skip to Main Content

Về Huế nghe nhã nhạc cung đình- dư âm còn lại thời vàng son

Huế luôn mang trong mình nét dịu dàng của người con gái,cái chậm rãi của dòng sông Hương,cái ân tình,nồng hậu của con người,và đặc biệt cái độc đáo của nền văn hóa.
Khi du lịch Huế đến với vùng đất cố đô ngoài việc chiêm ngưỡng những thành quách vàng son rực rỡ,những lăng tẩm uy nghi của các vị vua triều nguyễn,thưởng thức những món ăn độc đáo chỉ có ở Huế thì chúng ta cũng k thể bỏ qua một loại hình nghệ thuật gắn liền với thời kỳ phong kiến của dân tộc,một nét độc đáo trong âm nhạc việt nam đã được Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2003-nhã nhạc cung đình Huế, và để thưởng thức loại hình âm nhạc này chúng ta có thể đến nhà hát duyệt thị đường trong đại nội hoặc Minh Khiêm Đường tại lăng vua Tự Đức.Hãy theo chân vé máy bay giá rẻ đi Huế, cùng xe đưa đón sân bay Phú Bài khám phá loại hình nghệ thuật độc đáo đất cố đô.

Múa sen trong nhã nhạc cung đình Huế

Nhã nhạc mang ba yếu tố nhạc, múa và hát,trong đó nhạc và múa chiếm tỉ lệ cao hơn. Đặc trưng của Âm nhạc cung đình Huế là sự hội nhập, tiếp biến văn hoá Hoa, Chăm và những ảnh hưởng của Phật giáo, nho giáo. Nhã nhạc Huế mặc dù xuất phát tại cung đình nhưng nguồn gốc lại gắn bó với dân gian từ dân gian vào cung đình rồi từ cung đình ra ngoài dân gian.
Nhã nhạc nhằm tạo ra sự sang trọng trong các buổi tế lễ cung đình như: Lễ tế Giao, tế Miếu, lễ Đại triều, lễ Đại yến, lễ Thượng thọ.Nhã nhạc được triều đình quy định một cách chặt chẽ mang tính nghi lễ là chủ yếu.ngoài ra Nhã nhạc còn có nghĩa một tổ chức âm nhạc cung đình được các triều đại quân chủ Việt Nam hết sức coi trọng, phát triển.Nó trở thành biểu tượng cho vương quyền về sự trường tồn, hưng thịnh của triều đại ,phản ánh tư tưởng, quan niệm triết lý phương đông của chế độ quân chủ đương thời.

Một đội nghệ nhân nhã nhạc xưa

Nếu hát chèo,tuồng,hát xoan….là loại hình âm nhạc dân gian thì nhã nhạc là loại hình mang tính chất bác học,có đầy đủ hệ thống lý luận,ca từ, ,ký hiệu để ghi chép một cách cụ thể nghiêm ngặt. và thường được sử dụng trong các buổi lễ quan trọng của triều đình và trong cung.
Âm nhạc cung đình Huế là sự kế thừa và phát triển lên một đỉnh cao mới những thành tựu của dòng nhạc cung đình Thăng Long đã được xây dựng từ nhiều thế kỉ trước.Nền tảng ban đầu của Nhã nhạc – Âm nhạc cung đình Việt Nam đã bắt đầu manh nha từ thế kỉ 13, nhưng chỉ đạt đến độ điêu luyện tại cung đình Huế dưới triều Nguyễn (1802 – 1945).Nhất là vào thời các triều Minh Mạng ,Thiệu Trị và Tự Đức.Vua Minh Mạng cho xây dựng nhà hát Diệp Thị đường,vua Tự Đức cho xây Minh Khiêm đường. Khoảng năm 1947-1948, bà Từ Cung (vợ vua Bảo Đại, mẹ vua Khải Định) đã tập hợp một số nghệ nhân cung đình từ thời vua Bảo Đại, nhờ đó một số thể loại ca múa nhạc cung đình được duy trì.

Múa chén trong nhã nhạc

Tuy nhiên, sự ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ của văn hoá phương Tây, đặc biệt là văn hoá Pháp đã làm cho nhã nhạc có nhiều biến đổi. Đến khi chế độ quân chủ Việt Nam chấm dứt vào năm 1945, âm nhạc cung đình Huế mất vị trí chức năng xã hội cũng như môi trường diễn xướng nguyên thuỷ và đi vào suy thoái có nguy cơ thất truyền.
Các thể loại âm nhạc cung đình Huế bao gồm: nhạc lễ nghi thờ cúng , nhạc lễ nghi triều chính, múa cung đình, ca nhạc thính phòng và kịch hát (tuồng cung đình)
Sử dụng trong các loại nhạc này là do các quan trong bộ Lễ biên soạn, có nội dung phù hợp với từng cuộc lễ của triều đình

Các dàn nhạc và nhạc cụ của Nhã nhạc đa dạng và quy mô lớn. Các nhạc khí sử dụng có âm sắc đa dạng, phong phú với đầy đủ tiếng kim, tiếng thổ, tiếng tơ, tiếng trúc, tiếng da,… tạo nên những âm thanh trầm bổng, trong đục khác nhau. Vì vậy khi hòa tấu, mỗi nhạc cụ của dàn nhạc đều nghe được rõ ràng mà không nhạc cụ nào lấn át nhạc cụ nào.Các nhạc công biểu diễn các bài nhạc là những nghệ nhân tài giỏi được chọn trong dân gian,có sự am hiểu sâu sắc về nhã nhạc.
Kết hợp với nhạc là múa. Múa cung đình có quan hệ mật thiết với nghệ thuật tuồng (hát bội).Múa cung đình được bắt nguồn từ các điệu múa truyền thống của dân gian được chọn lọc và nâng cao theo những quy phạm nghệ thật chặt chẽ, nghiên trang.Múa cung đình mang tính chất khỏe khoắn, ca ngợi cảnh thái bình thịnh trị.các điệu múa thường rất phong phú như long ly quy phượng, múa đèn, múa chén, múa quạt,bát tiên quá hải,bát tiên đăng vân, nhị tướng xuất quân nhưng đặc sắc nhất vẫn là múa lục cúng hoa đăng và múa lân mẫu xuất lân nhi.đây là những điệu múa rất độc đáo thể hiện rõ bản sắc dân tộc việt nam.ngoài ra còn kể đến các điệu múa khác như múa tứ linh,long hổ,phục vũ,kiên vũ,múa kiếm Trưng Vương xuất trận vừa có văn vừa có võ,vừa dịu dàng lại vừa oai nghiêm Múa cung đình Huế xưa có nhiều điệu sử dụng vào những dịp khác nhau. Mười một điệu múa cung đình còn tồn tại đến ngày nay là:bát dật,lục cúng hoa đăng,tam tinh chúc thọ,bát tiên hiến thọ,trình tường tập khách,tứ linh,nữ tướng xuất quân,vũ phiến, tam quốc tây du,lục triệt hoa mã đăng,đấu chiến thắng phật.

Nhã nhạc thường được biểu diễn trong cung đình

Những ai yêu thích loại hình ca múa dân tộc thì với âm nhạc Cung đình Huế là một sự thưởng thức tuyệt vờ bởi ca từ và nghệ thuật.Âm nhạc cung đình Huế tổng hợp trong đó sự phong phú, đa dạng về nhiều mặt: về loại hình nghệ thuật, thể loại, chủng loại nhạc khí và âm sắc, bài bản, cơ cấu tổ chức dàn nhạc và các hình thức hoà tấu, môi trường trình diễn, nhạc điệu… Nhờ vậy đến với âm nhạc cung đình Huế người thưởng thức sẽ có nhiều “món” để thay đổi “khẩu vị” không những cho thính giác mà cả thị giác .Với những giá trị nổi bật đó nhã nhạc cung đình Huế đã chính thức được UNESSCO công nhận là kiệt tác di sản phi vật thể truyền khẩu của nhân loại vào lúc 15h ngày 7 tháng 11 năm 2003. Với sự công nhận Nhã nhạc cung đình Huế là di sản phi vật thể, một lần nữa Huế lại được tôn vinh, giới thiệu cho thế giới một nghệ thuật đặc sắc mà chỉ một số ít quốc gia có được và giữ gìn đến ngày nay.

This Post Has 0 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back To Top

09 3844 3855