skip to Main Content

Núi Pác Tạ từ truyền thuyết đến hiện tại

Nếu bạn về với vùng đất sơn thủy Nà Hang, ngoài cảnh đẹp hữu tình, nơi đây còn nổi tiếng với ngọn núi Pác Tạ, ngọn núi cao nhất ở huyện Na Hang. Núi Pác Tạ có hình con voi uy nghiêm, thoắt ẩn, thoắt hiện trong mây vờn bên hồ thủy điện Tuyên Quang, núi Pác Tạ nguồn cảm hứng cho các nhà văn và nghệ sĩ , du khách sáng tác thơ ca, hội họa và nhiếp ảnh.

Núi Pác Tạ hay còn có tên gọi khác là núi Xa Tạ, Núi Voi
Núi Pác Tạ hay còn có tên gọi khác là núi Xa Tạ, Núi Voi

Trong tiếng Tày, núi Pắc Tạ có nghĩa là “vú của trời”, hay còn có tên gọi khác là núi Xa Tạ, Núi Voi. Kỳ lạ thay, mỗi góc nhìn núi lại hiện lên hình dáng khác nhau. Có góc thấy con voi trầm ngâm, có góc thấy nậm rượu khổng lồ, thoắt hiện trong mây vờn bên hồ thủy điện Tuyên Quang. Từ xa xưa đến nay, núi Pác Tạ vẫn được coi là biểu tượng về “phong cảnh, tâm linh, sức vươn” của mảnh đất, con người vùng cao Nà Hang.
Kể từ khi tích nước, hồ thủy điện Tuyên Quang trở thành một vùng rộng 8.000 ha với cảnh quan thiên nhiên làm say đắm lòng người. Phóng tầm mắt xa xa, du khách sẽ thấy núi Pác Tạ soi bóng dưới mặt hồ. Ngọn núi “bí ẩn” này gắn liền với truyền thuyết từ xa xưa để lại. Chuyện kể lại năm đó, có giặc ngoại xâm vào xâm chiếm, bà con địa phương tập trung tất cả binh lực dồn cho cuộc chiến đấu giữ nước, trong đó có đàn voi đã được thuần dưỡng. Thế nhưng, trong đàn voi có một con voi đực to khỏe nhất đàn, không ai thuần dưỡng được. Bao nhiêu tướng lĩnh giỏi phải bó tay.

Núi Pắc Tạ gắn liền với truyền thuyết "voi rượu" cục kỳ thú vị
Núi Pắc Tạ gắn liền với truyền thuyết “voi rượu” cục kỳ thú vị

Trong bản có một người dũng cảm xin đảm nhận công việc thuần dưỡng voi bằng cách cho voi uống rượu. Đến ngày xuất trận, “voi rượu” hùng dũng xông ra trận tiền phá tan đội hình quân giặc. Chiến thắng trở về, “voi rượu” được nhà vua phong làm “Voi Quận công” và mở yến tiệc linh đình chiêu đãi tướng sỹ. “Voi rượu” hút hết nậm rượu này đến nậm rượu khác. Say quá, “voi rượu” tắt thở. Nhưng kỳ lạ thay, voi chết mà vẫn đứng sừng sững uy nghiêm, dáng vẻ hùng dũng như lúc xung trận. Đêm ấy, trời mưa tầm tã, gió rít ào ào như bày tỏ niềm tiếc thương của dân bản đối với “voi rượu”. Sáng hôm sau, người ta thấy cả voi và nậm rượu đã hóa đá, khối đá ấy mỗi ngày một lớn dần lên thành ngọn núi Pác Tạ như ngày nay.
Nằm dưới chân núi Pắc Tạ có dấu tích của một ngôi đền cổ. Tương truyền, vào đời Trần có người thiếp của tướng quân Trần Nhật Duật theo chồng đi kinh lý vùng sông Gâm và sông Năng. Trên đường về, thuyền chở người thiếp bị gặp nạn. Do nước quá sâu, lại chảy xiết nên không thể cứu vớt được nàng.

Đền Pắc Tạ nằm dưới chân núi Pắc Tạ, tương truyền là nơi thờ người thiếp của tướng quân Trần Nhật Duật
Đền Pắc Tạ nằm dưới chân núi Pắc Tạ, tương truyền là nơi thờ người thiếp của tướng quân Trần Nhật Duật

Cũng từ truyền thuyết này, khi chưa tìm thấy xác người thiếp, Tướng Trần Nhật Duật ban bố lệnh cho các dòng họ trên miền đất cổ Na Hang, hễ dòng họ nào tìm được xác người thiếp kia thì được ban ruộng nương, châu báu, được lập đền, trông coi và thờ phụng. Rất nhiều dòng họ ở vùng Na Hang và cả vùng Chiêm Hóa kéo nhau đi tìm để lập công. Cuối cùng chỉ có người họ Ma tìm được xác của nàng và mai táng bên bờ sông Năng dưới chân núi Pắc Tạ. Ngôi đền thờ người thiếp được dựng ngay gần nơi chôn cất để tưởng nhớ người thiếp của tướng quân Trần Nhật Duật. Đền Pác Tạ mọc lên từ đấy.
Khởi nguyên, đền Pác Tạ nằm trên một doi đất bên hữu ngạn sông Năng phía đối diện với vị trí hiện nay. Đền được dựng với kết cấu 3 gian 2 chái bằng tranh, tre, nứa, lá – vật liệu được khai thác tại địa phương. Nhưng đến một hôm, trời nổi cơn giông lớn, mái đền bị gió cuốn bay qua sông sang dẻo đất cao đối diện, dưới chân núi Pác tạ. Nhân dân địa phương cho rằng đây là ý của “ Đức Thánh Mẫu” nên từ đó ngôi đền được dựng khang trang, bề thế dưới ngọn núi Tạ sơn huyền sử. Tới năm 1959, trong khi đốt nương, do vô ý người dân đã làm cháy toàn bộ ngôi đền, đến nay chỉ còn lại là dấu tích nền xưa.Đền Pắc Tạ nằm ở địa thế cao, bằng phẳng dưới chân núi Pắc Tạ. Cửa đền quay về hướng nam, trông ra dòng sông Gâm theo thuyết phong thủy “Tiên minh đường hữu hậu chẩn” ở thế đất địa linh “sơn kỳ thủy tú”.

Núi và đèn Pắc Tạ là điểm du lịch không thể thiếu khi đến Nà Hang
Núi và đèn Pắc Tạ là điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến Nà Hang

Sự kết hợp giữa cảnh sắc thiên nhiên với nhịp sống con người miền sơn cước tạo nên cảnh sắc sơn thủy hữu tình. Đến với Nà Hang, theo kinh nghiệm du lịch Tuyên Quang, khi chèo thuyền vãn cảnh, các bạn hãy ghé vào đền, thắp nén hương thơm lên bàn thờ người thiếp xấu số của tướng quân Phạm Nhật Duật.
Ngày nay, núi Pắc Tạ và đền Pắc Tạ là điểm du lịch Tuyên Quang phát triển loại hình sinh thái, tâm linh hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Tags: phuong tien giao thong, diem du lich tuyen quang, khach san tuyen quang,dac san tuyen quang

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

09 3844 3855