Phố cổ Hà Nội – nét đẹp lưu giữ ngàn năm
Thạch Lam từng viết: “Người Pháp có Paris, người Anh có London, người Tàu (Trung Quốc) có Thượng Hải…Trong các sách vở, trên các báo chí, họ nói đến thành phố của họ một cách tha thiết, mến yêu…”
“Chúng ta cũng có Hà Nội, một thành phố rất nhiều vẻ đẹp vì Hà Nội đẹp thật và cũng vì chúng ta mến yêu. Yêu mến Hà Nội với tâm hồn người Hà Nội cũng như người Paris chính hiệu yêu mến Paris…”( trích: Hà Nội băm sáu phố phường).
Từ nửa cuối thế kỷ 19, trong dân gian ta đã lưu truyền ở Hà Nội có 36 phố phường và 5 cửa ô.Vị trí của Phố Cổ nằm ở phía bắc và tây của quận Hoàn Kiếm. Bên ngoài khu vực là vòng thành Đại La có trổ các cửa ô. Thời này, dân cư từ các làng quanh đồng bằng Bắc Bộ tụ tập về đây sinh sống, tạo thành khu phố đông đúc nhất kinh thành. Bao gồm 36 phố phường .Phường ở đây là phường thợ. Thợ thủ công từ các làng nghề quanh kinh thành Thăng Long xưa tụ tập về đây và tập trung theo từng khu vực chuyên làm nghề của mình khiến các phố nghề ngày càng phát triển. Phố nào cũng ồn ào, náo nhiệt cảnh mua bán, lao động như một làng nghề thu nhỏ. Và chính sản phẩm được buôn bán đã trở thành tên phố, mang chữ “Hàng” phía trước. Họ bán cùng mặt hàng theo kiểu “buôn có bạn, bán có phường” .Hiện nay, một số phố vẫn còn bán các sản phẩm truyền thống như phố Hàng Mã, Hàng Tre, Hàng Thiếc, Thuốc Bắc,…
Đặc trưng nổi tiếng nhất của khu phố cổ Hà Nội là các phố nghề tập trung theo từng khu vực. Các thuyền buôn có thể vào giữa phố để buôn bán trao đổi, khiến các phố nghề càng phát triển nhộn nhịp và đông đúc. Và chính sản phẩm được buôn bán trở thành tên phố, với chữ “hàng” phía trước, nghĩa là chuyên bán buôn mặt hàng đó. như như: hàng Ngang, hàng Đào, hàng Chiếu, hàng Tre, hàng Đường, hàng Bạc, hàng Buồm, hàng Trống, hàng Mành,..
Đến đời Lê, dần dần đã có một số Hoa kiều buôn bán ở đây, hình thành thêm các khu phố người Hoa. Lúc bấy giờ, giữa khu phố cổ Hà Nội có một số đầm hồ, lớn nhất là hồ Thái Cực. Đến cuối thế kỉ 19 thì các đầm hồ đó bị lấp, nhưng vẫn còn để lại dấu tích qua các địa danh: Hà Khẩu, Giang Khẩu, Cầu Gỗ, Cầu Đông.

Thời Pháp thuộc, khu phố cổ Hà Nội được quy hoạch và bắt đầu có sự thay đổi, đường phố được nắn lại, có hệ thống thoát nước, có hè phố, đường được rải nhựa và có hệ thống chiếu sáng, nhà cửa hai bên đường phố được xây gạch lợp ngói. Bên cạnh những nhà cổ mái ngói xuất hiện các ngôi nhà có mặt tiền được làm theo kiểu cách Châu Âu. Thời này, người Ấn, người Pháp cũng đến đây buôn bán, hình thành nên sự đa dạng văn hóa và sắc tộc tạo nên sự giao thoa văn hóa mạnh mẽ. Hai chợ nhỏ lúc bấy giờ cũng được giải tỏa để lập chợ Đồng Xuân mà ngày nay là chợ đầu mối của Hà Nội, và đường ray xe điện Bờ hồ – Thụy Khuê thời đó cũng chạy xuyên qua .đường phố được nắn lại, có hệ thống thoát nước, có hè phố, đường được rải nhựa và có hệ thống chiếu sáng, nhà cửa hai bên đường phố được xây gạch lợp ngói. Bên cạnh những nhà cổ mái ngói xuất hiện các ngôi nhà có mặt tiền được làm theo kiểu cách Châu Âu.
Người Hà Nội xưa đã sáng tác bài ca dao sau để miêu tả các phường trong phố cổ.
Rủ nhau chơi khắp Long thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai.
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Bài, Hàng Khay
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giày
Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn
Phố Mới, Phúc Kiến, Hàng Than
Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Than, Hàng Đồng
Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông
Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè
Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre
Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà
Quanh đi đến phố Hàng Da
Trải xem phường phố thật là cũng xinh
Phồn hoa thứ nhất Long Thành
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ
Bút hoa xin chép nên thơ lưu truyền.
Một đặc trưng nữa của khu phố cổ Hà Nội là kiến trúc nhà cổ với nhà dạng ống, mái ngói nghiêng, mặt tiền là cửa hàng buôn bán. Những ngôi nhà này chủ yếu được xây dựng vào thế kỉ 18-19. Người Hà Nội đã bố cục khéo léo hệ thống các phòng, gác lửng, sân trong đáp ứng nhu cầu đa dạng của cuộc sống. Nhờ thế tuy không nhà không lớn nhưng mỗi ngôi nhà cổ Hà Nội vẫn có diện tích đủ để làm nơi bán hàng, làm hàng, nơi thờ cúng, tiếp khách, nơi ngủ, hóng mát…
Khu phố cổ Hà Nội là một quần thể kiến trúc độc đáo, mang nặng bản sắc dân tộc Việt, có sắc thái đặc trưng của một khu dân cư sản xuất chủ yếu là nghề thủ công truyền thống. Nơi đây diễn ra đồng thời nhiều hoạt động trong đời sống hằng ngày của cư dân đô thị như sinh sống, bán hàng sản xuất, lễ hội, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, tạo nên một sức sống mãnh liệt để khu phố cổ tồn tại vĩnh viễn và phát triển không ngừng.

Đến với khu phố cổ Hà Nội, du khách luôn bị hấp dẫn bởi những giá trị văn hoá truyền thống chứa đựng trong khoảng 100 công trình kiến trúc lâu đời gồm đình, đền, chùa, hội quán. Điển hình trong các di tích lịch sử và văn hoá này là ngôi đền Bạch Mã ở phố Hàng Buồm, được coi là một trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long. Khu phố cổ Hà Nội từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX cơ cấu đô thị trở nên dày đặc hơn. Khu phố cổ được mở rộng tập trung theo hướng trung tâm của khu phố.
Hiện nay một số con phố cổ nguyên có chữ Hàng nhưng đã được mang tên mới như Hàng Cỏ (tức phố Trần Hưng Đạo ngày nay), Hàng Đẫy (Nguyễn Thái Học), Hàng Giò (Bà Triệu phía gần Hồ Hoàn Kiếm), Hàng Lọng (Đường Nam bộ rồi Lê Duẩn), Hàng Nâu (Trần Nhật Duật), Hàng Kèn (Quang Trung), Hàng Bột (Tôn Đức Thắng).
Phố cổ Hà Nội là di sản văn hóa vật thể có giá trị văn hóa và du lịch rất lớn. Ngày nay được các cấp chính quyền và người dân quan tâm, bảo vệ, gìn giữ và là một phần không thể thiếu của Hà Nội nghìn năm văn hiến, thu hút nhiều khách du lịch.