Những điểm du lịch Lạng Sơn đẹp nhất cần đến một lần
Nhắc đến Lạng Sơn, ta nhớ ngay đến câu thơ:
Em ơi đường lên xứ Lạng xa lắm
Đỉnh non cao thăm thẳm mây giăng
Em có kịp về dự hội Đồng đăng
Mang hơi thở miền đồng bằng qua núi
Chính thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ cùng những cảnh đẹp non nước khiến Lạng Sơn đẹp đến có hồn,Du lịch Lạng Sơn,ta ngắm nhìn những con phố cổ,những ngôi chợ độc đáo, của khẩu quốc tế bạt ngàn hàng hóa và cả những món ăn độc nhất vô nhị.Hãy cùng du lịch Toàn Cầu khám phá non nước Lạng Sơn nhé.
>Khách sạn Lạng Sơncần biết ki đi du lịch
Khu du lịch Mẫu Sơn- điểm du lịch Lạng Sơn hấp dẫn
Vùng núi Mẫu Sơn nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lạng Sơn, thuộc địa phận 2 xã: Công Sơn huyện Cao Lộc, và Mẫu Sơn huyện Lộc Bình. Độ cao đỉnh Mẫu Sơn trung bình từ 800 – 1.000m so với mực nước biển, gồm quần thể 80 ngọn núi lớn nhỏ. Đỉnh cao nhất là Phia Po 1.541m, còn gọi là Núi Cha.Năm 1923 Bác sĩ người Pháp Opilot đã đến đây xây dựng một biệt thự. Những năm sau đó, khi thấy khu vực này có khí hậu và thiên nhiên đẹp nên nhiều biệt thự được mọc lên ở Mẫu Sơn để phục vụ các quan chức Pháp.
Mẫu Sơn được bao bọc cả trăm quả núi lớn nhỏ. Mùa hè mát mẻ, mùa đông đỉnh núi luôn bị sương mù bao phủ, những ngày giá rét thỉnh thoảng có tuyết rơi.Khu du lịch Mẫu Sơn hấp dẫn bởi cảnh quan núi non hùng vĩ, không khí trong lành, và những nét văn hóa giàu bản sắc của đồng bào các dân tộc sinh sống nơi đây… rất lý tưởng cho chuyến nghỉ dưỡng, khám phá và dã ngoại.Đường lên đỉnh Mẫu Sơn vượt đèo quanh co, vắt qua triền núi như dải lụa mềm, cảnh quan đẹp mắt.
Dọc đường, thi thoảng lại gặp người dân tộc đang gùi rau, củi, sản vật địa phương, mà bạn có thể giao lưu trò chuyện hay hỏi mua.Càng lên cao, không khí mát lạnh, sương giăng bảng lảng như đưa bước du khách lên với tầng mây. Gần đến khu du lịch Mẫu Sơn, bạn sẽ thấy xuất hiện bên đường là những ngôi biệt thự cổ phủ lớp rêu phong, nằm chơ vơ giữa đất trời. Độc đáo của Mẫu Sơn chính là mỗi mùa mỗi cảnh, nếu đi vào mùa xuân hoa đào rực rỡ, mùa đông ngắm tuyết giăng trắng đường.
Tuyệt vời nhất là đứng trên đỉnh Mẫu Sơn phóng tầm mắt ra xa, tận hưởng cảm giác tuyệt vời của gió trời và thiên nhiên.Nơi đây vẻ đẹp hùng vĩ của núi đồi nhấp nhô, xung quanh mây trắng bồng bềnh, thấp thoáng những nếp nhà giữa vạt rừng xanh.Nhìn trông xuống dưới là con đường uốn lượn ngoằn ngoèo như nét chấm phá độc đáo.Càng tiến vào phố núi mờ sương, không gian mở ra với những công trình kiến trúc hoài cổ, những người Dao trong sắc màu thổ cẩm, những du khách dạo bước cùng nhịp sống chậm… một cảm giác thật yên bình cho bạn thỏa thích tận hưởng.Đến đây,ngoài ngắm nhìn những ngôi biệt thự cổ,khu linh địa cổ,hay ngâm mình thư giãn, tắm nước lá người Dao.Nếu bạn yêu loài hoa cẩm tú, thì đây là nơi tuyệt vời.Những vườn cẩm tú màu xanh lung linh ẩn hiện trong sương mù.
Đặc biết, đến Mậu Sơn mà không ăn những món ăn này thì quả là tiếc nuối: gà sáu cựa, ếch hương, cá hồi, cơm lam…, đào Mẫu Sơn, chuối, măng, rau, chanh rừng…, chè tuyết, mật ong rừng, rượu Mẫu Sơn…
Thành nhà Mạc- du lịch Lạng Sơn
Thành Nhà Mạc thuộc khu vực phường Tam Thanh thị xã Lạng Sơn hiện nay còn dấu tích của 2 đoạn tường xây bằng đá giữa hẻm núi.Đây là di tích kiến trúc quân sự thời kỳ phong kiến Việt Nam, thành hiện nay còn dấu tích của 2 đoạn tường chắc chắn và vừng chĩa qua thời gian .
Theo những tư liệu còn lại thì thành là một căn cứ quân sự hiểm yếu chắn con đường độc đạo nối từ Ải bắc xuống phía nam đo Mạc Kính Cung xây dựng làm căn cứ chống lại Lê-Trịnh vào thé kỷ XVI.Có thể nói nơi đây có địa hình hiểm trở vô cùng, là án ngữ quan trọng vùng biên giới .Giữa hai hẻm núi hùng vĩ, đứng từ điểm cao của thành có thể quan sát cả một vùng rộng lớn hiểm trở của địa hình, của những bức tường thành và những lỗ châu mai đã tạo cho thành nhà Mạc thế “một người địch muôn người”.
Chính điều đó đã giúp cho nhà Mạc trấn giữ vùng biên ải suốt gần một thập kỷ.Mặc dù quy mô không lớn lắm nhưng nó là một chứng tích cho sự tranh giành ngôi vương và nội chiến dân tộc.Hiện nay di tích thành Nhà Mạc đã được xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia và được đầu tư, tôn tạo đưa vào phục vụ khách du lịch tham quan.
Ải Chi Lăng- Lạng Sơn
Aỉ Chi Lăng đã nhiều lần đi vào thơ ca bởi sự hiểm trở mà nó mang lại.
“Đã nhiều lần qua Ải, còn đó tiếng căm hờn, ai oán.”
Ải Chi Lăng thuộc xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn nằm trên quốc lộ 1A tuyến Hà Nội- Lạng Sơn.Ải Chi Lăng trước đây có quy mô hoành tráng, đồ sộ, nằm trong địa thế hiểm yếu.Nó được coi là bức tường thành của Thăng Long xưa chống lại những cuộc viễn chinh chống lại kẻ thù phương Bắc.
Đến thăm Ải Chi Lăng, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp nhưng hiểm trở với chiến lũy hình thang độc nhất trên thế giới mà còn cảm nhận được trí tuệ và lòng quả cảm của dân tộc Việt Nam trong suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, chống lại sự lăm xe, xâm chiếm bờ cõi…
Ải Chi Lăng còn là một trong những kinh nghiệm nghệ thuật quân sự của ông cha ta “Lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều”.Và điều đó được thể hiện qua những cuộc kháng chiến trường ky trong sử sách.
Miền hiểm trở Ải Chi Lăng lại cho những sản vật tuyệt vời như Na nổi tiếng khắp một vùng.Nếu đi du lịch đúng mùa, bạn sẽ được thưởng thức loại na thơm ngon này.
Chùa Tam Thanh-Động Tam Thanh
Chùa Tam Thanh nằm trong động núi đá (nên còn được gọi tên khác là Động Tam Thanh) thuộc địa phận phường Tam Thanh Thành phố Lạng Sơn, tỉnhLạng Sơn. Ngôi chùa có từ thời nhà Lê, thuộc địa phận xã Vĩnh Trại, Châu Thoát Lãng.Tam Thanh là quần thể gồm ba động: Nhất thanh, Nhị Thanh và Tam Thanh, nằm trong chùa Tam Thanh.
Được xem là hang động đẹp nhất xứ Lạng, Động Tam Thanh có dáng như một đàn voi rủ phục trên một thảm cỏ xanh.Hang động Tam Thanh nằm ở lưng chừng núi.Cửa hang nhìn về hướng đông cao chừng 8m có lối lên là 30 bậc đá đục vào sườn núi, có nhiều cây cối um tùm che khuất ánh nắng. Vách động bên phải có khắc bài thơ của Ngô Thì Sĩ (1726-1780) khi ông làm đốc trấn Lạng Sơn ca ngợi vẻ đẹp của hang động này:
“Suối trong tuôn chảy trên hàng trăm mỏm đá như đang trò chuyện
Quay lưng lại nhìn sang ngọn núi phía trước thấy hòn Vọng Phu”
Tam Thanh được mệnh danh là “bát cảnh đệ nhất xứ Lạng”, trong chùa có một bức tượng phật A Di Đà màu trắng mềm mại tạc vào vách núi, uyển chuyển và mềm mại khắc trên thành động từ thế kỷ 15.Pho tượng mang phong cách kiến trúc , nghệ thuật thời Lê-Mạc thế đứng trong một chiếc lá bồ đề.Tượng cao 202 cm, rộng 65 cm, mặc áo cà sa buông trùm xuống tận gót chân, hai tay ngài chỉ xuống đất trong thế ấn cam lộ .
Không chỉ thế, trong đông còn lưu lại nhiều văn bia khá phong phú của các văn nhân, thi sĩ qua các thời kỳ lịch sử. Trong động có hồ nước luôn trong xanh là điểm được du khách thích thú.
Lễ hội chùa Tam Thanh được tổ chức hàng năm vào ngày 15 tháng giêng với nhiều nghi lễ truyền thống đặc sắc của nhân dân các dân tộc Lạng Sơn như lễ tế cầu mưa thuận gió hòa,mùa màng bội thu, người dân hạnh phúc, nhiều sức khỏa. Phần hội với nhiều trò diễn xướng dân gian và trò chơi như múa sư tử, ném còn, hát sli, hát lượn,đánh cờ người… trong không khí đông vui, nhộn nhịp
Đến Đồng Đăng có:
Đồng Đăng là thị trấn biên giới Việt Nam và Trung Quốc, thuộc huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.Nơi đây có nhiều điểm du lịch hấp dẫ du khách từ xưa như Phó Kỳ Lừa, chợ Đồng Đăng, pháo đài Đồng Đăng.
“Phố chợ Kỳ Lừa ở xã Vĩnh Trại, châu Thoát Lãng. Chợ thông nam, bắc, khắp nơi khách buôn dồn về, là chợ lớn của cả tỉnh. Quan Trấn thủ nhà Lê (Thân Công Tài) coi dân có đức, có công dựng chợ, mở phố, người sau nhớ ơn lập đền thờ ông. Nên có câu: Kỳ Lừa có đền Tả phủ, nhờ Hán quận công lập phố ngày xưa”.
Trước đây, mỗi tháng, chợ Kỳ Lừa họp 6 phiên vào các ngày 2, ngày 7 âm lịch. Đặc trưng của khu chợ không chỉ là nơi để người dân hội họp mau bán mà còn để thăm hỏi, bàn chuyện làm ăn.Thanh niên đến chợ để gặp bạn thân, tìm người yêu, bạn đời qua các điệu hát dao duyên sli, lượn. Tại chợ, cùng với những màu sắc đa dạng của những hàng thổ cẩm, trang phục, còn có các món ăn đậm đà hương vị miền núi Xứ Lạng. Mỗi năm, có Hội chợ Kỳ lừa, kéo dài từ 22 đến ngày 27 tháng Giêng âm lịch. Chợ Kỳ lừa ngày nay đã được tôn tạo và mở cửa cả ngày và đêm..
Chợ Đồng Đăng sầm uất tấp nập với rất nhiều hàng hóa không thua kém bất kỳ một chợ lớn nào khác. Vừa tản bộ mua sắm du khách vừa kết hợp tham quan Đền Mẫu,ngôi đền lớn có giá trị đặc biệt về kiến trúc, tín ngưỡng tôn giáo hoặc tìm hiểu sự giao lưu văn hóa các dân tộc Việt – Trung.
Nếu du khách muốn mua hàng gia dụng hoặc ăn vịt quay Lạng Sơn hãy đến chợ Đông Kinh, còn muốn đi chợ đêm thì đi chợ Kỳ Lừa, muốn mua những đặc sản Lạng Sơn thì ghé qua chợ Đồng Đăng.
Đồng Đăng là điểm nổi tiếng từ xưa, đi vào ca dao:
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bõ công cha mẹ sinh thành ra em
Có thể nói, chợ Kỳ Lừa mang đận bản sắc văn hóa của dân tộc vùng cao, nơi mà những hội tụ những nét đẹp, nét quý của con người.Từ những cửa hàng, đến quán xá , cách giao tiếp….khiến hấp dẫn du khách vô cùng.
Nàng Tô Thị
Nàng Tô Thị là biểu tượng của vùng đất Lạng Sơn,nằm trong quần thể danh lam thắng cảnh Nhị, Tam Thanh.Tô Thị gắn liền với truyền thuyết về người đàn bà hóa đá đã đi vào tâm khảm của dân tộc Việt Nam.Thiên nhiên thật tài tình , khéo tạc ra hình tượng người mẹ ôm con đứng chờ chồng trên đỉnh núi cao -một biểu tượng của lòng thuỷ chung son sắt của người phụ nữ Việt Nam qua hàng thế kỷ.
Bến đá Kỳ Cùng
Trong 8 thắng cảnh của Lạng Sơn, Ngô Thì Sĩ đánh giá đây là “Kỳ Cùng Thạch Độ”.Hình ảnh con sông Kỳ Cùng uốn lượn, nằm giữa lòng thành phố như một dải lụa mềm thơ mộng khiến cho thành phố thêm rộng hơn. Với người dân Lạng Sơn, trong suy nghĩ dân gian từ trước tới nay thì bên phía bờ Bắc sông Kỳ Cùng thường gọi là “bên Kỳ Lừa”, còn bên phía bờ Nam sông Kỳ Cùng gọi là “bên Tỉnh”.
Cách gọi này không có già là khó hiểu vì bên tỉnh cũng chính là nơi tập trung các cơ quan, ban, ngành hành chính của tỉnh.Nơi đây có Chợ Chi Lăng, song người dân vẫn quen gọi là “Chợ tỉnh” là thế. Còn bên Kỳ Lừa, hiện vẫn còn phố chợ Kỳ Lừa với Chợ đêm Kỳ Lừa, một điểm dừng chân, du lịch mua sắm thú vị của đông đảo du khách.
Giếng tiên- Chùa Tiên
Chùa Tiên còn gọi là chùa Song Tiên,cách cầu Kỳ Cùng khoảng nửa cây số, trên đường đi Mai Pha, có núi đá hình voi nhô lên giữa cánh đồng. Đó là núi đại tượng, nơi đây có động chùa Tiên.Sự tích của chùa qua các chuyện kể dân gian đều tập trung vào Ông Tiên ngự trên núi, đã dẫm chân xuống đá biến thành giếng Tiên có đầy nước trong vắt cho dân làng dùng trong những năm hạn hán. Có truyền thuyết khác kể về hai ông Tiên ngồi đánh cờ đến sáng không về trời, đã hóa đá…
Chùa nằm trong động, chính giữa thờ chư Phật, Bồ tát. Cung bên phải thờ vị anh hùng Trần Hưng Đạo, cung bên trái thờ Thánh Mẫu. Động còn giữ bút tích của Ngô Thì Sĩ ghi trên bia đá bài Trấn doanh bát cảnh (tám cảnh đẹp của xứ Lạng).Trong chùa hiện còn lưu giữ khá nhiều hiện vật có giá trị, đó là hệ thống văn bia, tượng Phật – Mẫu có niên đại – nghệ thuật cao trong các đồ thờ tượng khác như: chuông, hoành phi, câu đối…
Ngoài những điểm đến hấp dẫn và kỳ thú trên, khi đến với xứ Lạng , ta còn được thăm các bản làng của người dân tộc, cùng nghe những điệu then da diết trữ tình, ngắm những cô gái Tày, Nùng, Mông sặc sữ trong chiếc váy xinh xắn.Và đặc biệt hơn chính là những món ngon xứ lạng.
tags: phuong tien giao thong, diem du lich lang son, khach san lang son,dac san lang son