Những đặc sản Gia Lai gây “ám ảnh” khi đi du lịch cần phải thử
Vùng đất đại ngàn Tây Nguyên đại ngàn luôn để lại những ấn tượng cực mạnh mà không phải vùng đất nào cũng có.Thương yêu vùng nắng gió, du lịch Gia Lai ngoài những điểm đến độc đáo gắn với núi rừng và văn hóa cồng chiêng thì đặc sản Gia Lai có những điểm nhấn thú vị mà chỉ có thưởng thức rồi mới cảm nhận được.
Ai đã đến Tây Nguyên nắng gió hẳn sẽ bị cuốn hút bởi vô vàn đặc sản nơi đây, Thiên nhiên ưu ái ban cho những cánh rừng đầy thú và rau ngon, bởi vậy từ thịt rừng thơm ngon đến các món cây nhà lá vườn dân dã.
>>Những phương tiện giao thông cân biết khi đi du lịch Gia Lai
1.Cơm nướng ống lam
Cơm nướng ống lam là món ăn phổ biến của người miền núi phía bắc. Sau này người kinh cũng áp dụng đối với đồng bào Tây Nguyên.Món này còn được gọi là cơm lam, thường xuất hiện trong các bữa ăn của vùng núi, đặc biệt là Kon Tum, Gia Lai.

Cách làm món ăn này khá đơn giản, chỉ cần ống nứa tươi, cho gạo nương đã ngâm vào.người dân tiếp tục đổ nước, dùng lá dong hoặc lá chuối rừng bịt chặt ống lại, đặt trên bếp lửa cháy và chờ cơm chín.Người nướng phải khéo tay để cơm không sống hoặc nhão.Cơm nướng ống khi chín sẽ được xếp gọn gàng và thực khách nên dùng ngay khi cơm còn nóng.Chỉ cần tước phần vỏ ra thành nhiều phần,bẻ khúc cơm, chấm với muối sả lá é, ớt rừng, hoặc dùng kèm với miếng thịt gà nướng sẽ làm tăng thêm hương vị của món cơm.Ngoài ra thực khách cũng có thể ăn cơm nướng ống với muối đậu phộng giã , thịt nướng hoặc ăn không cũng rất ngon.
Phở khô (phở hai tô)
Đến với Gia Lai, món phở 2 tô sẽ mang đến một trải nghiệm khác cho du khách.Món phở này bao gồm bánh phở và nước súp.
Bánh phở được làm từ bột gạo cay, nhỏ , săn và mịn, khi trụng nóng sợi phở sẽ mềm dai.Bánh phở trụng phải vừa ăn, dai, không nát, không vón cục để khách có thể thêm tương nâu, xì dầu hoặ tương ớt.

Tô phở khô nhất định không thể thiếu thọt heo bằm nhỏ, gà xé sợi và hành khô phi giòn.Còn tô nước lèo gồm nước ninh gà , thịt bò tái hoặc bò gân, bắp bay bò viên tùy khẩu vị mỗi người.Khi ăn có thêm đĩa rau nhỏ bao gồm xà lách, húng quế , giá trụng.Khi thưởng thức phở khô,bạn sẽ chủ động gia giảm mêm trộn theo khẩu vị, gắp một đĩa phở cho vào miệng sẽ cảm nhẫn được vị dai ngọt của sợi phở, thơm đậm đà của tương, giòn của thịt heo quay, mà thêm chút ngọt ngào của nước lèo…tất cả hòa quyện lại tạo nên món ngon hấp dẫn mà ai cũng nên thử.Đến Gia Lai,các bạn nên đến ăn phở khô ở trên đường Nguyễn Văn Trỗi với giá từ 25.000 đến 30.000 nghìn đồng.
Mật ong rùng Gia Lai
Núi rừng trùng điệp, trong cánh rừng rậm ấy, có nhiều loài động vật sinh sống, trong đó có ong rừng.Đặc biệt hơn nữa, Gia Lai có những đồi cà phê,tiêu,hay cúc dã quỳ vào mùa hoa nở khắp cả cánh rừng thu hút đàn ong về tìm mật.,ột ong rừng Gia Lai có vị ngọt lành, màu vàng sậm, người ta thường dùng mật ong như một vị thuốc trong đông y.Màu vàng sóng sánh trong suốt đặc quánh, độ kết dính cao, mùi thơm khiến ai cũng chuộng.Dùng que sạch quấy đều lên, nếu trong mật ong có trộn lẫn các chất khách ẽ thấy màu đục hiện lên, còn nếu mất ong nguyên chất chính hiệu thì không có hiện tượng ấy.Mật ong mua về có thể ngâm chanh đào chưa ho, làm đẹp, làm thuốc…

Bún mắm cua
Bún mắm cua được chế biến cầu kỳ và khá đặc biệt.Món ăn này kích thích vị giác,ai chưa biết ăn khi ngửi mùi cí cảm giác lạ,nhưng khi đã ăn rồi thì nó không thể nào quên được.
Nguyên liệu để tạo ra món bún mắm cua rất đa dạng bao gồm: cua đồng, bún,thịt ba chỉ, măng, chả hoặc nem, da lợn chiên giòn, bánh phồng tôm, các loại gia vị ớt, mắm nêm, rau ăn kèm như giá , bắp chuối ,xà lách,ngổ, kinh giới, rau thơm..cua đồng là một thành phần quan trọng, chủ đạo làm nên linh hồn của món ăn nên luôn được lựa chọn kỹ càng.Theo kinh nghiệm của người dân, vào mùa mưa, cua đồng sẽ nhiều, thịt ngon và chắc hơn mùa khô.

Bún mắm khá kén người ăn bởi mùi vị đặ trưng.Không phải ai cũng có thể chịu được mùi nồng nồng của mắm nguyên chất và nước cua lên men.Bún cua có vị mặn của mắm, thơm của rau, vị nồng đặc trưng của bún mắm, vị cay của ớt và khi nhai có vị giòn rụm của da lợn…tát cả hòa quyện vào nhau tạo nên món ăn hấp dẫn và ngon miệng.
Măng chua rừng
Măng là đặc sản ở vùng cao, ngoài luộc, nấu canh thì măng chua là món khoái khẩu của đồng bào dân tộc.Măng tươi giã dập với ót rồi đem ủ trong chộ sành, khoảng 2 tuần thì dùng được.Miếng măng khi ăn giòn tan, cả nuwocs lãn cái vị chua, cay,đắng, ngọt.Măng chua nấu với cá trêm măng chua nấu gà khiến bạn ăn quên no…

Khoảng tháng 5 aal lịch, mùa mưa bắt đầu cũng là lúc rừng le cho những búp măng to, ngon chồi lên từ mặt đất.Măng được bà con hái về,thái mỏng, phơi nắng hoặc sấy lò làm thành món đặ sản Gia Lai.
Trong tất cả các loại măng thì măng le được ưa chuộng nhất bởi măng đặc ruột, lại ngọt, bùi, không có vị đắng.Lúc tươi thì mát lành, khi phơi khô lại có độ giòn dai.Và cũng chỉ có măng khô làm tài Gai Lai mới được nhiều thực khách ưa chuộng.
Lẩu lá rừng
Đại ngàn tươi tốt, ngoài những cây cổ thụ cao lớn, những thứ rau rừng luôn được bà con dân tộc bản địa lựa chọn.Những món rau rừng đó được chế biến thành nhiều món ăn, trong đó có món lẩu.

Mỗi loại lá đều được lựa chọn rất nghiêm ngặt, điều quan trọng nhất là chúng không độc tố, không phản ứng lẫn nhau.Lẩu lá rừng chính là kinh nghiệm ngần đời của đồng bào dân tộc bản địa đức kết.Mỗi loại lá đều chưa đựng trong mình những chất dinh dưỡng đặc biệt, có tác dụng tốt đối với sức khỏe.
Bò một nắng
Những món đò khô nổi tiếng ở đồng bào dân tộc.Bò một nắng cũng như những sản vật khách của miền cao thường tập trung về phố núi Lrong Pa, một huyện của ngõ miềm núi tỉnh Gia Lai, sát cạnh cao nguyên Sơn Hòa tỉnh Phú Yên.Cao nguyên Sơn Hòa lại là đồng cỏ chuyên chăn nuối bò nên món bò một nắng ở đây trở thành thương hiệu đi xuống tận vùng Tuy Hòa.Ban đầ hương vị bò một nắng còn đơn sơ, những khi giao thoa với văn hóa ẩm thực miền xuôi nó trở nên đa vị hơn.Miếng bò mang hương vị của núi rừng hoang dã, nên có vị ngọt của bò thêm chút chút đậm đà của người dân vùng biển.Điều đó khiến món bò có tên “bò một nắng hai sương”.
Để làm món bò này, người ta phải chọn thịt đùi hoặc thịt thăn,Thịt bò được lạng theo chiều dọc thớ thịt, cỡ bằng bàn tay, dày cữ 1 cm.Sau đó ướp mắm muối, tiêu ,sả, bột ngọt, ớt hiểm rồi mang phơi nắng.Hôm nào trời quang , chỉ cần phơi một nắng là được.Nếu nắng yêu hoặc trời mưa thì sấy bằng lò than.Sau khi phơi nắng hoặc sấy cứ một ký thịt còn khoảng 700 đến 800g.
Bún mắm nêm
Đây là món ăn dân dã của người dân phố núi Pleiku.Thành phần món ăn này đơn giản, chỉ có bún và mắm nêm, thêm ít rau sống.Đơn giản là thế, nhưng với những người đã một lần thưởng thức thì sẽ không thể quên được hương vị thơm ngon đậm đà nó mang lại.

Sự pha trộn hương vị đó tạo cho món ăn trở nên đậm đà và lạ miệng.Mắm nêm là thành phần chính, quyết định chất lượng của món ăn.Mắm nên được làm từ cá cơm rứa sạch, ướp muố theo tỉ lệ nhất định, cho vào hũ đậy kín .ùy theo thời tiết và nhiệt độ mà mắm có thể chín sau 7 đến 9 ngày.Sau khi mắm hơi sền sệt và có mùi thơm ngào ngạt chính là lúc đã có thể sử dụng.Khi ăn bún, mắm nên được thêm thành nhieuf gia vị như chanh, tỏi, ớt, đường và dứa băm nhỏ để làm dịu vị mặn và dậy mùi thơm rất ngon.
Một bát mắm đầy đầy đủ với rau sống xếp dưới cùng , bến trên là bún tươi, rồi đến thịt luộc, chả, nem, ít dưa leo, rau sống cùng chén mắm nêm.Chan mắm nêm vào bát, trộn đều rồi thưởng thức.Mùi thơm dậy lên khiến ai cũng phải nuốt nước bọt.
Cà phê Pleiku
Cà phê chính là đặc sản Gia Lai không thể không nhắc tới khi đến Pleiku.Thú thưởng thức cà phê đã thành thói quen khó bỏ của người dân.Cà phê đậm đặc, vừa nóng, vừa thơm, lại đăng đắng đầu lưỡi rồi tan dần trong miệng trở thành vị ngọt đắng.Đó là cảm giác của người phố núi.Những khi đi qua rẫy cà phê, hoa cà phê tỏa hương quán chân người tới.Những vườn hoa trăng tinh khôi đang vươn cánh đón nhận những tia nắng chuẩn bị cho một giai đoạn phát triển mới-Quả cà phê.

Người Pleiku không đơn thuần coi cà phê là một thưc uống, mà cao hơn đó là linh hồn của rừng núi thấm vào trong da thịt.Và việc mời nhau uống ly cà phê là một nét văn hóa đặc trưng của người dan phố núi.Ai đến đây mà không thưởng thức cà phê nguyên chất Pleiku thì tiếc mãi không thôi.
Ngoài những món ăn đặc sản, trở thành thương hiệu, Gia Lai còn nhiều món ăn ở trong những buôn làng của người dân tộc bản địa.Chỉ cần chịu khó vượt rừng, lội thác, ta sẽ được khám phá, thưởng thức nhiều món ngon không tên trong các danh sách này.
Tags:phuong tien giao thong,khach san gia lai,diem du lich gia lai