Tổng quan về huyện Tam Nông
1.Vị trí địa lý huyện Tam Nông
Tam Nông là một huyện thuộc tỉnh Phú Thọ. Phía đông giáp huyện Lâm Thao, phía đông nam giáp thành phố Hà Nội. Phía tây giáp các huyện Cẩm Khê (tây bắc), phía Tây giáp huyện Yên Lập, phía Tây Nam giáp huyện Thanh Sơn. Phía nam giáp huyện Thanh Thủy. Phía bắc giáp huyện Thanh Ba (tây bắc) và thị xã Phú Thọ. Huyện Tam Nông cách thành phố Hà Nội 70 km.
2.Lịch Sử hình thành huyện Tam Nông
Ngay từ khi mới lập các tỉnh ở Bắc Kỳ (năm 1831), huyện Tam Nông đã tách khỏi tỉnh Sơn Tây để nhập vào tỉnh Hưng Hóa, làm nơi đặt tỉnh lị tỉnh Hưng Hóa. Thị xã Hưng Hóa (thành lập ngày 1 tháng 5 năm 1895, vốn là thành Hưng Hóa), đóng tại xã Trúc Khê, huyện Tam Nông (nay là thị trấn Hưng Hóa, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ).
Thời kỳ 1903-1968 là huyện thuộc tỉnh Phú Thọ, thời kỳ 1968-1996 thuộc tỉnh Vĩnh Phú. Từ 6-11-1996 Tam Nông (khi đó vẫn nằm trong huyện Tam Thanh) lại thuộc tỉnh Phú Thọ.
Sau năm 1975, huyện Tam Nông có 19 xã: Hiền Quan, Hồng Đà, Cổ Tiết,Dậu Dương, Dị Nậu,Hùng Đô, Hương Nộn, Phương Thịnh, Quang Húc,Hưng Hóa, Hương Nha, Tam Cường, Tề Lễ, Thanh Uyên, Thượng Nông, Vực Trường, Tứ Mỹ, Văn Lương, Xuân Quang.
Năm 1977 huyện Tam Nông sáp nhập với huyện Thanh Thủy thành huyện Tam Thanh. Năm 1999, lại tách ra thành hai huyện như cũ.
Ngày 30-3-1985, thành lập một xã lấy tên là xã Thọ Văn. Ngày 28-5-1997, chuyển xã Hưng Hóa thành thị trấn Hưng Hóa – thị trấn huyện lị huyện Tam Nông.
3.Danh lam thắng cảnh huyện Tam Nông
Tam Nông là huyện miền núi, có địa hình bán sơn địa. Huyện có nhiều phong cảnh “sơn thủy hữu tình”. Tương truyền các Vua Hùng, quần thần và tướng lĩnh của triều đình ngao du qua đây săn bắn và nghỉ lại. Du lịch Phú Thọ về huyện Tam Nông, du khách sẽ được tham quan nhiều di tích lịch sử, lễ hội hổi tiếng.
Để ghi lại các dấu ấn đó Vua Hùng đã truyền cho các Bộ Tướng xây dựng đình, chùa đền, miếu ở khắp các làng trong huyện. Như Đình Cổ Tích (nay gọi là Cổ Tiết) thờ Tản Viên Sơn Thánh, Công chúa Ngọc Hoa (vợ Tản Viên) cùng các sĩ vương và ngũ đẳng thần. Đình làng Phú, làng Phụ, làng Tự và làng Nam Cường đều thờ Xuân Nương (nữ tướng kiệt xuất của Hai Bà Trưng). Đình làng Xuân Quang thờ Cao Sơn và Quý Minh là 2 tướng giỏi của Tản Viên… Về chùa có chùa Linh Thông Tự và Danh Lam Tự (Văn Lang) chùa Hàng Gò (Hương Nộn) chùa Tân Hưng (Hưng Hóa)….
Gắn với các di tích lịch sử văn hóa mang tính vật thể trên đây là các lễ hội văn hóa dân gian. Các lễ hội đều diễn ra vào tháng giêng, hai âm lịch hàng năm. Như lễ hội cướp Kén làng Núc (Dị Nậu). Lễ hội thi rước Kiệu làng Văn Lang.
Trong đó hội phết Hiền Quan là một lễ hội nổi tiếng của Phú Thọ được tổ chức ở xã Hiền Quan, huyện Tam Nông. Lễ hội diễn ra từ ngày 12 đến 13 tháng Giêng âm lịch hàng năm, trong đó ngày chính hội là ngày 13. Lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ và tưởng nhớ hai vị thành hoàng là Thiều Hoa công chúa, một nữ tướng dưới thời Hai Bà Trưng có công đánh giặc và Mộc Trang đại vương thời nhà Đinh có công dẹp loạn 12 sứ quân.
4.Đặc sản huyện Tam Nông
Mảnh đất thiêng Phú Thọ nói chung và huyện Tam Nông nói riêng – nguồn cội của dân tộc là nơi sản sinh ra nhiều đặc sản hấp dẫn, ai lỡ nếm một lần rồi cứ bâng khuâng nhớ mãi. Đến đây, du khách sẽ được thưởng thức những món ngon thể hiện văn hóa vùng, miền. Tiêu biểu như : thịt chua, bánh tai Phú Thọ, cọ Phù Ninh, trám Phú Thọ, cỏ ỏm, rêu nướng, rau sắng….
Đặc biệt, vùng đất Tam Nông nổi tiếng với đu đủ.Khi chín khi bổ ra, ruột có màu đỏ hồng tươi ngon mắt. Bỏ hạt, cắt thành từng miếng nhỏ, bày lên đĩa mà ăn. Ăn đến đâu thì cứ gọi là ngon, mà ngọt ngào, mà mát lòng mát dạ tới đó. Miếng đu đủ mềm và thơm – cái thơm rất thanh, rất nhẹ xao xuyến lòng người.
Những món đặc sản Phú Thọ tại Tam Nông rất được lòng du khách, trở thành món quà biếu cho người thân, làm quà cho du khách ở xa về.
5.Đơn vị hành chính huyện Tam Nông
Phù Ninh có thị trấn Hưng Hóa (huyện lị) và cùng 19 xã. Huyện có cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật tốt. Nhiều trường học, bệnh viện, cơ sở y tế lớn, đáp ứng nhu cầu cơ bản của người dân.
Đặc biệt,các ngân hàng, bệnh viện, trường học cùng nhiều dịch vụ từ cao cấp đến cơ bản được đưa vào phục vụ người dân…Tuy nhiên, một số dịch vụ ở huyện còn nhiều bất cập và dịch vụ còn kém so với các thành phố lớn.
6.Phương tiện giao thông huyện Tam Nông
Huyện Tam Nông có đường giao thông thuận lợi, tạo điều cho kinh tế phát triển. Đến Tam Nông, du khách có thể đi bằng xe ô tô, xe khách, xe buýt , taxi tùy vào điều kiện và mục đích… Huyên có mạng lưới giao thông tương đối đồng bộ, đem lại cho huyện những tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch.
Với lợi thế tiếp giáp thủ đô Hà Nội qua cầu Trung Hà huyện Tam Nông là đầu mối giao thông vận tải quan trọng của tỉnh Phú Thọ, các tuyến đường huyết mạch chạy qua huyện là QL32, QL 32A, QL 32C. Tam Nông được xác định là vùng kinh tế trọng điểm về công nghiệp của tỉnh, trên địa bàn huyện hiện đang hình thành 2 khu công nghiệp tập trung là KCN Trung Hà và KCN Tam Nông và cụm công nghiệp Cổ Tiết. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, du lịch.
7.Cảm nghĩ về huyện Tam Nông
Tam Nông được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh đẹp tuyệt vời. Vùng đấy này có nhiều truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời, đến đây du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên tươi đẹp, cuộc sống yên bình của người dân. Tam Nông có những lễ hội dặc sắc, tiêu biểu cho văn hóa dân tộc Việt, món ăn ngon cùng cảnh đẹp trữ tình hứa hẹn sẽ là điểm tuyệt vời cho du khách khám phá.Đến đây, chắc hẳn, du khách sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời khó quên.
Tags: phuong tien giao thong, diem du lịch phu tho, khach san phu tho,dac san phu tho