skip to Main Content

Tổng quan về huyện Cẩm Khê

1.Vị trí địa lý huyện Cẩm Khê

Cẩm Khê là một huyện trung du, miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ. Huyện Cẩm Khê nằm ở phía hữu ngạn sông Thao. Phía Đông tiếp giáp huyện Thanh Ba, phía Tây tiếp giáp huyện Yên Lập, phía Nam tiếp giáp huyện Tam Nông, phía Bắc tiếp giáp với huyện Hạ Hòa. Cẩm Khê cách thủ đô Hà Nội 80 km và thành phố Việt Trì 40 km về phía Đông Nam.

Núi non trùng điệp ở huyện Cẩm Khê
Núi non trùng điệp ở huyện Cẩm Khê

2.Lịch Sử hình thành huyện Cẩm Khê

Xa xưa Cẩm Khê có tên là huyện Ma Khê. Ma Khê là tên ông tổ bộ tộc người Tày, họ Ma. Ma Khê được vua Hùng phong làm Lương tướng. Sắc phong “Phụ chính đại thần, đại tướng quân Ma Khê”.
Thời loạn 12 sứ quân (mười hai vua cai trị), địa bàn huyện Cẩm Khê là nơi chiếm đóng của sứ quân Kiều Thuận. Kiều Thuận đã gây dựng và cai quản trong hơn 20 năm tới khi nổi dậy xưng quân vương và bị lực lượng Hoa Lư của Đinh Bộ Lĩnh thu phục vào năm 968 và lập ra nhà nước Đại Cồ Việt.
Đến thời nhà hậu Lê huyện Ma Khê được đổi tên là huyện Hoa Khê, thuộc phủ Lâm Thao, trấn Sơn Tây. Năm 1831, nhà Nguyễn đổi tên trấn Sơn Tây thành tỉnh Sơn Tây. Năm 1841, vì kỵ huý, nhà Nguyễn đổi tên huyện Hoa Khê thành huyện Cẩm Khê (vẫn thuộc phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây). Tên Cẩm Khê được dùng từ đó cho đến ngày nay.
Sau nhiều lần chia tách và sát nhập, hiện nay huyện Cẩm Khê có 1 thị trấn Sông Thao và 30 xã.

3.Danh lam thắng cảnh huyện Cẩm Khê

Câm Khê là một huyện trung du miền núi tỉnh Phú Thọ, nơi đây có cảnh sắc núi non trùng điệp, thiên nhiên hữu tình. Du lịch Phú Thọ về huyện Cẩm Khê, các bạn sẽ được khám phá  những cánh đồng đan xen đồi núi, những con đường quanh co khiến nhiều du khách thích thú.

Đặc biệt, đến với huyện Cẩm Khê, du khách sẽ được khám phá căn cứ Tiên Động được xếp hạng Di tích Quốc gia ngày 12/2/1999 Toàn bộ di tích nằm trên xã Tiên Lương huyện Cẩm Khê. Di tích từng là căn cứ hoạt động của nghĩa quân do Ngô Quang Bích chỉ huy hưởng ứng chiếu cần vương .Tiên Động là nơi hội tụ của nhiều văn thân của cả nước đã từng qua đây bàn việc phục quốc như: Tống Duy Tân, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Thiện Thuật, Ngô Quang huy, Nguyễn Cao … và là một căn cứ, là một chiến khu phong trào Cần Vương chống Pháp đầu tiên ở Bắc kỳ.

Căn cứ tiên động ở huyện Cẩm Khê
Căn cứ tiên động ở huyện Cẩm Khê

Suối Ba Vực: Những thác nước cao 20m cùng đáy vực sâu khoảng 30m( chưa có người nào lặn tới đáy). Mùa hè tới đây chúng ta có cảm giác lạnh rùng mình.bởi không khí ở đây quanh năm mát mẻ. Đi cách đó 1km đã nghe thấy tiếng nước chảy rì rào. bây giờ (2011) tuy nguồn nước không còn phong phú như xưa (do nạn chặt phá rừng). tuy nhiên nơi đây vẫn là điểm đến nghỉ mát của nhiều du khách khắp nơi dồn về.
Ngoài ra còn có các lễ hội,các bản làng sẽ là điểm đến thú vị cho du khách gần xa.

4.Đặc sản huyện Cẩm Khê

Mảnh đất thiêng Phú Thọ nói chung và huyện Cẩm Khê nói riêng – nguồn cội của dân tộc là nơi sản sinh ra nhiều đặc sản hấp dẫn, ai lỡ nếm một lần rồi cứ bâng khuâng nhớ mãi. Đến đây, du khách sẽ được thưởng thức những món ngon thể hiện văn hóa vùng miền. Tiêu biểu như :bánh tai Phú Thọ,thịt chua, cọ Phú Ninh, trám Phú Thọ, cỏ ỏm,rêu nướng,….Đặc biệt, vùng đất này còn nổi tiếng với món rau sắng , bưởi Đoan Hùng.
Trong đó đặc biệt nhất là thịt kho trám. Món thịt kho trám được xem là món ăn truyền thống, lâu đời của người dân vùng Cẩm Khê, Phú Thọ. Món ăn này có cách chế biến đơn giản nhưng hương vị lại vô cùng thơm ngon, lạ miệng. Quả trám sau khi ngâm với nước sôi, pha muối để ra hết phần nhựa chát sẽ được vớt ra tách làm đôi và bỏ hạt. Sau đó, cho toàn bộ quả trám vào nồi thịt ba chỉ kho lên. Món ăn này hấp dẫn thực khách nhờ vị ngọt của thịt và vị bùi, thơm của quả trám.
Những món đặc sản Phú Thọ tại Cẩm Khê rất được lòng du khách, trở thành món quà biếu cho người thân, làm quà cho du khách ở xa về.

5.Đơn vị hành chính huyện Cẩm Khê

Cẩm Khê có thị trấn sông Thao là huyện lị cùng 30 xã. Huyện có cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật tốt.Nhiều trường học, bệnh viện, cơ sở y tế lớn, đáp ứng nhu cầu cơ bản của người dân.

Bệnh viện đa khoa huyện Cẩm Khê
Bệnh viện đa khoa huyện Cẩm Khê

Đặc biệt,các ngân hàng, bệnh viện, trường học cùng nhiều dịch vụ từ cao cấp đến cơ bản được đưa vào phục vụ người dân…Tuy nhiên, một số dịch vụ ở huyện còn nhiều bất cập và dịch vụ còn kém so với các thành phố lớn.

6.Phương tiện giao thông huyện Cẩm Khê

Huyện Cẩm Khê có đường giao thông thuận lợi, tạo điều cho kinh tế phát triển. Đến Cẩm Khê, du khách có thể đi bằng xe ô tô, xe khách, xe buýt ….Với tuyến đường Cao tốc Nội Bài – Lào Cai (đường cao tốc dài nhất Việt Nam) và Quốc lộ 32C bên hữu ngạn sông Hồng cùng tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai bên tả ngạn sông Hồng kết nối Cẩm Khê với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh thành khác một cách thuận lợi. Ngoài ra các tuyến Đường tỉnh, huyện lộ trong huyện đã được thảm nhựa kết nối dễ dàng với các địa phương trong vùng. Đường liên thôn, liên xã đang ngày càng được bê tông hóa.
Đường sắt: Gần ga đường sắt Phú Thọ (TX Phú Thọ) và ga đường sắt Chí Chủ (huyện Thanh Ba). Đường thủy: quãng đường vận chuyển ra sông Hồng ngắn, có lợi thế về vận chuyển đường thủy. Đường hàng không: cách sân bay quốc tế Nội Bài 80 km.

7.Cảm nghĩ về huyện Cẩm Khê

Là vùng đất có truyền thống lịch sử, văn hóa, đến với huyện Cẩm Khê, du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên tươi đẹp, cuộc sống yê bình của người dân. Nơi đây có những lễ hội,món ăn ngon cùng cảnh đẹp trữ tình hứa hẹn sẽ là điểm tuyệt vời cho du khách khám phá.

Tags: phuong tien giao thong, diem du lịch phu tho, khach san phu tho,dac san phu tho

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

09 3844 3855