skip to Main Content

Tìm hiểu đôi nét tục “cướp vợ” người Mông ở Sơn La

Tục “kéo vợ” hay còn gọi là “cướp vợ”, “cướp dâu” là nét riêng độc đáo trong hôn nhân của người Mông. Nó chứa đựng các yếu tố nhân văn, được xử lý linh hoạt trên cơ sở đoàn kết thương yêu thắm đượm nét văn hoá độc đáo của dân tộc này.Lên du lịch Sơn La vào những ngày chợ phiên, chợ tình hoặc ngày tết đọc lập, bạn sẽ được khám phá nét đọc đáo của tộc lệ này.

Khi những rừng mơ nở trắng,đối với các nam thanh nữ tú người Mông thì mùa cưới lung linh sắc màu thổ cẩm rộn lên khắp các bản làng Tây Bắc đã đến.Đây cũng là dịp để thanh niên nam nữ Mông có cơ hội gặp gỡ, tìm hiểu nhau, đó có thể là các phiên chợ cuối năm, hội hè trong những ngày Tết hay đơn giản chỉ là những buổi đi lấy củi, địu nước chuẩn bị cho một năm mới… Khi đôi trai gái đã ưng ý và thề nguyền đi đến hôn nhân thì họ sẽ về thưa chuyện với bố mẹ và dòng họ để định ngày “kéo vợ”.

Một cảnh ắt vợ ở Sơn La
Một cảnh ắt vợ ở Sơn La

Từ xa xưa, con trai, con gái Mông chỉ nghe theo tiếng gọi của trái tim, người Mông không lấy vợ lấy chồng theo kiểu “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy”. Con gái Mông đã yêu thì mãnh liệt vô cùng, nếu thích ai thì bỏ nhà bỏ cửa đi theo, mà không thích thì trâu béo, bạc nén cũng chẳng cần. Tình yêu khiến họ vượt trăm sông ngàn suối để đến với nhau. Tình yêu thành lời hát, tiếng khèn tha thiết ở những phiên chợ tình tìm bạn, trên các sườn non vách núi. Các chàng trai dùng tiếng khèn điệu hát thay cho lời tỏ tình. Người Mông có hình thức “kéo vợ” (mà ta hay gọi là cướp vợ), không giống với bất kỳ dân tộc nào. Cho dù cô gái ưng thuận, nhưng khi chàng trai “bắt”, cô vẫn cố tình giằng co để chứng tỏ danh giá của mình. Cái lý của người Mông là “để mai này sống với nhau có điều gì khúc mắc, chàng trai không được nói là “cô tự theo tôi về…”; và cô gái cũng có cớ để dỗi rằng “do anh kéo tôi về đấy chứ!”.

Dù có đồng ý thì cô gái Mông vẫn tỏ ra chống đối để sau này không phải bị mang tiếng theo về
Dù có đồng ý thì cô gái Mông vẫn tỏ ra chống đối để sau này không phải bị mang tiếng theo về

Chàng trai thổi khèn gọi người yêu mình thức dậy ra ngoài tự tình, sau khi cô gái vừa mở cửa ra ngoài gặp chàng trai thì đã bị kéo đi ngay. Nếu cô gái đồng ý đi thì im lặng, tuy nhiên cũng có người vẫn kêu bạn bè đến cứu hay gọi cha mẹ kéo trở lại. Nếu như gặp phải sự phản ứng gay gắt của người nhà gái thì hội kéo cứ thế kéo cô dâu đi, để lại người cầm trịch hát đối đáp với người nhà gái, chú rể ở lại với người cầm trịch để tạ lỗi với người nhà gái, phù dâu, phù rể cùng cô dâu về nhà trước. Khi về đến gần nhà trai, đoàn người kéo vợ cử một người chạy trước về báo với những người chờ sẵn trong nhà như bố, mẹ hay cô, chú của chú rể bắt một đôi gà, một gà mái tơ, một gà trống chưa gáy đợi sẵn ở cửa chính khi đoàn người kéo cô dâu về đến đó thì người đó làm lý gọi hồn.

Tục cướp vợ mang tính nhân văn và sự cố kết cộng đồng
Tục cướp vợ mang tính nhân văn và sự cố kết cộng đồng

Lúc đoàn người về đến cửa thì chưa vội đưa cô dâu vào nhà, người ta giữ cô dâu, chú rể ở ngoài cửa chính, người làm lý sẽ đốt ba nén hương, trên tay cầm đôi gà huơ huơ chân, cào cào từ đầu đến chân cô dâu, chú rể khi họ vừa bước vào cửa lẩm bẩm gọi hồn. Sau đó cô gái cầm tay chàng trai đi đến giữa nhà nơi đặt thần “sử cáng” để cha mẹ báo cáo thần nhập hồn vào tổ tiên dòng họ, tiếp đó trai gái bái 3 lần quỳ xuống đất và chờ bố mẹ cầu phúc, may mắn rồi chàng trai mới được đưa người yêu vào buồng nhốt ở đó 3 ngày không cho ra ngoài. Xong xuôi Nhà trai mang gà mổ thịt làm cơm tiếp đãi đoàn người đi giúp kéo cô dâu. Trong bữa cơm này nhà trai mời một người có hiểu biết, có kinh nghiệm trong tục “cướp vợ” cùng ăn cơm, sau đó giúp nhà trai sang nhà gái báo tin cho nhà gái biết, nhà trai đã kéo được con gái họ về làm dâu nhà trai. Nhà trai mang lễ vật báo tin là một gói thuốc lá tự trồng, một sừng trâu rượu. Khi người báo tin đến nhà gái, Nên gia đình nhà gái đi mời ông bác hay chú đến nhà đại diện cho nhà gái tiếp người báo tin. Người báo tin mời rượu ,mời thuốc cho người đại diện nhà gái và cả những người có mặt trong nhà gái xong, người báo tin chính thức rót hai chén rượu đưa cho người đại diện nhà gái và dạm hỏi lễ vật mà nhà gái cần thách và thời gian để làm lễ cưới. Khi đã được nhà gái công bố các lễ vật xong, người báo tin về nhà trai báo lại toàn bộ sự việc các loại lễ vật cho nhà trai, thời gian để hai bên tổ chức lễ cưới.

Nhà trai sang nhà gái để thưa chuyện
Nhà trai sang nhà gái để thưa chuyện

Khi kéo được cô dâu về, nhà trai sẽ bố trí cô dâu ngủ chung với phù dâu 3 đêm, sáng thư ba sẽ giã bánh dầy đưa cô dâu về nhà lấy quần áo thay. Đoàn người đi sang nhà cô dâu lấy đồ gồm cô dâu, chú rể, phù dâu, cha hay mẹ chú rể, khi đến nhà gái chú rể phải quỳ lậy tất cả các thành viên nhà gái để làm quen. Nhà gái tổ chức bữa cơm tiếp đãi nhà trai, tại bữa cơm này người đại diện nhà gái bà dì hay bà cô hỏi sẽ hỏi cô gái thật kỹ xem có bằng lòng về nhà trai, có sống được với nhau không? Nếu cô gái vui vẻ trả lời, đồng ý về nhà trai thì nhà gái yên tâm dọn đồ tư trang của cô gái cho cầm về nhà chồng bắt đầu một cuộc sống mới được ăn nằm chung như vợ chồng thật.Công việc chuẩn bị cho đám cưới bắt đầu. Nếu như vừa đến nhà gái người con gái buồn rầu, khóc lóc van xin cha mẹ không muốn về nhà trai thì hôn nhân chấm rứt từ đó.
Có thể nói ,hình thức “kéo vợ” của người Mông mang nhiều yếu tố tiến bộ, tình cảm mà ý nhị, kín đáo nhưng cũng dễ bị lợi dụng. Nhất là trong tình yêu đơn phương, tình cảm chỉ đến từ một phía,các cô gái có khi chưa muốn yêu và chưa muốn lấy chồng thì đã bị các chàng trai ép buộc dùng sức mạnh bắt cóc về làm vợ. Những trường hợp này đa số đều bị các dòng tộc Mông lên án và trừng phạt. Có nơi, nhà trai kéo cô gái mà cha mẹ vợ không muốn gả cho có khi cũng bị phạt tiền. Mặc dù có bị kéo về nhà trai nhưng các cô gái nhất định không chịu thì cuộc hôn nhân đó cũng chưa được tiến hành.

Tuy là một trong những phong tục tốt đẹp, tuy nhiên đôi khi nó bị lạm dụng, tạo nên hình ảnh xấu cho văn hóa Mông
Tuy là một trong những phong tục tốt đẹp, tuy nhiên đôi khi nó bị lạm dụng, tạo nên hình ảnh xấu cho văn hóa Mông

Ngày nay, đôi khi tục “kéo vợ” bị lợi dụng nhiều, tôi từng thấy cảnh cô gái vì không ưng chàng trai mà bị kéo về trên đường, bắt lên xe máy, khóc lóc van xin.Dù có nhiều người can ngăn nhưng chàng trai vẫn nằng nặc “kéo” cô gái về khiến nhiều người sợ hãi.Là nỗi ám ảnh đối với những cô gái mới lớn.Đó lá điều đáng lên án, bị cộng đồng người Mông bài trừ, nhưng nó vẫn diễn ra, đi trái với tính nhân văn , tình người của dân tộc.Chúng ta cần có cái nhìn đẹp hơn về tục “cướp vợ”, đo là nét đẹp, được xử lý linh hoạt trên cơ sở đoàn kết thương yêu, là cốt lõi để giữ gìn sự gắn bó của cộng đồng và bảo lưu các giá trị văn hóa độc đáo của người Mông.

Tags:phuong tien giao thong, diem du lịch son la,dac san son la,khach san sơn la

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

09 3844 3855