Thành phố Thái Nguyên
“Về đây hôm nay ta nhớ ngày xưa, Thái nguyên ơi biết mấy tự hào
Truyền thống đấu tranh vọng đến hôm nay
Thái nguyên ơi ngày nay xây đời mới
Ánh sáng điện nhà máy thép gang, Những cánh đồng hương thơm lúa mới”
Thái Nguyên, nổi tiếng với gang thép từ bao đời.Du lịch Thái Nguyên về với thành phố xinh đẹp, năng động và không ngường đổi mới.
- Những điểm du lịch Thái Nguyên hấp dẫn du khách về tham quan
- Những phương tiện giao thông cần biết khi đi du lịch Thái Nguyên
- Khách sạn, nhà nghỉ ở Thái Nguyên
1.Vị trí địa lý thành phố Thái Nguyên
Thái Nguyên là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Thái Nguyên, là một trong những thành phố lớn nhất ở miền Bắc, chỉ sau Hà Nội và Hải Phòng về dân số,nằm bên bờ sông Cầu. Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên (trước kia thuộc tỉnh Bắc Thái), trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học – kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi phía Bắc.Thành phố cách thủ đô Hà Nội 80 km, phía bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương, phía đông giáp thành phố Sông Công, phía tây giáp huyện Đại Từ, phía Nam giáp thị xã Phổ Yên và huyện Phú Bình.
Thành phố có khí hậu đặc trưng của vùng cận nhiệt đới ẩm, mùa đông lạnh,khô, mùa hè nóng bức, mưa nhiều.
2.Lịch sử hình thành thành phố Thái Nguyên
Năm 1831, nhà Nguyễn điều chỉnh lại địa giới hành chính, cắt huyện Thiên Phúc (vùng đất huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội ngày nay) về tỉnh Bắc Ninh, thủ phủ của trấn Thái Nguyên được chuyển từ xã Bình Kỳ, huyện Thiên Phúc về thành Đồng Mỗ, thuộc huyện Đồng Hỷ (nay là một phần vùng đất thuộc các phường Trưng Vương và Túc Duyên, thành phố Thái Nguyên). Dưới thời Pháp thuộc, từ năm 1884 đến đầu Thế kỷ XX, cùng với việc tăng cường bộ máy đàn áp, mở rộng các cơ sở dịch vụ, thành phố Thái Nguyên được thực dân Pháp mở rộng thành thị xã Thái Nguyên và phát triển dân về phía Tây nam, bao gồm phần đất có diện tích tương ứng với phường Trưng Vương, một phần các phường Túc Duyên, Hoàng Văn Thụ và Phan Đình Phùng ngày nay. Sau Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, thị xã Thái Nguyên là tỉnh lỵ tỉnh Thái Nguyên.
Năm 1956, khu Tự trị Việt Bắc được thành lập, thị xã Thái Nguyên vừa là tỉnh lỵ tỉnh Thái Nguyên, vừa là Thủ phủ của Khu Tự trị Việt Bắc.Ngày 21 tháng 4 năm 1965 của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn sáp nhập thành tỉnh Bắc Thái, thành phố Thái Nguyên là tỉnh lỵ tỉnh Bắc Thái
Ngày 6 tháng 11 năm 1996 của Quốc hội khóa IX, tỉnh Bắc Thái được tách thành 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn, thành phố Thái Nguyên là tỉnh lỵ tỉnh Thái Nguyên.
Cho đến nay, sau nhiều lần chia tách và sát nhập, thay đổi địa giới hành chính,Thành phố Bắc Ninh có 19 phường và 8 xã, đang được quy hoạch để trở thành thành phố lớn, có vị trí chiến lược về kinh tế, xã hội trong cả nước.
3.Danh lam thắng cảnh thành phố Thái Nguyên
Đến với thành phố Thái Nguyên, một thành phố trẻ và năng động.Khác với các thành phố lớn ở đồng bằng,thành phố Thái nguyên mang dáng vẻ của một thành phố vùng trung du miền núi phía Bắc, một thành phố bên sông Cầu. Điều đó đã được thể hiện qua các công trình mang tính lịch sử có những đặc trưng riêng như: Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ,Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Thái Nguyên,..
Cùng với đó là các công trình mới liên tục được mọc lên như: Nhà hát ca múa nhạc dân gian Việt Bắc, các khu chung cư cao tầng,Tháp tài chính FCC, Tòa nhà Kim Thái,.. Tất cả đã tạo nên một thành phố Thái Nguyên với một bộ mặt mới ngày càng hiện đại hơn. Trong tương lai, thành phố Thái Nguyên sẽ tiếp tục chỉnh tranh đô thị khang trang hơn với các dự án và công trình đã và đang triển khai như: Dự án đô thị hai bên bờ sông Cầu kết hợp chỉnh trị lũ sông Cầu, Trung tâm thương mại Vincom, Khu nhà ở HUDS Đồng Bẩm, Khu đô thị Picenza 1 và 2,… Các công trình này được hứa hẹn là sẽ tạo điểm nhấn, tạo thế và lực mới cho sự phát triển năng động của thành phố Thái Nguyên trong tương lai.
4.Đặc sản thành phố Thái Nguyên
Là thành phố lớn trung tâm của vùng trung địa bàn có nhiều dân tộc cùng sinh sống,cư dân trong tỉnh lại có nguồn gốc đa dạng nên ẩm thực tại thành phố Thái Nguyên cũng khá phong phú.Chúng ta phải kể đến các món thịt rừng , thịt lợn nướng…
Không chỉ thế, thành phố còn tập trung nhiều món ngon của các dân tộc như xôi ngũ sắc,cơm lam,bánh chưng ,trám đan Hà Châu,tương nếp Úc Kỳ,nem chua Đại Từ,mỳ gạo Hùng Sơn,tôm cuốn Thừa Lâm, bánh Coóc Mò…cùng những món ngon hiện đại khác trong các nhà hàng, quán ăn.
Đặc biệt là quê chè có thương hiệu,Chè (Trà) Thái Nguyên nổi tiếng trên khắp Việt Nam và được tôn vinh là một trong hai loại trà ngon nhất nước và cũng được mệnh danh là “Thủ đô Chè Việt Nam”. Trong đó, trà tại vùng Tân Cương, một xã phía tây thành phố Thái Nguyên được đánh giá cao nhất. Đến thành phố Thái Nguyên, du khách được thưởng thức những tách trà ngon và mùa những gói trà về làm quà cho gia đình và bạn bè.
5.Đơn vị hành chính thành phố Thái Nguyên
Thành phố Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, văn hóa và nghiên cứu lớn thứ 3 nước ta sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.Chính về thế, nơi đây mọi dịch vụ lớn nhỏ đều rất phát triển, với nhiều khu công nghiệp, chế tác lớn ,cùng hơn 10 trường đại học, cao đẳng lớn, 19 các bệnh viện đa khoa trung ương, tỉnh,thành phố huyện với trang thiết bị hiện đại, đảm bảo mọi nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân.Trong đó:Thành phố có 1 tổng đài điện tử và nhiều tổng đài khu vực. Mạng lưới viễn thông di động đã và đang được đầu tư đồng bộ hoàn chỉnh, trên địa bàn thành phố đã được phủ sóng và khai thác dịch vụ thông tin di động bởi 6 mạng di động: Viettel, Gmobile,Vinaphone, Mobifone, Vietnamobile và Sfone.Nhiều văn phòng báo chí tỉnh và văn phòng đại diện,đài phát thanh truyền hình,7 trường đại học,10 trung tâm nghiên cứu trực thuộc đại học Thái Nguyên.Ngoài ra còn nhiều trường đại học, cao đẳng,trung cấp khác trên dịa bàn đáp ứng nhu cầu cung cấp nguồn nhân lực cho các công ty, khu công nghiệp.
Nhiều ngân hàng lớn có trụ sở tại Thái Nguyên với dịch vụ cao cấp, phục vụ người dân, các doanh nghiệp,du khách đi du lịch Thái nguyên…
6.Phương tiện giao thông thành phố Thái Nguyên
Để đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, phương tiện giao thông và cơ sở hạ tầng ở thành phố Thái Nguyên hiện đại, là tuyến đường quan trọng trong huyết mạch phát triển kinh tế phía bắc.
Đường bộ :Thành phố Thái Nguyên là một đầu mút giao thông với 3 đường Quốc lộ đi qua gồm: Quốc lộ 3 (đi Hà Nội về phía Nam, đi Bắc Kạn về phía Bắc), Quốc lộ 37 (đi Tuyên Quang về phía Tây, đi Bắc Giang về phía Đông), Quốc lộ 1B (đi Lạng Sơn). Ngoài ra còn có tuyến đương tránh TP.Thái Nguyên đảm bảo lưu thông không bị tắc ngẽn trong trung tâm thành phố.
Đường sắt:Thành phố Thái Nguyên có 2 hệ thống đường sắt chính: Hà Nội – Quan Triều và Lưu Xá – Kép, ngoài ra còn có tuyến Quan Triều – Núi Hồng chuyên dùng để chở khoáng sản.
Thành phố Thái Nguyên cách thủ đô Hà Nội 80 km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km. Ngoài ra thành phố còn là cửa ngõ đi các tỉnh Đông Bắc như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn.
Ngoài ra, trong thành phố có nhiều tuyến xe buýt, taxi, xe ôm và nhiều lại hình khác cho du khách lựa chọ khi tham quan, khám phá cảnh đẹp ở thành phố Thái Nguyên.
7.Cảm nghĩ về thành phố Thái Nguyên
Thành phố Thái Nguyên là mọt thành phố lớn, đang ngày càng vươn lên mạnh mẽ, phát triển vượt bậc toàn diện.Không chỉ thu hút đầu tư mà nơi đây là trung tâm nghiên cứu khoa học lớn.Đến thành phố Thái nguyên ngày nay, chúng ta sẽ phải ngạc nhiên bởi sự thay da đổi thịt.
Tags: phuong tien giao thong, khach san thai nguyen, diem du lich thai nguyen,dac san thái nguyen