skip to Main Content

Những đặc sản Bắc Kạn không thể bỏ qua

Tôm chua nướng, cá nướng Ba Bể, miếng dong Na Rì, chuối hột rừng, thịt lợn gác bếp, bánh Pẻng phạ, rau sắng có thể nói là những món đặc sản Bắc Kạn mà không nơi nào có thể có được.Những món năn này được sáng tạo nên bởi quá trình sinh sống và trát triển , cũng là một phần màu sắc văn hóa dân tộc.Du lịch Bắc Kạn, hãy cùng khám phá nhé

>Những điểm du lịch Bắc Kạn hấp dẫn du khách trên mỏi nẻo đường

>Khách sạn ở Bắc Kạn có giá cả và chất lượng phục vụ tốt nhất 

>Phương tiện giao thông Bắc Kạn cần biết khi đi du lịch

Tôm chua Ba Bể

Món ăn này hấp dẫn bởi đặc trưng mùi vị.Nó cũng là một loại tôm chua nhưng khác với tôm chua ở Huế.Dọc theo các truyền sông suối, người dân đánh bắt tôm, cá về chế biến, đặc biệt đó phải là tôm sông mới cho ra hương vị đậm đà, riêng biệt mà không lẫn vào đâu được.Khi đánh bắt được mẻ tôm, người ta sẽ chọn con tôm còn nguyên vẹn, đều để tiến hành muối chua với nhieuf gia vị.Khi tôm chua đã lên men, ngấm đủ gia vị , người ta sẽ lấy tôm chua ra hũ.

Tôm chua thơm ngon, đậm vị, ăn kèm với rau sống, rau rừng và thịt luộc là ngon nhất
Tôm chua thơm ngon, đậm vị, ăn kèm với rau sống, rau rừng và thịt luộc là ngon nhất

Những ai đã thưởng thức món ăn này thì chắc hẳn sẽ không quên được hương vị đậm đà kết hợp với mùi thơm của riềng thêm cả vị ngọt mềm chua dịu của tôm , ăn cùng với cơm nấu bằng gạo nương thì đến cả người khó tính nhất cũng phải gật gù tán thưởng, ăn không biết chán.Hoặc người ta có thể chưng tôm chua với thịt băm, cho thêm ít riềng.Tôm chua còn có thể ăn cùng với rau rừng, rau sống, thịt luộc…kích thích vị giác.
Ngoài tôm chua còn có cá muối chua để lại hương vị không kém phần hấp dẫn.

Chuối rừng

Chuối rừng Ba Bể được bán nhiều ở đường lên ao Tiên, khu vực đón khách từ cổng xuống hề…Vì trồng trên những quả núi quanh hò nên thân chuối vươn cao, cả căng tròn trông hấp dẫn, vừa tạo cảnh quan đẹp lại dùng để làm thuốc và quà biếu.

Chuối mọc quanh hồ Ba Bể ngon, ngọt,có chuối hột để làm thuốc
Chuối mọc quanh hồ Ba Bể ngon, ngọt,có chuối hột để làm thuốc

Chuối hột rừng phơi khô ngâm rượu có tác dụng làm thuốc chữa bệnh rất tốt.

Thịt lợn gác bếp

Đây là món ăn được nhiều dân tộc miền núi sử dụng, tuy nhiên, thịt lợn gác bếp người Tày ở Bắc Kạn có một số điểm riêng, họ bỏ thịt vào sọt hoặc gùi đi rừng rồi mới treo trên bếp.Khói từ bếp củi hằng ngày hun lên làm thịt có màu vàng đen.
Thịt treo như vậy để được cả năm mà không hỏng.Ngày nay, dù không phải trữ thịt treo gác bếp nhưng trong nhà mỗi người Tày ở quanh hồ vẫn luôn có một ít, dùng để đón khách quý, lễ tết hay các ngày quan trọng khác.

Bánh pẻng Phạ

Mộ mac, đơn sơ nhưng nó là đặc sản của người Tày.Bánh có hình tròn tròn, nhỉnh hơn quả nhãn lồng một chút, lớp bột trắng bên ngoài dù cố gắng làm duyên đến đâu cũng không phủ kín màu hơi nâu nâu của bánh nằm bên trong.Tuy mộc mạc những nó là món ăn truyền thống để dâng lên cúng trời.Chỉ một chiếc bánh nho xíu song hội tụ nhiều nguyên liệu,hương vị đặc trưng của người dân nơi đay với vị cay nồng của rượu, vị ngọt của đường, vị chát rất thơm cỉa nước chè man ,vị béo bùi của bột nếp.Bánh khi ăn có lớp bột phía ngoài giòn, thơm.

Bánh Pẻng phạ là món ăn dâng lên cúng trời
Bánh Pẻng phạ là món ăn dâng lên cúng trời

Khâu Nhục

Khâu nhục là món ăn không thể thiếu ở các dịp lễ tết, nhà mới , đám cưới của người Tày.Nó được làm từ thịt lợn nhưng lại có hương vị rất khác.
Nguyên liệu để làm Khâu Nhục bao gồm thit lợn ba chỉm húng lìu,ngũ vị hương, địa liền, totir, ớt, rượu, giấm, bột ngọt và tiêu.Khi chế biến món này, phải dùng thịt lợn tươi, ngon thì mới cho ra món khâu Nhục hoàn hảo.Thành phẩm khi cho ra địa trông đẹp mắt và thơm ngon.

Rau sắng

Rau sáng hay còn gọi là rau ngót rừng, không giống như các loại rau khác, chỉ cần trồng ngày một ngày hai là có thể hái lá được, rau sắng từ khi trồng đến khi hái lần đầu tiên phải ít nhất là 3-5 năm.Sau 10 năm mới thu hoạch với số lượng lớn.

Rau sắng chính là lá ngót rừng ăn ngon, ngọt đậm và bùi
Rau sắng chính là lá ngót rừng ăn ngon, ngọt đậm và bùi

Lá rau sắng dùng để nấu canh với thịt hoặc cá.Mùi vị của loại rau này rất đậm đà, chỉ cần một vài cọng là đủ để nấu bát canh thơm ngon cho 4 người ăn.Theo kinh nghiệm của người dâ. phải ăn rau sắng nấu suông, cho thêm chút muối, chậm rãi nhai kỹ từng chiếc lá nhỏ, thưởng thức thật sâu , thật ngọt , vị bùi khó tả của nó mới cảm nhận được hương vị đặc biệt của cây rau sắng.Những cây rau sắng đực cho những chùm rồng rồng.Loại này có thể nấu canh và ngon hơn nữa là xào thịt bò.
Qủa rau sắng hình bầu dục, to như quả nhót, khi chín có màu vàng sẫm ,ăn có vị ngọt đượm như mật ong.Hạt sắng sau khi bóc vỏ đem ninh với xương rất thơm, có vị ngọt bùi.

Xôi Đăm Đeng

Món xôi này rất đọc đáo vì được nấu từ gạo nếp nương và tất cả màu sắc của xôi không tạo ra bằng phẩm màu mà bằng hương sắc của cây cỏ.Người ta lấy lá của cây cẩm và một số loài lá khác đun lên, chắt lấy nước , ngâm gạo nếp koangr vài giờ rồi mang đồ trên chõ gỗ.Nước ngâm gạo phỉa nóng già thì khi chín xôi mới có độ dẻo.
Xôi Đăm Đeng có một mùi thơm đặc trưng của cây cỏ, không thể lẫn với bất kỳ loại xôi nào.Hạt xôi bóng, đẹp nhưng không ướt , khi xôi nguội hạt xôi sẽ se lại nhưng vẫn mềm, dẻo và thơm.
Nếu có dịp đến Bắc Kạn vào những ngày lễ , tết hãy thưởng thức món xôi “Đăm Đeng” để tận hưởng hương sắc của núi rừng nơi đây.

Miến dong Na Rì

Miến dong Na Rì là đặc sản nổi tiếng của Na Rì, Bắc Kạn, được làm thủ công từ những củ dong riêng trồng trên đèo Ánh Toòng ở độ cao trên 1.000m.Sợi miến được làm từ những bàn tay khéo léo của người dân nơi đây nên giữ nguyên màu sắc tự nhiên vốn có.Sợi miến có màu vàng hoặc trong đọc, sợi dau và giòn để lâu cũng không bị nát.Đây cũng là nét đặc trưng khiến nhiều người yêu thích món ăn dân giã này.

Miến dong Nà Rì nấu với thịt gà
Miến dong Nà Rì nấu với thịt gà

Sợi miến được làn thủ công , không dùng hóa chất nên khi nấu có vị dai , giòn và thơm của dong riếng.Từ miến dong có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như xào, nấu canh…

Măng Vầu

Rừng Bắc Kạn có nhiều loại măng như măng tre, măng trúc, măng nữa, măng mai…nhưng nói đến đặc sản phải kể đến thứ “măng vầu” hay còn gọi là năng đắng.Theo kinh nghiệm của người đi hái măng , vào đầu vụ, những mầm măng vầu mới nhú còn có vị ngọt xen lẫn vị hơi hơi hơi đắng, còn từ sau tháng 2 âm lịch, măng lại chuyển sang vị đắng gắt.

Rau Dớn

Rau dớn là một loại cây thuộc họ quyết, giống như cây dương xỉ, cành dài lá nhỏ, mặt lá có màu xanh nhẵn, cuống lá có lông.Ở Bắc Kạn , rau dớn thường mọc ở vùng núi cao, nơi ngọn nguồn của các dòng sông , con suối và thường mọc ở bờ suối, bờ khe, nơi có độ ẩm cao.

Rau dớn giống cây dương xỉ, xào tỏi ăn là ngon nhất
Rau dớn giống cây dương xỉ, xào tỏi ăn là ngon nhất

Rau dớn ngon nhất là sau vụ mùa lịt đến cuối xuân.Lá rau dớn non uốn cong như vòi voi, có nhựa nhớt nên đồng bào chỉ lấy phần cọng non, lá bánh tẻ dễ ăn.

Rau bồ Khai(rau dạ hến)

Rau bồ khia thường mọc trên những vùng núi cheo leo, ngọn rau giống như lá tầm gửi, thân bám vào những cây gỗ lớn để vươn lên đón lấy cái trong trẻo của khí trời.Ngọn rau thoạt nhìn giống ngọn mướp hương nhưng mảnh mai hownvaf có màu xanh non tơ như lá cành mới nhú.Khoảng mùa xuân, bồ khai bắt đầu trổ ngọn xanh tốt, người dân trong vùng đã quen với mùa đi hái bồ khai.Vào dịp này , ở khắp mọi nơi đều bày bán .Bồ khai khi mang về chẳng càn chế biến cầu kỳ, chỉ cần xào với toit hay dùng làm phở, mỳ xào lẫn với thịt bò ăn ngon mà khác lạ.

Lạp sườn hun khói

Lạp sườn được làm từ thịt lợn bản nên thịt chắc và thơm.Điểm độc đáo của lạp sườn Bắc kanj là được tẩm ướp bằng gừng đá, một loại gừng chỉ mọc trên đá của người dân tộc miền núi nên có mùi thơm rất riêng, không gióng gia vị nào của người miền xuôi.

Lạp sườn hun khói đặc trưng ở Bắc Kạn với mùi thơm ngon, khác lạ
Lạp sườn hun khói đặc trưng ở Bắc Kạn với mùi thơm ngon, khác lạ

Lạp sườn được làm bằng tay của người Bắc Kạn có mùi của nắng vùng caoo, mùi của khói bếp, thoảng thoảng mùi thơm của gừng, mùi rượu , mắc mật,…thơm một cách đặc beietj.Vị dai của lòng, vị ngọt của thịt nạc, vị béo của mỡ hòa quyện với nhau , ăn thật ngon miệng.Nhấp thêm ngụm rượu nữa thì càng khoái khẩu.

Mứt Mận

Món mứt mận ở Bắc Kạn đươc người dân coi là đặc sản vì nó có những hương vị đặc trưng riêng và hấp dẫn.Hàu như người dân nơi đây đi đâu cũng mang món mứt này làm quà để biếu như một đặc sản quê hương.

Bánh ngải

Mỗi một dân tộc đều có một loại bánh riêng với hương vị khác nhau.Bánh ngải chỉ có riêng của người Tày.Bánh có màu xanh đặc trưng của thiên nhiên, hình thì và cách làm gần giống bánh dày cảu người miền xuôi.
Muốn bánh thơm ngon phải chọn loại nếp nương mà không được lẫn dù chỉ một hạt gạotẻ.Bánh ngải dễ ăn, mát mà không ngất nên nếu ai đã từng ăn sẽ không quên được mùi vị hăng hăng, thơm thơm là lạ của lá ngải kết hợp với vị dẻo , ngọt của nếp, đường.

Bánh ngải có vị thơm thơm, hăng hăng của ngải cứu cùng vị béo, thơm của nếp
Bánh ngải có vị thơm thơm, hăng hăng của ngải cứu cùng vị béo, thơm của nếp

Cá nướng Ba Bể

Trong hồ Ba bể có rất nhiều loại cá, thường được người dân đánh bắt thủ công nen chất lương tuyệt vời vì thịt cá chắc và có vị ngọt.Người ta chọn lấy con cá chỉ to bằng ngón tay cái, để làm món nướng.Được ngồi trên bờ hồ, nhâm nhi đĩa cá nướng chấm tương ót vớ vài chén rượu ngô thì tuyệt với nhất.

Cá được chọn những con nhỏ bằng ngón tay cái để nướng khi còn tươi
Cá được chọn những con nhỏ bằng ngón tay cái để nướng khi còn tươi

Ngoài những món ăn trên, khám phá Bắc Kạn ta còn nhiều món ăn khác độc đáo và hấp dẫn hơn nữa.Nhưng những món ăn trên là điểm hình cho ẩm thực Bắc Kạn.

Tags: khach san bac kan, diem du lich bac kan, am thục bac kan, phuong tien giao thong

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

09 3844 3855