cầu Pá Uôn, nhắc đến Quỳnh Nhai, ai từng qua đây đều khó quên những chuyến phà nhọc nhằn, đầy khó khăn và hiểm trở, mùa mưa bão, dường như tử thần luôn rình rập và con qua sông. Để đến được trung tâm huyện Quỳnh Nhai và các bản làng người Thái nằm dọc dòng sông Đà này, chỉ có mỗi con đường độc đạo và bắt buộc phải qua phà Pá Uôn, bến phà duy nhất nối Sơn La với huyện lỵ nghèo nằm cuối tỉnh.Bến phà khá nhỉ,chỉ chở được dăm ba người, muốn đi cũng phải chọn giờ mất thời gian.
Người dân và khách qua đò trong bản kể lại rằng:” Trước đây, mỗi lần phải vào Mường Chiên (thị trấn huyện Quỳnh Nhai), khi chưa có phà lớn, vẫn là phà nhỏ, đò ngang thì 100 cây số đường phải đi từ sáng sớm có khi 4-5g chiều mới đến nơi. Sau có phà lớn hơn thì rút ngắn xuống 2-4 tiếng hành trình tùy mùa nước và lượng khách đông vắng thất thường. Thành ra mỗi chuyến công tác vào Quỳnh Nhai là một chuyến hành xác, vất vả đợi chờ phà. Vì không còn đường nào khác để đến Quỳnh Nhai, để đi Lào Cai, Yên Bái nên mọi người và xe vẫn phải lũ lượt xếp hàng chờ xuống phà Pá Uôn. Để qua được phà, từ lúc đợi bên bờ này sang đến bờ bên kia chỉ vài ba trăm mét cũng mất hàng tiếng đồng hồ”.

Cầu Pá Uôn là cây cầu mang lại nhiều giá trị quan trọng đối với phát triển giao thông, kinh tế, văn hóa Sơn La
Cầu Pá Uôn là cây cầu mang lại nhiều giá trị quan trọng đối với phát triển giao thông, kinh tế, văn hóa Sơn La

Con sông Đà mùa mưa lũ lòng sông rộng gấp 2-3 lần mùa cạn, người lái pha lại càng thận trọng hơn, lựa dòng chảy để đưa phà qua sông.Nhiều người đến đây ngán ngẩm cảnh qua phà, có nhiều người là cán bộ, nhà báo, bộ đội.Những lúc phải xếphangf dài đợi phà mệt mỏi.
Tháng 4-2010, khi dòng sông Đà chuẩn bị chặn dòng để tích nước cho phát điện tổ máy số 1 thủy điện Sơn La thì khi đó ngay phía trên bến phà Pá Uôn chưa đầy cây số, một cây cầu sừng sững cao vợi cũng gấp rút hoàn thành để chuẩn bị cho ngày hợp long, thông xe cây cầu cao nhất VN.Ban đầu tỉnh Sơn La và nhà thầu đều nghiêng về phương án cầu dây văng, nhưng tính toán bàn bạc kỹ và có yếu tố an ninh quốc phòng nên phải thay đổi.Và một cây cầu lớn được xây, chịu được biến động địa chất và đặc điểm đặc trưng của vùng đất này.Cầu xây dựng trog 3 năm thì hoàn thành, mang lại niềm vui cho bà con dân tộc.

Lễ hội đua thuyền Quỳnh Nhai trên dòng sông Đà
Lễ hội đua thuyền Quỳnh Nhai trên dòng sông Đà

Cầu Pá Uôn hoàn thành, đưa vào sử dụng từ tháng 8-2010 như một món quà ân tình dành cho người dân Tây Bắc – những người sống bên sông Đà đã hi sinh nhà cửa, ruộng vườn cho thủy điện Sơn La.
Có cây cầu, người từ Sơn La có thể nhanh chóng, thuận tiện đến với Quỳnh Nhai, đến với Sa Pa (Lào Cai), Mù Cang Chải (Yên Bái) hay Tam Đường (Lai Châu) một cách dễ dàng. Cầu Pá Uôn vượt lòng hồ, nối hai sườn núi cứ ẩn hiện trong sương mù Tây Bắc, và không chỉ dừng ở vẻ đẹp, cây cầu đang tạo đà phát triển cho cả vùng núi rừng Tây Bắc…
Chính cây cầu đã mang lại những lợi ích không nhỏ để đưa du lịch Sơn La đến gần hơn với bạn bè trong và ngoài nước.Cây cầu là niềm vui, niềm tự hào cảu bà con dân tộc.Niềm vui sướng ấy lại càng lớn hơn mỗi khi lễ hội đua thuyền Quỳnh Nhai được tổ chức,cây cầu đông vui nhộn nhịp hơn bao giơ.

Tags:phuong tien giao thong, diem du lịch son la,dac san son la,khach san sơn la

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

09 3844 3855