skip to Main Content

Những khúc nhạc tuyệt vời của văn hóa vùng cao:chợ tình Sa Pa

Chợ được xem là một yếu tố văn hóa độc đáo và đặc sắc của các dân tộc vùng cao,.Khác với chợ ở miền xuôi chỉ có chức năng buôn bán,thì chợ miền núi còn là nơi giao lưu văn hóa, vui chơi, tỏ tình.Cái bước chân của từng đoàn người đi lên chợ nhộn nhịp, tươi vui và tưng bừng như đi trẩy hội.Sa Pa có nhiều phiên chợ, nhưng đặc sắc nhất chính là chợ tình.-nó làm phong phú thêm những điểm đến của du lịch Lào Cai

Đôi vợ chồng người Dao trong chợ tình
Đôi vợ chồng người Dao trong chợ tình

Xem thêm:

>>>Chợ tình Khâu Vai

>>>Chợ Đêm Sa Pa độc đáo những mảng màu văn hóa

>>>Kinh nghiệm  du lịch Sa Pa cho những gà ngố mới đi lần đầu

>>>Chinh phục nóc nhà Đông Dương- đỉnh Phan Xi Păng kỳ vĩ.

Nếu nói là độc đáo nhất thì chợ tình Khâu Vai ở Hà Giang là lớn nhất nhưng ở Sa Pa ,Lào Cai cũng không kém phần sôi động.Chợ tình được hiểu là nơi để gặp gỡ, trao đổi tình cảm.Là nơi nam nữ trao duyên .Ở Sa Pa chợ được tổ chức vào  tơi thứ 7 mỗi tuần,đi vào trong tâm thức của người dân tộc.Cái tuổi cập kê yêu đương mà không đi chợ tình thì đâu còn ký ức đẹp của tuổi thanh xuân.

Trong phiên chợ tình, chàng trai thổi những bản khèn để tỏ tình với cô gái
Trong phiên chợ tình, chàng trai thổi những bản khèn để tỏ tình với cô gái

Caí nét đẹp chợ tình nằm ở “cái tình” của phiên chợ.Nói như các người Bắc nói “Lúng liếng là lúng liếng ơi,câu ca năm ấy làm tôi bồi hồi,ngọt như một hạt mưa rơi, nhẹ như mây trắng làm tôi bồi hồi”.Cái tình trong ánh mắt của tuổi trẻ khiến bao người khao khát.

Những chàng trai cầm đàn vài đài catseet lên phiên chợ để mở cho cô gái nghe, nếu thích cô nào sẽ tặng quà cho cô gái ấy
Những chàng trai cầm đàn vài đài cassette lên phiên chợ để mở cho cô gái nghe, nếu thích cô nào sẽ tặng quà cho cô gái ấy

Chợ tình không có người mua kẻ bán, mà đến nơi đây,họ mong muốn tìm được một nửa của cuộc đời mình. giữa vùng khí hậu mát mẻ,chiều lòng người, phiên chợ tình tấp nập nhộn nhìn với màu sắc tươi đẹp của những cô gái dập dìu nhau về chợ.Từ những con đường, những cô gái Mông, Dao, Sán Dìu cùng những chàng trai ở tuổi đôi mươi sung sức trở về trung tâm thị trấn, ngay trước sân nhà thờ.Ngay ở nhà thờ, những bộ váy áo sặc sỡ làm nổi bật cả một không gian, họ chọn cho mình những bộ quần áo đẹp nhất, ưng mắt nhất thể hiện văn hóa của dân tộc mình, trên người đeo những khuy bạc,lắc bạc cùng nhua thổi khèn, múa hát.

Những chàng trai, cô gái nhảy múa trong chợ tình
Những chàng trai, cô gái nhảy múa trong chợ tình

Ở một góc khác, cũng có một vài chàng trai xúm quanh các cô gái, đưa cho các cô những chiếc máy catssette để ghi âm những khúc hát tỏ tình bằng tiếng dân tộc.Rồi màn đêm xuống. Sau những bụi cây và cả trên ngọn núi cao tít kia là những âm thành mời gọi lúc trầm, lúc bổng của khèn lá, khèn môi bồng bềnh trong đêm.Theo phong tục của người Dao,không cấm người đã có vợ, có chồng đi tìm bạn tình cũ, đó là cách họ tôn trọng nhau trong cuộc sống, thể hiện sự  tự do tình cảm trong 1 ngày.Hấp dẫn hơn nữa là có những tiếng reo theo mỗi bước chân, từ những chùm lục lạc đồng xinh xắn đính trên những chiếc khăn choàng đầu.

Những bé gái 13-14 tuổi cùng các mẹ, các chị lên chợ tình cho quen
Những bé gái 13-14 tuổi cùng các mẹ, các chị lên chợ tình cho quen

Ðối tượng của họ là những chàng trai người Dao trong trang phục áo Chàm, khăn cùng màu, tay đeo đồng hồ và vai khoác chiếc đài cassette.Con gái 13-14 tuổi đi theo các chị, các mẹ để làm quen.Những cô gái trẻ, đẹp thường được rất nhiều chàng trai để ý. Họ vây quanh, mở cassette cho cô gái nghe hoặc tán tỉnh .Những cô gái thấy có người lạ đến thẹn thùng lấy ô che mặt nhưng vẫn hát những giai điệu tỏ tình run run.Chàng trai sẽ tặng quà cho cô gái mình thích,nhưng cô gái nào không ưng bụng thì bỏ quà lại và chạy, rồi bị những chàng trai kia “nắm tay” lại mà theo cách hiểu của người miền núi là một kiểu tỏ tình mãnh liệt.Ch tới khi “ưng bụng” một anh chàng nào đó thổi kèn hay thì cô gái sẽ dúi vào túi chàng trai một vật đính ước.

Những hình ảnh quen thuộc trong phiên chợ tình vào tối thứ 7 tại sân nhà thờ cổ Sa Pa
Những hình ảnh quen thuộc trong phiên chợ tình vào tối thứ 7 tại sân nhà thờ cổ Sa Pa

Vật đính ước có thể làm chiếc nhẫn,vòng tay,vòng cổ.Khi đó các chàng trai sẽ ồ lên ngạc nhiên rồi tản ra.Còn cô gái sẽ thẹn thùng chạy về bên đám bạn gái của mình.Một lúc sau khi yên tĩnh trở lại, 2 đến 3 bạn của cô gái sẽ “gửi gắm” cô gái ấy co chàng trai, rồi hai người đưa nhau đi trò chuyện,và việc họ đi đâu chỉ có những cây trong rừng mới biết được.Rồi đường về dường như ngăn lại khi hôm sau chàng trai cô gái về, bao nhiêu tâm tư tình cảm còn gói lại ở trong ánh mắt, trong lời nói, nụ cười thẹn thùng, hẹn hò phiên chợ tuần sau.

Chợ tình được du khách thích thú về tham dự và chụp ảnh
Chợ tình được du khách thích thú về tham dự và chụp ảnh

Không chỉ dành cho những đôi trai gái đến tuổi cập kê đến đây để được thần Crus (thần tình yêu) bắn tim mà còn cả những đôi vợ chồng lên đây hâm nóng tình cảm, có những người một thời tuổi trẻ không đến được với nhau tìm về để chia sẻ, gặp gỡ…tất cả điều đó tạo nên nét đẹp của người vùng cao, trong đó đặc sắc nhất là người Mông, Dao, Gíay ….

Chợ tình Sa Pa thể hiện bản sắc văn hóa vùng núi cao đọc đáo, là cách thức để con người teeisn tới tình cảm chân thật nhất
Chợ tình Sa Pa thể hiện bản sắc văn hóa vùng núi cao đọc đáo, là cách thức để con người teeisn tới tình cảm chân thật nhất

Chính phiên chợ tình độc đáo hàng tuần đã gieo duyên cho bao chàng trai cô gái nên duyên vợ chồng, tự tự do hôn nhân và yêu đương làm nên bản sắc văn hóa riêng nơi đây.Bởi thế, du khách rất thích thú đi chợ tình, để được khám phá cái độc và lạ, nơi chợ không phải để buôn bán mà là nơi trao đổi tình cảm, tìm bạn đời.

Tags:phuong tien giao thong, khach san lao cai, diem du lich lao cai,dac san lao cai

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

09 3844 3855