skip to Main Content

Tổng quan về huyện Sơn Động

1. Vị trí địa lý huyện Sơn Động

Sơn Động là một huyện của tỉnh Bắc Giang. Huyện nằm ở phía đông tỉnh Bắc Giang, phía đông giáp huyện Đình Lập của tỉnh Lạng Sơn và huyện Ba Chẽ của tỉnh Quảng Ninh, phía nam giáp huyện Hoành Bồ, thành phố Uông Bí và thị xã Đông Triều của tỉnh Quảng Ninh, phía tây giáp hai huyện Lục Ngạn và Lục Nam.

2. Lịch sử hình thành huyện Sơn Động

Ngày 13 tháng 2 năm 1909, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập huyện Sơn Động gồm ba tổng cắt ra từ huyện Lục Ngạn, gồm: tổng Biển Động (được nhập thêm xã Phúc Thắng thuộc tổng An Châu, tỉnh Quảng Yên); tổng Niêm Sơn (được sáp nhập thêm toàn bộ đất đai đồn điền Schneider nằm ven bờ sông Lục Nam thuộc tổng Trù Hựu) và tổng Hả Hộ, huyện lỵ đặt tại Biển Động.
Ngày 11 tháng 5 năm 1917, Quyền Thống sứ Bắc Kỳ ra Nghị định bãi bỏ huyện Yên Bác (Quảng Yên). Đất đai huyện Yên Bác sáp nhập vào huyện Sơn Động.

Đồng bào dân tộc huyện Đồng Cao
Đồng bào dân tộc huyện Đồng Cao

Ngày 25 tháng 9 năm 1919, huyện Sơn Động đổi thành châu Sơn Động. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, để thuận tiện cho việc chỉ đạo, tháng 7 năm 1947, Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu I quyết định cắt các xã phía đông huyện Sơn Động cùng 10 xã tả ngạn sông Lục Nam thuộc huyện Lục Ngạn sáp nhập với huyện Hải Chi (Hải Ninh) thành lập châu Lục Sơn Hải trực thuộc tỉnh Quảng Hồng. Tháng 12 năm 1948, liên tỉnh Quảng Hồng chia thành tỉnh Quảng Yên và đặc khu Hòn Gai. Đầu năm 1949, châu Lục Sơn Hải giải thể, huyện Sơn Động và 10 xã huyện Lục Ngạn đưa về tỉnh Quảng Yên.
Ngày 17 tháng 2 năm 1955, khu Hồng Quảng thành lập, huyện Sơn Động và 10 xã huyện Lục Ngạn trở lại tỉnh Bắc Giang.
Đến nay, huyện Sơn Động có 21 xã và 2 thị trấn.

3. Danh lam thắng cảnh huyện Sơn Động

Du lịch Bắc Giang về huyện Sơn Động vùng rẻo cao nhiều phong cảnh đẹp hấp dẫn du khách. Với lợi thế hệ sinh thái rừng phong phú, nhiều điểm di tích lịch sử, nét văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc… Sơn Động nổi tiếng với những ngôi nhà gỗ nâu óng, các món ăn truyền thống của người dân tộc như xôi ngũ sắc, bánh giò, bánh chưng.
Huyện còn có hệ sinh thái rừng phong phú, đa dạng với điểm nhấn là Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử rộng hơn 17 nghìn ha với những cánh rừng nguyên sinh trùng điệp. Trong vùng lõi Khu bảo tồn có nhiều cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, vẻ đẹp độc đáo, không gian xanh trong lành hấp dẫn du khách như Đồng Thông, Khe Rỗ, Khe Đin, Khe nước Vàng… Đặc biệt, cao nguyên Đồng Cao với cảnh sắc khiến bao người mê đắm. Ngoài ra còn có thác Ba Tầm, đèo Chính…

Cao nguyên Đồng Cao ở huyện Sơn Động
Cao nguyên Đồng Cao ở huyện Sơn Động

Trên địa bàn huyện Sơn Động có nhiều đồng bào dân tộc cùng chung sống. Mỗi dân tộc mang nét văn hóa riêng. Dân tộc Tày có nghệ thuật hát Then – đàn tính; đồng bào Dao có tục cấp sắc; dân tộc Nùng có hát Soong hao; dân tộc Cao Lan hát Sình ca…

Tục cấp sắc của người Dao Sơn Động
Tục cấp sắc của người Dao Sơn Động

Ở trung tâm thị trấn An Châu huyện Sơn Động du khách có thể tham gia chợ phiên. Chợ họp vào các ngày mùng 1 và ngày mùng 6 âm lịch, tuy nhiên từ chiều hôm trước nhân dân ở các vùng sâu, vùng xa của huyện đã hội tụ về An Châu nghỉ trọ để sáng hôm sau họp chợ, vì vậy đã tạo thành chợ áp phiên. Vào ngày họp chợ, người mua, người bán tấp nập, những bộ trang phục của dân tộc thiểu số đủ màu sắc rực rỡ, những nét hoa văn độc đáo đã tạo không khí độc đáo của phiên chợ vùng cao.

4. Đặc sản huyện Sơn Động

Không những nổi tiếng với cảnh đẹp sơn thủy hữu tình, Sơn Động còn nổi tiếng với những món ngon hấp dẫn của các đồng bào dân tộc. Đến đây du khách sẽ có cơ hội thưởng thức những sản vật núi rừng như: mật ong rừng, măng rừng, gà đồi, lợn bản, cá suối, ếch chạc, cóc suối, đậu phụ, rau sạch, khau nhục, xôi trứng kiến, miến dong Sơn Động, mật ong Sơn Động…
Khau nhục là món ăn truyền thống được làm từ thịt ba chỉ, không thể thiếu trong các dịp lễ, tết, mừng nhà mới, sinh nhật, đám cưới… Không chỉ của người dân tộc Hoa mà hiện nay món ăn này rất phổ biến với các dân tộc anh, em huyện vùng cao Sơn Động.
Miến dong là một sản phẩm truyền thống đặc trưng của bà con dân tộc huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Miến được sản xuất hoàn toàn từ củ dong riềng – Cây dong riềng được trồng trên những thửa nương, rẫy và ruộng bậc thang vùng đất Sơn Động từ tháng 3 đến tháng 11 hàng năm.

5. Phương tiện giao thông huyện Sơn Động

Huyện Sơn Động nằm trên quốc lộ 31, cách thành phố Bắc Giang 75 km về hướng đông. Quốc lộ 31 theo hướng đông bắc đi huyện Đình Lập (Lạng Sơn), quốc lộ 279 đường đi Quảng Ninh. Thị trấn An Châu được coi là đầu mối giao thông, là ngã 3 giữa 3 tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn và Quảng Ninh.

Taxi ở huyện Sơn Động
Taxi ở huyện Sơn Động

Du khách đi du lịch Bắc Giang về Sơn Động có thể sử dụng phương tiện xe khách, xe ô tô đường dài hay xe máy đều thuận tiện. Từ Hà Nội, các bạn sẽ đến bến xe , mua vé đi Bắc Giang. Trong nội tỉnh có Taxi, xe buýt, xe ôm.

6. Đơn vị hành chính Sơn Động

Huyện Sơn Động là một trong những huyện có nhiều tiềm năng để phát triển. Nơi đây đầy đủ cơ sở hạ tầng, phương tiện vật chất kỹ thuật đồng bộ. Tại các huyện, nhiều dịch vụ mới, đa dạng hơn,đáp ứng như cầu của người dân và du khách. Nhất là dịch vụ ngân hàng, trường học, bệnh viện, điện nước được đảm bảo tối đa. Với chất lượng phục vụ ngày càng tốt, huyện Lục Nam là điểm đến không thể thiếu đối với du khách gần xa.

7. Cảm nghĩ về huyện Sơn Động

Sơn Động là huyện miền núi có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, núi non trữ tình,bản sắc dân tộc phong phú cùng những món ngon đặc sản thể hiện văn hóa vùng miền tạo nên một Lục Ngạn vừa hiện đại vừa truyền thống góp phần làm giàu và đẹp quê hương xứ Vải. Trong tương lai, Sơn Động, Bắc Giang sẽ là điểm đến không thể thiếu trong chuỗi các điểm du lịch miền Bắc.
Tags: phuong tien giao thong, khach san bac giang, diem du lich bac giang, dac san bac giang

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

09 3844 3855