skip to Main Content

Tổ miếu Nhà Lê- Lam Kinh Thanh Hóa

Về với Thanh Hóa, quê hương của những vị vua, quê hương của những đặc sản nổi tiếng khắp cả đất nước, về để ngắm những cảnh đẹp gần xa nơi những bản làng ẩn hiện trong sương sớm ở miền tây .Chính bởi vùng đất tươi đẹp này nơi hội tụ những danh thắng có một không hai ở Việt Nam mà Thanh Hóa luôn được lòng du khách gần xa. Đặc biệt vùng đất Lam Kinh- nơi bắt đầu của thời Hậu Lê cùng những trận đánh oai hùng trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, gắn liền với bản anh hùng ca đánh đuổi giặc Minh, thu giang sơn về một mối đem lại thời kỳ bình an thịnh vượng cho dân tộc.Khu di tích Lam Kinh rộng 200 ha (nằm trên địa phận huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá).

92162499

Từ thành phố Thanh Hóa, theo tỉnh lộ 15A đi về hướng tây 51km, du khách sẽ về với vùng đất Lam Kinh cách đây sáu nghìn năm về trước cụ tổ của vua Lê đã sớm nhận ra đây vùng “đất lành chim đậu” mà dựng nhà, lập làng, xây ấp. Khi cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược nổ ra đất Lam Sơn trở thành nơi tập trung của nhiều anh hùng hào kiệt, nơi quân sỹ khắp bốn phương tề tựu về đây dựng cờ khởi nghĩa nức tiếng muôn nơi với “Hội thề Lũng Nhai”. Đất Lam Sơn trở thành kinh đô thứ 2 của triều Lê, là quê hương của dòng họ đế vương dài nhất trong lịch sử dân tộc trong suốt hơn 300 năm từ 1428 – 1788 .Đưa nước Đại Việt đạt tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến.Theo các nhà sử học, vương triều Lê có hai thái miếu, ở Thăng Long và ở Lam Kinh. Lam Kinh là thái miếu gốc. Chính vì vậy,khi đất nước thái bình, hàng năm các vua Lê đều phải hành hương về tế lễ và bái yết tổ tiên.

bia-vinh-lang-thai-to-cao-hoang-de
Bia Vĩnh Lăng

Lam Kinh được xem là vị trí địa linh nhân kiệt, phong thủy hữu tình, phía Bắc dựa vào núi Dầu (gọi là du sơn) mặt nam nhìn ra sông – có núi Chúa làm tiền án, bên tả là rừng Phú Lâm bạt ngàn cây cối, bên hữu là núi Hương và núi Hàm Rồng chắn phía Tây tất cả tạo nên một thế đất án ngữ, rồng chầu .Khu di tích lịch sử Lam Kinh rộng khoảng 30 ha, gồm lăng mộ các vị vua và hoàng hậu, đền miếu và một hành cung của các vua nhà Hậu Lê mỗi lần về bái yết tổ tiên.Thành  Lam Kinh có hình vuông, chiều dài mỗi mặt 314m, bề ngang 254m, tường thành phía Bắc hình cánh cung có bán kính 164m, thành dày 1m.Trước Ngọ môn có hai con Nghê bằng đá được chạm khắc theo văn hóa thời Lê đứng canh. Nền Ngọ môn rộng 11m dài 14,10m, có 3 cửa ra vào,cửa giữa rộng 3,6m, cửa hai bên rộng 2,74m và được bố trí ở hàng cột chính giữa. Đặc điểm của bốn cột giữa là rất lớn, đường kính chân cột đo được 78 cm. Ngọ môn có 3 gian, gian giữa rộng 4,60m, gian bên rộng 3,50m. Đây là một công trình có quy mô, được thiết kế quy củ như một kinh đô.

92249858
Một phần của Lam Kinh

Qua Ngọ môn vào đến sân rồng hay còn gọi là sân chầu. Sân trải rộng khắp bề ngang chính điện và đến sát thềm hai nhà tả vu và hữu vu .Qua sân rồng đến khu chính điện, đây là 3 toà điện lớn được xây trên nền đất rộng, cao 1,8m so với sân rồng, bề ngang 38m, chiều sâu 46m. Mặt bằng của điện bố trí hình chữ “Công”.

Sử cũ ghi năm Bính Tý (1456) vua Lê Nhân Tông đích thân đem các quan về bái yết sơn lăng ở Lam Kinh, nhà vua đã lệnh cho các đại thần đặt tên cho các điện. Từ sân rồng lên chính điện là thềm lớn, rộng 5m có 9 bậc với 3 lối lên, lối giữa rộng 1,8m, lối hai bên rộng 1,21m. Hai bên lối giữa trang trí hình rồng tạc tròn, trên đầu thể hiện một bờm, mép rồng trang trí hình râu xoắn,dưới cằm có râu dài xoắn hình vặn thừng, tay rồng giống bàn tay người nắm gọn râu phần dưới đặt trên một viên ngọc, thân uốn khúc, trên thân khắc hoa văn hình ngọn lửa trên sóng xoắn.

 

khu_di_tch_lam_kinh-thanh-hoa-638x400
Du khách về tham quan Lam Kinh

Ngoài phần điện Lam Kinh, thì phần quan trọng nhất là khu lăng mộ.Trong khu Sơn Lăng của triều Lê Sơ ở Lam Kinh gồm có 6 lăng của các vị vua và hoàng Hậu: Lăng vua Lê Thái Tổ  và bia Vĩnh Lăng mô tả ngắn gọn, cô đọng toàn bộ sự nghiệp và cuộc đời của vua người do Nguyễn Trãi biên soạn, lăng vua Lê Thái Tông và  lăng Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Giao (mẹ Vua Lê Thánh Tông), lăng vua Lê Thánh Tông, lăng vua Lê Hiến Tông, lăng vua Lê Túc Tông. Theo cách nhìn tinh tế của nhiều người tinh thông thuyết phong thuỷ xưa và nay, Vĩnh Lăng – nơi an nghỉ của vua Lê Thái Tổ được xem là một thế đất đẹp,là điểm huyệt quan trọng và thần diệu nhất trong khu sơn lăng có vượng khí tốt tươi, núi sông kỳ tú . Trong Sơn lăng,bố cục và phong cách mai táng của mỗi lăng và mỗi văn bia mang một kiểu dáng khác nhau nhưng tất cả đều toát lên vẻ giản dị, gần gũi, tôn nghiêm, tự nhiên và trang nhã.

Giờ đây, Lam Kinh trở thành vùng đất thiêng canh giữ giấc ngủ ngàn thu của các bậc đế vương và hoàng hậu triều Lê, là biểu tượng tinh thần của dân tộc Việt  với truyền thống uống nước nhớ nguồn.Ít ở nơi nào lại có hai vua như Thọ Xuân, Thanh Hóa. Trước là vua Lê Hoàn (thời Tiền Lê) và sau đó là Lê Lợi (thời Hậu Lê). Qủa là một điều đáng tự hào khi là người con của xứ Thanh.

cau-bach
Cầu Bạch

Từ Hà Nội, du khách đi dọc đường Hồ Chí Minh, đến địa phận huyện Thọ Xuân, rẽ trái qua cầu Lam Kinh bắc qua sông Chu là đã về với đất tổ Lam Kinh.

Không chỉ về để tưởng nhớ vị vua anh minh của dân tộc mà về đây du khách còn được nghe những sự tích ngọc, những câu chuyện gắn với cuộc đời và sự nghiệp của vua Lê thái Tổ Lê Lợi. Là câu chuyện về một nhà sư già mách Lê Lợi táng linh xa vào mảnh đất hình quốc ấn nơi phát ngôi Thiên tử. Chuyện về cây gươm thần do Lê Thận, người dân chài lưới trên sông dâng tặng, 10 năm theo Lê Lợi tung hoành trận mạc thắng trận trở về, để rồi sau khi đất nước thanh bình trả lại Rùa vàng làm nên sự tích Hồ Hoàn Kiếm giữa lòng thủ đô. Chuyện về lá rau cải in hình quả Quốc ấn mà người vợ Lê Lợi làm vườn nhặt được quả ấn vàng có khắc chữ Lê Lợi đề trên lưng ấn. Chuyện về cô gái áo trắng chết nằm bên sông hóa hồ ly đánh lạc hướng kéo đàn chó ngao cùng lũ giặc Minh chạy ra khỏi nơi Lê Lợi đang ẩn nấp, cứu nhà vua một phen thoát hiểm. Chuyện về Lê Lai, lãnh tụ thứ hai của nghĩa quân, một trong số mười tám người ở Hội thề Lũng Nhai, đổi áo bào, nhận cái chết về mình, liều mình cứu chúa. Tất cả những câu chuyện đó làm tăng thêm sự linh thiêng của Lam Kinh.

Có một điều đặc biệt, Ở xứ Thanh nguời ta không nói “đến” Lam Kinh mà thường nói “về” Lam Kinh. Bởi về đây là về với ngôi nhà mình, về với khu di tích lịch sử, về với nơi khởi nguồn của những chiến tích hào hùng. Hay về Lam Kinh nơi diễn ra Hội thề Lũng Nhai vào một đêm năm Bính Thân (1416) 18 người con anh hùng của đất nước hừng hực ý chí đứng trước đống lửa ngùn ngụt cháy, thề đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi.

Với lối kiến trúc gần gũi với thiên nhiên, vẻ đẹp yên tĩnh của thành cổ điện xưa hòa vào núi rừng, không gian thanh tịnh của chốn sơn lăng chất chứa những trang sử hùng tráng của một vương triều hưng thịnh… đất Lam Kinh thực sự trở thành biểu tượng tinh thần của tổ tiên Việt, nơi hội tụ “hồn thiêng sông núi” nước Nam. Đến với Lam Kinh để rồi khi trở về, nơi đây không chỉ đơn thuần là điểm du lịch tâm linh, lịch sử, sinh thái hấp dẫn mà còn đọng lại trong mỗi chúng ta niềm tự hào dân tộc

Về Lam Kinh du khách còn được thưởng thức hương vị cay cay ngọt ngọt của chè lam Phủ Quảng, một loại bánh làm bằng bột gạo nếp, mật mía, trộn lẫn lạc và gừng  ăn vừa thơm, vừa dai, vừa ấm bụng. Và được nếm cái dẻo quạnh, đen nhanh nhánh của bánh gai Tứ Trụ,  hay cái béo ngậy, giòn thơm của cá rô Ðầm Sét rán vàng – những sản phẩm nổi tiếng của Lam Kinh.

92249253
Quang cảnh Lam Kinh

Hàng năm vào dịp tháng 8 âm lịch, lễ hội Lam Kinh lại diễn ra. Ngày giỗ của Lê Lợi (22/8/1433) được cử hành trọng thể. Mà dân gian xưa có câu “21 Lê Lai, 22 Lê Lợi’ để nhớ ngày giỗ của người.Tiếng cồng chiêng âm vang rừng núi. Các điệu múa dân gian: Múa Xéc bùa, múa đèn Ðông Anh, múa rồng uyển chuyển bay lượn đẹp mắt. Các trò chơi: Ném còn, dựng cây nêu, hát trò Xuân Phả náo nức lòng người, tạo nên không khí nhộn nhịp ,vui tươi. Đi du lịch Thanh Hóa về với cố cung, ngoài phương tiện xe máy, ô tô thì những người còn ở xa, hãy chọn cho mình dịch vụ vé máy bay giá rẻ đi Thanh Hóa để về dự lễ hội Lam Kinh. Khi xuống cảng hàng không sẽ có xe đưa đón sân này Thọ Xuân, đưa du khách từ sân bay về trẩy hội.

Do những biến cố của lịch sử và thời gian, những cuộc bắn phá, đạn bom dội xuống, nhiều lăng tẩm, di tích tại Lam Kinh bị hư hại hoàn toàn. Những năm gần đây, UBND tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng lại khu di tích dựa trên những nền móng sau một thời gian khai quật, khảo cổ. Cho đến nay, Lam Kinh trở thành một điểm du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn nhất của Thanh hóa, là khu di tích lịch sử đặc biệt cấp quốc gia của Việt Nam , nơi hội thụ hồn rừng thiêng sông núi.

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

09 3844 3855