Về bản Hồng Ngài, nghe kể “vợ chồng A Phủ”
Vợ chồng A Phủ là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Tô Hoài, thể hiện rõ văn hóa, bản sắc người Mông .Du lịch Sơn La, chúng ta cùng khám phá bản làng người Mông Hồng Ngài để thăm lại khoảnh khắc sống động trong vợ chồng A Phủ.
- >>Khám phá Hang Dơi Mộc Châu
- >>Du lich Sơn La mùa nào là đẹp nhất?
- >>Về Sơn La khám phá lòng hồ sông Đà và cây cầu Pá Uôn
Nằm hun hút trong núi rừng Tây Bắc, lặng lẽ cho mình một khoảng trời riêng, Hồng Ngài như cô gái miền sơn cước mang vẻ đẹp chân chất, dịu hiền của người vùng cao. Đường lên Hồng Ngài một ngày chớm thu, nắng vàng ươm trải dài khắp triền đồi, xanh thẳm màu nương ruộng bậc thang nối nhau trùng điệp, ta nghe đâu đó văng vẳng trong gió lời của Mị “A Phủ, cho tôi đi. Ở đây thì chết mất” trong câu chuyện của Tô Hoài.Bằng trên con đường mòn vào thăm bản làng, tôi cứ nghĩ, phải chăng, đây là con đường Mụ và A Phủ cùng nhua chạy trốn.
Hồng Ngài là một bản làng nhỏ nằm sâu trong núi thuộc thị trấn Bắc Yên, huyện Bắc Yên, Sơn La.Đây là nơi sinh sống của đông bào người Mông với những nét đặc sắc về cuộc sống hoang sơ, hòa hợp cùng thiên nhiên núi rừng Tây Bắc vẫn còn lưu giữ. Hồng Ngài hiện có 71 ngôi nhà trình tường đẹp chẳng kém nơi nào khác.
Đường đi về Hồng Ngài
Khách du lịch Tây Bắc muốn lên thăm Hồng Ngài có thể di chuyển theo 3 con đường khác nhau. Một là di chuyển theo hướng bắt đầu từ Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái qua con đường đã liên thông giữa hai tỉnh Sơn La và Yên Bái.Hai là từ thành phố Sơn La đi về phía Bắc Yên khoảng 80 km, sau đó vượt qua đèo Chẹn dài 20 chừng km dọc sông Đà thẳng tiến đến thị trấn Bắc Yên. Ba là từ phía Mường Cơi, Phù Yên để vào. Nhưng dù chọn cách nào thì du khách cũng sẽ phải băng qua trùng điệp núi rừng , cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ mới có thể đến được bản Hồng Ngài xa xăm của Tổ quốc.Suốt dọc con đường dài từ Tà Xùa về Hồng Ngài, Bắc Yên, Sơn La nay đã làm đường ven xã, những thửa ruộng bậc thang cùng vô vàn ruộng ngô bạt ngàn xanh gợi về hình ảnh trong tác phẩm của nhà văn Tô Hoài. Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” do nhà văn Tô Hoài viết năm 1952 được xây dựng từ những nguyên mẫu có thật trong đời sống xã hội thời bấy giờ ở Tường Sơn, Châu Phù Yên (cũ) thuộc huyện vùng cao Bắc Yên, tỉnh Sơn La ngày nay.
Cũng giống như bao bản làng khác trên trải đất cong hình chữ S từ Bắc đến Nam này, Hồng Ngài cũng mang trong mình một câu chuyện riêng. Chuyện kể rằng người Hà Nhì,người Mông, người Dao chăm chỉ với nương ruộng, quanh năm bình yên một cuộc sống bình dị. Thế rồi, bỗng nhiên cái rét ùa về, khiến cho những căn nhà tranh vách nứa không chịu được lạnh bị bẻ bung, lương thực ăn dần rồi cũng hết, rét mướt cây cối không thể sống được, rồi cái đói, cái rét cứ thế lũ lượt kéo đến, không ít người già trẻ nhỏ trong bản bị chết.Không chỉ có vậy, giặc phỉ lúc đó còn đến cướp và tàn phá bản làng, tiếng kêu người đồng bào như thấu tận trời xanh.
Giàng (Trời) thương tình, bèn sai thần Hồng Ngài xuống bày cho dân làng cách xây nhà trình tường bằng đất đỏ vững chãi để chống rét và giặc dữ, thế nên để tưởng nhớ về vị thần năm xưa, dân làng đã quyết định lấy tên Hồng Ngài cho tên bản của mình.
Đến Hồng Ngài, khách du lịch sẽ được dạo quanh con đường bản nhỏ, để rồi từng mái nhà tường trình hiện ra rõ rệt, vững chãi và kiên cường. Không ít căn đã được xây mới nhưng vẫn mang dáng dấp truyền thống, có nhà bên vách đã phủ rêu phong càng tô đậm lên vẻ đẹp thời gian cùng gió mưa, sương lạnh vùng cao. Hồng Ngài giản dị giữa thung lũng xanh hiện con đường vào xã còn vài km đường đất. Đến mùa mưa cũng làm nản lòng nhiều tay lái lạ. Hồng Ngài hôm nay đã khác rất nhiều so với trước kia. Phiên chợ họp ríu rít đông đảo bà con dân tộc. Mùa táo mèo, đâu đâu cũng thơm phức hương táo quyến rũ. Vào Hồng Ngài, bạn nên nhờ dân bản chỉ đường lên thăm hang A Phủ, được xem là nơi vợ chồng A Phủ từng trốn khỏi ách của cha con thống lý Pá Tra.
Tôi lại nhớ đên khuôn mặt Mị lúc nào cũng buồn rười rượi, vì cái nợ cảu gia đình mà lấy chồng gạt nợ, sống làm trâu làm ngựa trong nhà thống lý Pa Tra.Mị cùng từng có một người để yêu, để thương nhưng tục cướp vợ đã cướp đi tình yêu và tuổi trẻ của Mị.
Đến bản Hồng Ngài vào những ngày thu tháng 8, tháng 9, chúng tôi cảm nhận mùi táo mèo thơ nức, hương bay thoang thoảng khắp núi đồi, vướng vít lên cành hoa trước ngõ hay trong mái tóc phất phơ em nhỏ đang tung tăng vui đùa. Khách du lịch Hồng Ngài có thể mang theo lều để dựng trên triền núi, thả lòng vào mùi hương đặc trưng của núi rừng Tây Bắc khi thu về và cùng “uống sương, săn mây”. Thật tuyệt nhỉ?
Không chỉ có cảnh đẹp, không chỉ có câu chuyện xưa mà ở Hồng Ngài, còn có cái tình mến khách của người dân bản được thể hiện qua bữa cơm đậm đà bản sắc với cơm lam, với bánh ngô, với món heo rừng được chăm chút từ bàn tay tinh tế và tấm lòng chân tình sao mà ấm quá đỗi.
Thu đến rồi đó, Tây Bắc ơi!
Đi đi thôi, Hồng Ngài đang đợi
Bản làng xa, hun hút phương trời
Nhưng xá chi vì tình đã thắm
Vượt thác đèo, dốc núi cheo leo
Thăm bản nhỏ, thu trời trong veo.
Có một Hồng Ngài xa xôi nơi Tây Bắc,
Nhưng cũng có một Hồng Ngài thật gần trong trái tim ai
Thu đến rồi, nhanh nhanh đi thôi!
Hồng Ngài còn những lễ hội đặc sắc của người Mông, bạn có nhớ đoạn”Mị trẻ, Mị vẫn còn trẻ, Mị muốn đi chơi” để thấy cái tế người Mông vui như thế nào.Ngoài ka, từng đoàn người quấn áo sặc sỡ đi chơi.“Tết năm ấy, tết vui chơi, trai gái đánh pao, đánh quay rồi đêm đêm rủ nhau đi chơi. Những nhà có con gái, bố mẹ không thể ngủ được vì tiếng chó sủa. Suốt đêm, con trai đến nhà người mình yêu, đứng thổi sáo xung quanh vách.Trai đứng nhắn cả chân vách đầu buồng Mỵ”
Rồi năm Mị ở nhà thống lý Pá Tra “Hồng Ngài năm ấy ăn tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, rét càng dữ.
Nhưng trong các làng Mông Ðỏ, những chiếc váy hoa đã được phơi ra mỏm đá, xoè như con bướm sặc sỡ. Hoa thuốc phiện nở trắng lại nở màu đỏ hau, đỏ thậm, rồi nở mầu tìm man mát. Ðám trẻ đợi tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà.
Ngoài đầu núi, đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mỵ nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bồi hồi.
“Mày có con trai con gái
Mày đi nương
Ta không có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu”
Tiếng chó sủa xa xa. Những đêm tình mùa xuân đã tới.Ở mỗi đầu làng đều có một mỏm đất phẳng làm sân chơi chung ngày tết. Trai gái, trẻ con ra sân ấy tụ tập đánh pao, dánh quay, thổi sáo, thổi kèn và nhảy.Cả nhà thống lý ăn xong bữa cơm tết cúng ma. Xung quanh chiêng đánh ầm ỹ, người ốp đồng vẫn nhảy lên xuống, rung bần bật. Vừa hết bữa cơm tiếp ngay cuộc rượu bên bếp lửa.”
Những chi tiết trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ đã lột tả hết được cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp ngày xuân.
Có thể nói, tết người Mông nô núc , nhộn nhịp, là dịp để cả bản làng vui chơi sau những ngày dài lao động mệt nhọc.Bữa cơm truyền thống với nhiều món ngon níu kéo du khách trở về.Hồng ngài đẹp như thế, cả trong thời kỳ phong kiến.Và ngày nay, Hồng Ngài lại càng đẹp hơn.
Tags:phuong tien giao thong, diem du lịch son la,dac san son la,khach san sơn la