Nhà thờ cổ nằm sừng sững giữa đất trời Sa Pa
Mỗi một bước chân người Pháp đi qua luôn để lại những dấu ấn.Nếu không phải mà mặt trái chiến tranh, bom đạn ác liệt tàn phá, gây đau thương cho cả dân tộc thì mặt khác, họ để lại những dấu ấn văn hóa tuyệt vời, dấu ấn kiến trúc phương Tây.Nhà thờ cổ Sa Pa là một minh chứng cho điều đó, góp một phần rất lớn tô điểm hình ảnh du lịch Lào Cai.
- Thuê xe máy đi phượt Sa Pa
- Những kinh nghiệm du lịch Sa Pa mới nhất 2017
- Khách sạn, nhà nghỉ và homestay ở Lào Cai
- Cầu mây nổi tiếng ở Sa Pa
Nhà thờ đá được xây dựng vào năm 1895 với kiến trúc đậm chấy Pháp còn sót lại.Hiện nay trở thành một phần không thể thiếu trong chuyến hành trình khám phá Sa Pa của du khách.Với dáng vẻ cổ kính rêu phong, nằm sừng sững giữa trung tâm thị trấn Sapa, nhất là khi thấp thoáng trong màn sương mờ ảo, dễ khiến lòng người lữ khách bâng khuâng.
Nhà thờ Sa Pa toạ lạc trên một vị trí đắc địa với phía sau là núi Hàm Rồng che chắn, phía trước là khu đất rộng, bằng phẳng, nơi diễn ra những lễ hội đầy màu sắc của phố núi.Nhà thờ đá cổ cùng hai công trình khác do người Pháp xây dựng là biệt thự Chủ Cầu (nay là khách sạn Hoàng Liên) và khu huyện ủy cũ (nay là trụ sở của trung tâm thông tin du lịch Sa Pa) tạo thành tma giác kiến trúc cân đối.
Kiến trúc nhà thờ đá Sa Pa mô phỏng hình thập giá , được xây theo lối kiến trúc Gothique La Mã, thể hiện ở mái nhà, tháp chuông, vòm cuỗn…đều là hình chóp, tạo thành công trình nét vững chãi mà bay bổng, thanh thoát.
Khu nhà thờ gồm 7 gian rộng hơn 500 m2, phần tháp chuông cao 20 m, trong tháp có quả chuông cao 1,5 m, đúc tại năm 1932, nặng 500 kg, tiếng vang trong vòng bán kính gần một cây số.Cái khoảng khắc đứng giữa trời đất mờ sương, nghe tiếng chuông ngân thấy lòng thanh tịnh,bình yên.
Với tổng diện tích của khuôn viên nhà thờ hơn 6.000 m2, nhà thờ Sa Pa có đủ chỗ cho việc bố trí các khu bao gồm: khu nhà thờ, dẫy nhà xứ, nhà ở của thầy tu, nhà chăn nuôi, nhà thiên thần, phần sân phía trước, hàng rào, khu Vườn Thánh.Toàn bộ nhà thờ đá Sa Pa được xây bằng đá đẽo và được liên kết với nhau bằng hỗn hợp của cát, vôi và mật mía,Mái lợp ngói, trần bằng vôi rơm, các cửa sổ bằng khung kính màu mô tả cuộc đời của Đức Chúa.
Việc chọn hướng của nhà thờ có ý nghĩa tâm linh quan trọng đối với người Công Giáo: Đầu di tích quay về phía Đông, là hướng mặt trời mọc, hướng đón nguồn sáng Thiên Chúa. Cuối nhà thờ (khu Tháp chuông) là hướng Tây, nơi sinh thành của Chúa Kitô.
Toàn bộ nhà thờ được xây bằng đá đẽo (tường, nền nhà, tháp chuông, sân nhà thờ, bờ kè xung quanh) được liên kết với nhau bằng hỗn hợp của cát, vôi và mật mía.Mái lợp ngói, trần bằng vôi rơm, các cửa sổ bằng khung kính màu mô tả cuộc đời của Đức chúa.Việc chọn hướng của nhà thờ đá tại Sa Pa tuân theo ý niệm tâm linh công giáo.Mặt trước quay về hướng Đông mặt trời mọc (đón nguồn sáng thiên chúa) và mặt sau về hướng Tây mặt trời lặn ( nơi sinh thành Chúa Ki Tô).
Ngay phía trước nhà thờ đá ở Sa Pa là ở khu Sân Quần rộng thoáng, điểm xuyến hàng thông lưu niên.Hàng ngày , đây là nơi bà con dân tộc thường tụ tập giao lưu, trao đổi hàng hóa, thu hút khách du lịch đến dạo quanh, mua quà lưu niệm.Không chỉ vậy, sân nhà thờ còn là nơi họp chợ tình Sa Pa và mỗi tối thứ 7.
Nhà thờ đá Sa Pa buổi tối còn được thắm sáng lung linh ánh đèm đa sắc.Hay vào cuối tuần thường diễn ra các hoạt động văn hóa dân tộc, nhộn nhịp sắc màu thổ cẩm của những cô gái người Mông, Dao.Sau hơn 1 thế kỷ tồn tại , trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, công trình nhà thờ đá vẫn trụ vững ,uy ngi, vừa là chốn tâm linh của người dân bản địa, vừa là điểm hẹn văn hóa với du khách thập phương.
Tháng 5/2006, giáo xứ Sa Pa chính thức có linh mục quản nhiệm và thường trú sau gần 60 năm không có cha xứ. Nhà thờ đã được tôn tạo và bảo tồn, trở thành một hình ảnh không thể thiếu khi nhắc đến thị trấn Sa Pa mù sương.
Tags:phuong tien giao thong, khach san lao cai, diem du lich lao cai,dac san lao cai